K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2021

Hai câu thực:

"Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

- Nghệ thuật đối, đảo ngữ, lặp cú pháp

=> Nhấn mạnh tính chất đặc điểm của con người và cảnh vật.

- Sử dụng các từ láy: Lom khom, lác đác tạo ấn tượng người trong cảnh, cảnh trong cảnh thêm nổi bật: Sự mờ xa, hun hút, thưa thớt  tăng sự mênh mông, lặng lẽ, hoang vắng của cảnh vật -> cảm giác buồn như thấm sâu vào lòng người xa xứ.

- Cảm xúc buồn, thiếu sức sống trước cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc chiều tà.

22 tháng 11 2021

Khung cảnh xung quanh Đèo Ngang

19 tháng 11 2021

Tham Khảo 
 Nhà thơ đã vẽ nên cảnh vài chú tiều đang nhặt củi dưới chân núi và mấy nhà chợ vắng vẻ bên sông nhưng bằng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, tác giả đã tạo nên hai câu thơ đầy sức gợi. Theo cách diễn đạt thông thường, hai câu thơ trên được viết là: Vài chú tiều lom khom dưới núi (hoặc: Vài chú tiều dưới núi lom khom), Mấy nhà chợ lác đác bên sông (hoặc: Mấy nhà chợ bên sông lác đác). Nhưng viết như vậy không tạo được ấn tượng bằng cách diễn đạt mà Bà Huyện Thanh Quan đã chọn. “Lom khom” là từ tượng hình gợi tư thế cúi người nhưng luôn luôn nhấp nhô chuyển động. Đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu. Nó gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động.

21 tháng 11 2021

Tham Khảo 
 Nhà thơ đã vẽ nên cảnh vài chú tiều đang nhặt củi dưới chân núi và mấy nhà chợ vắng vẻ bên sông nhưng bằng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, tác giả đã tạo nên hai câu thơ đầy sức gợi. Theo cách diễn đạt thông thường, hai câu thơ trên được viết là: Vài chú tiều lom khom dưới núi (hoặc: Vài chú tiều dưới núi lom khom), Mấy nhà chợ lác đác bên sông (hoặc: Mấy nhà chợ bên sông lác đác). Nhưng viết như vậy không tạo được ấn tượng bằng cách diễn đạt mà Bà Huyện Thanh Quan đã chọn. “Lom khom” là từ tượng hình gợi tư thế cúi người nhưng luôn luôn nhấp nhô chuyển động. Đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu. Nó gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động.

21 tháng 11 2021

Bn nhấn link này nhé

 https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-8/phan-tich-tac-dung-cua-tu-tuong-hinh-trong-cau-lom-khom-duoi-nui-tieu-vai-chu--faq279547.html

28 tháng 3 2021

                                       Lom khom dưới núi tiều vài chú                                                                             Lác đác bên sông chợ mấy nhà

ND biểu thị: 

Gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động bên chân núi thưa vắng

''Chợ mấy nhà'' nó chỉ sự vắng vẻ, thưa thớt, bé nhỏ, thậm chí tiêu điều hoang vắng mà ở đây là mấy nhà chợ. Mà như ta biết, chợ búa là nơi thể hiện đời sống kinh tế của khu dân cư, chợ vắng vẻ nghĩa là nơi ấy nghèo đói, lam lũ lắm.  “vài”, “mấy” nó nhắc đến sự vắng vẻ, tiêu điều của sự sống. Đã vậy, các từ chỉ lượng ấy bị tách riêng ra khỏi danh từ để các sự vật “tiều”, “chợ” đứng một mình chơ vơ giữa câu thơ càng tô đậm sự heo hút, vắng lặng của con người.

 

8 tháng 10 2016

Bài thơ Qua Đèo Ngang được ra đời khi nhà thơ có việc đi qua Đèo Ngang. Trước cảnh đẹp hoang vu của chốn thiên nhiên nhà thơ đã sáng tác ra bài thơ này. Hai câu thơ mang lại giá trị biểu cảm trong toàn bộ bài thơ.

Nhà thơ đã vẽ nên cảnh vài chú tiều đang nhặt củi dưới chân núi và mấy nhà chợ vắng vẻ bên sông nhưng bằng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, tác giả đã tạo nên hai câu thơ đầy sức gợi. Theo cách diễn đạt thông thường, hai câu thơ trên được viết là: Vài chú tiều lom khom dưới núi (hoặc: Vài chú tiều dưới núi lom khom), Mấy nhà chợ lác đác bên sông (hoặc: Mấy nhà chợ bên sông lác đác). Nhưng viết như vậy không tạo được ấn tượng bằng cách diễn đạt mà Bà Huyện Thanh Quan đã chọn. “Lom khom” là từ tượng hình gợi tư thế cúi người nhưng luôn luôn nhấp nhô chuyển động. Đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu. Nó gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động.

