Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lúc đầu để một ống Tô-ri-xen-li thẳng đứng và sau đó để nghiêng (H.9.1). Ta thấy chiều dài của cột thủy ngân thay đổi còn chiều cao không thay đổi. Hãy giải thích.
Áp suất do cột thủy ngân trong ống gây ra phụ thuộc chiều cao của cột thủy ngân. Vì áp suất này luôn bằng áp suất khí quyển nên chiều cao cột thủy ngân trong ống không đổi.
Giống như cái bình thông nhau, ở đây để dễ hình dung , ta xét cái ấm nước đựng trà . Cái ấm trà có cái vòi nước , nếu ta đặt nghiêng nó ở các vị trí khác nhau thì ta thấy mực nước của nó so với mực nước trong ấm là không đổi ( tức độ cao không đổi ) . Mực nước 2 bên bằng nhau như do nghiêng ở các vị trí khác nhau nên nước chảy ra vòi nhiều ít khác nhau . Nghiêng nhiều thì nước trong vòi nhiều, nghiêng ít thì nước trong vòi ít ( tức thay đổi chiều dài nước trong vòi ).
Độ cao mực nước trong vòi và trong ấm là không đổi vì áp suất tác động lên 2 mặt chất lỏng trong ấm và vòi là ngang nhau. Áp suất ở đây là cùng áp suất khí quyển.
Nâng trí tưởng tượng lên cao hơn 1 tầng mây, bây giờ áp suất ở 2 mặt chất lỏng là khác nhau 1 bên là áp suất thủy ngân, 1 bên là áp suất khí quyển, 2 áp suất này luôn cân bằng nhau theo công thức
p = hHg × dHg = 0,76 × 136000 = 103 360 (N/m²)
nên ta có nghiêng ống Tô-ri-xe-li thì độ cao vẫn không đổi .
Trả lời để trả bài cho cô giáo :
do áp suất 2 bên trong ống và bên ngoài ống tại cùng 1 vị trí mặt chất lỏng thủy ngân luôn bằng nhau mà theo công thức , ta có :
p = hHg × dHg = 0,76 × 136000 = 103 360 (N/m²)
Trong đó :
- Áp suất khí quyển p = 103 360 không đổi
- dHg = 136000 ( N/m³ ) : không đổi
=> hHg = p / dHg = 76 ( cm ) : không đổi
9.4. Lúc đầu để một ống Tô-ri-xen-li thẳng đứng và sau đó để nghiêng (H.9.1). Ta thấy chiều dài của cột thủy ngân thay đổi còn chiều cao không thay đổi. Hãy giải thích.
Giải
Áp suất do cột thủy ngân trong ấm gây ra phụ thuộc chiều cao của cột thủy ngân. Vì áp suất này luôn bằng áp suất khí quyển nên chiều cao cột thủy ngân trong ấm không đổi.
Tham khảo tại đây <---------
Độ cao của cột nước trong ống là:
Ta có:
Như vậy ống Tô-ri-xen-li phải có độ cao ít nhất là 10,336 m.
Ta thấy hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng ngang trên mặt chất lỏng nên các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) là bằng nhau.
Câu 11. Trong thí nghiệm Tô re xe li, giả sử không dung thùy ngân mà dùng cột nước thì nước trong ống cao bao nhiêu? Ống Tô ri xe li phải dài ít nhất là bao nhiêu?.
Giải:
Trong thí nghiệm của Tô ri xe li, giải sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì chiều cao của cột nước tính như sau:
P= h.d => h=p/d =10,336m.
P là áp suất khí quyển tính ra N/m2
d là trọng lượng riêng của nước.
Như vậy ống Tô ri xe li ít nhất dài 10,336 m.
a) Áp suất của thuỷ ngân lên đáy của ống nghiệm: p = hd = 0,03.136000 = 4080 (N/ m 2 )
b) Cột nước phải có chiều cao là: h' = p : d' = 0,408 m = 40,8 (cm)
Khi để ống Tô-ri-xen-li thẳng đứng, áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân gây ra ở đáy ống (pA = pkq).
Khi bắt đầu nghiêng ống, chiều cao của cột thủy ngân giảm, nghĩa là áp suất tại điểm B trong ống nhỏ hơn áp suất tại điểm A ngoài ống.
Áp suất tại điểm A là áp suất trên mặt thoáng của thủy ngân, đó chính là áp suất khí quyển, lúc đó pA > pkq. Do chênh lệch về áp suất đó nên thủy ngân ở trong chậu chuyển vào ống To-ri-xen-li cho đến khi độ cao của thủy ngân bằng độ cao ban đầu, nghĩa là pB = pkq. Bởi vậy khi để nghiêng ống Tô-ri-xen-li, chiều dài của cột thủy ngân thay đổi còn chiều cao không đổi.