K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 7 2018

Theo tác giả, đọc sách có hiệu quả cần có những phương pháp đọc hợp lí, đúng đắn:

- Không nên đọc lướt mà phải đọc có hệ thống, vừa đọc vừa suy ngâm“ trầm ngâm tích lũy tưởng tượng”, thì những tri thức trong sách ta mới có thể thông hiểu. Đặc biệt là những cuốn sách có giá trị thì càng phải đào sâu suy nghĩ.

- Không nên đọc sách một cách tràn lan, đọc sách có hệ thống quyển nào cũng đọc, cần đọc có trọng tâm, và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài.

⇒ Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng vừa gần gũi, thân thuộc vừa đầy tính thuyết phục để đưa ra những lời khuyên sâu sắc cho người đọc sách. Cũng theo tác giả, đọc sách không phải chỉ đơn giản là đọc để lấy tri thức. Đọc sách còn là cách để rèn luyện tâm tính, học cách làm người.

28 tháng 10 2017

Học sinh đọc kỹ văn bản từ chỗ “Đọc sách không cốt lấy nhiều” cho đến hết. Suy nghĩ và phân tích theo các ý chính sau :

- Theo tác giả bài viết cần lựa chọn sách để đọc như thế nào, mối quan hệ giữa loại sách thông thường, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình và loại sách tài liệu cơ bản, chuyên sâu ra sao ?

- Lời bàn thật cụ thể của tác giả về cách đọc sách (thái độ, tinh thần, phương pháp khi đọc).

7 tháng 11 2018

- Ý nghĩa của việc đọc sách

 • Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn- con đường tích lũy và nâng cao tri thức.

 • Đọc sách là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

⇒ Đọc sách có ý nghĩa lớn lao, lâu dài đối với con người.

- Phương pháp đọc sách.

 • Đọc cho kỹ, đọc đi đọc lại nhiều lần đến thuộc lòng.

 • Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và kiên định mục đích.

 • Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan.

 • Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu.

 • Đọc sách còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức kiên trì, nhẫn nại.

 

2 tháng 12 2017

Sau khi đọc “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm thì có một số bài học được rút ra:

●   Không nên tham đọc quá nhiều cuối cùng không thể “tiêu hóa” được hết tri thức.

●   Không đọc theo kiểu ăn tươi nuốt sống, như vậy dù có đọc nhiều mà kiến thức không hề vào đầu được một chút nào.

●   Phải biết đọc và nghiền ngẫm, biến tri thức trong sách thành của mình như thế mới gọi là đọc sách.

●   Phải biết lựa chọn các loại sách phù hợp, loại bỏ sách có nội dung xấu gây hại.

10 tháng 1 2023

a) Cách chọn sách:

- Không cốt lấy nhiều, chọn cho tinh, cho kĩ.

- Nên hướng vào 2 loại:

+ Sách phổ thông: cuốn đọc phổ thông và đại học - đọc đủ.

+ Sách chuyên môn: chọn, đọc suốt đời.

b) Cách đọc:

- Đọc chuyên sâu: ít mà lấy, trầm ngâm suy nghĩ, tích luỹ dần dần.

- Đọc không chuyên sâu: qua loa - lên án gay gắt.

10 tháng 1 2023

*Bài này hôm trước mình mới học không biết có đúng k

Bạn giải thích học vấn là gì

Sách là gì đã nha

Tham khảo

https://doctailieu.com/hoc-van-khong-chi-co-duoc-thong-qua-viec-doc-sach

3 tháng 2 2022

Tham khảo :

Sách ra đời từ lâu và đem lại nhiều lợi ích cho con người. Trong văn bản "Bàn về đọc sách", Chu Quang Tiềm từng nhận định: "Học vấn  không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn". Vậy mà ngày nay, việc đọc sách không còn được chuộng cho lắm, nhất là giới trẻ mà dư luận xã hội đã gióng tiếng chuông báo động.

       Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Theo đà phát triển của xã hội, chất liệu làm ra  sách bắt đầu từ da thuộc, tre nứa, giấy đến ngày nay có hiện diện của sách điện tử. Còn học vấn là sự tiếp thu, học hỏi tích lũy kiến thức. Chúng ta có thể học tập từ thầy cô, bạn bè, thực tế cuộc sống nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Từ những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, con người sẽ kế thừa và sáng tạo, phát minh thêm tri thức mới góp phần cho cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, không có sách, con người sẽ lạc hậu, trở về điểm xuất phát. Nhất là học sinh, đọc sách sẽ giúp việc học tập thêm nâng cao, mở rộng hơn, bồi đắp tâm hồn, nhân cách  qua những quyển sách mang đậm tính nhân văn.

 

Văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta một bài học thấm thía về tầm quan trọng của việc đọc sách. Để đọc sách có hiệu quả, chúng ta cần chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Đọc những quyển sách có giá trị, bồi dưỡng kiến thức, nhân cách. Đọc ít nhưng phải đọc kỹ, ta phải có sự suy ngẫm, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu... thì mới hiểu thấu đáo nội dung của sách và mới nhớ lâu. Những điều hay có trong sách ta cần ghi chép lại để học tập cách diễn đạt. Ta cần đọc sách thường thức kết hợp với sách chuyên sâu, theo sở thích. Sách thường thức rất quan trọng, ứng dụng thực tiễn nhiều trong mọi lĩnh vực. Đọc sách phải có kế hoạch liên tục, suốt đời thì mới thấy được lợi ích của việc đọc sách.

4 tháng 2 2022

Tham khảo :

Sách ra đời từ lâu và đem lại nhiều lợi ích cho con người. Trong văn bản "Bàn về đọc sách", Chu Quang Tiềm từng nhận định: "Học vấn  không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn". Vậy mà ngày nay, việc đọc sách không còn được chuộng cho lắm, nhất là giới trẻ mà dư luận xã hội đã gióng tiếng chuông báo động.

       Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Theo đà phát triển của xã hội, chất liệu làm ra  sách bắt đầu từ da thuộc, tre nứa, giấy đến ngày nay có hiện diện của sách điện tử. Còn học vấn là sự tiếp thu, học hỏi tích lũy kiến thức. Chúng ta có thể học tập từ thầy cô, bạn bè, thực tế cuộc sống nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Từ những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, con người sẽ kế thừa và sáng tạo, phát minh thêm tri thức mới góp phần cho cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, không có sách, con người sẽ lạc hậu, trở về điểm xuất phát. Nhất là học sinh, đọc sách sẽ giúp việc học tập thêm nâng cao, mở rộng hơn, bồi đắp tâm hồn, nhân cách  qua những quyển sách mang đậm tính nhân văn.

 

Văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta một bài học thấm thía về tầm quan trọng của việc đọc sách. Để đọc sách có hiệu quả, chúng ta cần chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Đọc những quyển sách có giá trị, bồi dưỡng kiến thức, nhân cách. Đọc ít nhưng phải đọc kỹ, ta phải có sự suy ngẫm, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu... thì mới hiểu thấu đáo nội dung của sách và mới nhớ lâu. Những điều hay có trong sách ta cần ghi chép lại để học tập cách diễn đạt. Ta cần đọc sách thường thức kết hợp với sách chuyên sâu, theo sở thích. Sách thường thức rất quan trọng, ứng dụng thực tiễn nhiều trong mọi lĩnh vực. Đọc sách phải có kế hoạch liên tục, suốt đời thì mới thấy được lợi ích của việc đọc sách.

Học tốt !

23 tháng 11 2019

Học sinh phát biểu nhận thức của mình về ý nghĩa của việc đọc sách trên con đường phát triển của nhân loại viết thành bài văn ngắn đảm bảo các ý chính sau:

- Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ qua từng thời đại.

- Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.

- Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay.

- Vì ý nghĩa quan trọng của sách nên đọc sách là một con đường tích luỹ nâng cao tri thức.

13 tháng 6 2017

Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn, với cuộc sống của con người nói riêng và xã hội nói chung

- Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo tri thức, kinh nghiệm, thành tựu

- Sách là kho tàng kinh nghiệm, di sản tinh thần của mọi người

- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng, xã hội nói chung

- Con người muốn phát triển phải tiếp thu, kế thừa, sáng tạo tri thức, kinh nghiệm, thành tựu. Đối với mỗi người, đọc sách là cách tốt nhất tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống

- Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến trên con đường học vấn, tích lũy tri thức và chinh phục thế giới