Từ “lác đác” cũng có sức gợi tinh tế như thế. Nó chỉ sự vắng vẻ, thưa thớt, bé nhỏ, thậm chí tiêu điều hoang vắng mà ở đây là mấy nhà chợ. Mà như ta biết, chợ búa là nơi thể hiện đời sống kinh tế của khu dân cư, chợ vắng vẻ nghĩa là nơi ấy nghèo đói, lam lũ lắm. Điều đặc biệt là hai từ tượng hình độc đáo ấy được đảo lên đầu câu thơ đã nhấn mạnh vào sự vất vả, lam lũ, đói nghèo của người dân vùng Đèo Ngang. Chẳng những thế, các từ chỉ lượng rất ít ỏi: “vài”, “mấy” nó nhắc đến sự vắng vẻ, tiêu điều của sự sống. Đã vậy, các từ chỉ lượng ấy bị tách riêng ra khỏi danh từ để các sự vật “tiều”, “chợ” đứng một mình chơ vơ giữa câu thơ càng tô đậm sự heo hút, vắng lặng của con người.

Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi tác giả đã vẽ lên cuộc sống nghèo nàn sơ xác nơi chốn thiên nhiên hoang vu này. Đó là cái tài hiếm có của nữ thi sĩ này. Qua hai câu thơ tác giả cũng bộc lộ sự thương cảm cho những con người đang phải chịu đựng cảnh sống khó khăn, gian khổm, nhất là với các em nhỏ.

 

8 tháng 10 2016

“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
Giữa không gian mênh mông, trống trải của Đèo Ngang không phải là không tồn tại sự sống, vẫn có người, có chợ nhưng lại quá thưa thớt. Từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng mà trái lại càng tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi! Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Là người phụ nữ đoan trang ở chốn phố phường đông đúc mà giờ lại chứng kiến cảnh tượng trái ngược với khung cảnh hàng ngày được thấy nên cái buồn của cảnh đã bộc lộ cái buồn kết đọng trong lòng bà. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Đến đây, em cảm nhận được một vẻ đẹp hoang sơ, heo hút buồn của Đèo Ngang qua con mắt của nhà thơ. Nữ sĩ đã thành công trong việc mượn cảnh tả tình, bày tỏ nỗi niềm hoài cổ, man mác buồn của mình. Cảnh buồn, người buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê

18 tháng 12 2018

Chọn D

7 tháng 11 2021

Lom khom dưới núi tiều vài chú, => Đảo ngữ

Lác đác bên sông rợ mấy nhà. => Đảo ngữ

Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc, => Chơi chữ

Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia. => Chơi chữ

30 tháng 11 2021

bạn có thể :viết đoạn văn 12 dòng phân tích 4 câu thơ trên! đc ko ạ

 

ĐỀ SỐ 1:Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.Lom khom dưới núi, tiều vài chú,Lác đác bên sông, chợ mấy nhà... ”(Ngữ Văn 7, tập một, trang 102, NXB Giáo dục Việt Nam)Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào?Câu 2. Tác giả của bài thơ đó là ai?Câu 3. Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?Câu 4. Các từ: lom khom, lác đác thuộc loại...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 1:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà... ”

(Ngữ Văn 7, tập một, trang 102, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào?

Câu 2. Tác giả của bài thơ đó là ai?

Câu 3. Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?

Câu 4. Các từ: lom khom, lác đác thuộc loại từ gì?

Câu 5. Nội dung của đoạn thơ trên?

Câu 6. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ tác giả sử dụng trong câu thơ: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.

Câu 7. Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn từ 4-6 câu trình bày suy nghĩ của mình về nội dung câu thơ “Một mảnh tình riêng ta với ta

ĐỀ SỐ 3:

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

1) Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

2) Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ.

3) Hai câu thơ cuối bài thơ đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả ?

4) Qua bài thơ, em cảm nhận được gì về tâm hồn và phong thái của Bác Hồ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

5) Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ đầu của bài thơ “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh).

ĐỀ SỐ 4:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Cháu chiến đấu hôm nay

lòng yêu Tổ quốc

xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng  bà

 tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Câu 1: Em hãy cho biết đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Của ai?

Câu 2: Hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên và nói rõ đó là dạng điệp ngữ gì? Nêu tác dụng của phép điệp ngữ vừa tìm được.

Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích trên.

Câu 4: Qua đoạn trích trên, em hãy nêu cảm nghĩ của mình về tình bà cháu bằng một đoạn văn ngắn.

0