K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.     Nhà Ngô- Đinh-         Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền làm gì…..-         Loạn 12 sứ quân xảy ra…….-         Nguyên nhân chính nhà Ngô suy yếu……..-         Đinh Bộ Lĩnh  là người ở ………….; là con của ………….được nhân dân tôn xưng là….-         Niên hiệu Thái Bình của vua…..-         Nguyên nhân dẫn tới loạn 12 sứ quân…..-         Nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn đất nước ………..-         Để dẹp loạn Đinh Bộ Lĩnh đã...
Đọc tiếp

1.     Nhà Ngô- Đinh

-         Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền làm gì…..

-         Loạn 12 sứ quân xảy ra…….

-         Nguyên nhân chính nhà Ngô suy yếu……..

-         Đinh Bộ Lĩnh  là người ở ………….; là con của ………….được nhân dân tôn xưng là….

-         Niên hiệu Thái Bình của vua…..

-         Nguyên nhân dẫn tới loạn 12 sứ quân…..

-         Nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn đất nước ………..

-         Để dẹp loạn Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì………..

-         Tên nước ta thời Đinh….

-         Việc làm của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc sau khi đánh bại quân Nam Hán………….

-         Nhận xét về bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền………

-         Công lao to lớn nhất của Ngô Quyền….

0
11 tháng 11 2021

A

11 tháng 11 2021

A. Cuối thời nhà Ngô

9 tháng 11 2016

- Việc Ngô Quyền bỏ chức tiết độ sứ khẳng định đất nước không lệ thuộc vào Trung Quốc, khẳng định lòng yêu nước của Ngô Quyền.

- Mặc dù đã có chính quyền từ trung ương đến địa phương,nhưng tổ chức này còn đơn giản(giúp việc cho vua là các quan văn,quan võ và thứ sử ở các địa phương). Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã đặt nền móng mới để khẳng định đất nước ta là 1 đất nước thống nhất,độc lập

28 tháng 10 2018

alt text

- Việc Ngô Quyền bỏ chức tiết độ sứ khẳng định đất nước không lệ thuộc vào Trung Quốc, khẳng định lòng yêu nước của Ngô Quyền.

- Mặc dù đã có chính quyền từ trung ương đến địa phương,nhưng tổ chức này còn đơn giản(giúp việc cho vua là các quan văn,quan võ và thứ sử ở các địa phương). Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã đặt nền móng mới để khẳng định đất nước ta là 1 đất nước thống nhất,độc lập

- Loạn 12 sứ quân” gây ra nguy cơ lớn nhất cho đất nước là gì?-Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?-Bộ máy nhà nước thời Ngô ở các địa phương do ai đứng đầu?-Việc làm nào của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?-Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ai?-Cuối năm 979, nước ta có sự kiện gì xảy ra?-Đinh Tiên Hoàng cho đóng đô tại...
Đọc tiếp

- Loạn 12 sứ quân” gây ra nguy cơ lớn nhất cho đất nước là gì?

-Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?

-Bộ máy nhà nước thời Ngô ở các địa phương do ai đứng đầu?

-Việc làm nào của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?

-Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ai?

-Cuối năm 979, nước ta có sự kiện gì xảy ra?

-Đinh Tiên Hoàng cho đóng đô tại đâu?

-Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?

-Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

-Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?

-Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, nước ta phải đối phó với bọn xâm lược nào?

-Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

-Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là:

-Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?

1
1 tháng 11 2021

1, Loạn 12 sứ quân” gây ra nguy cơ lớn nhất cho đất nước là : Xảy ra các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh

2, Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là ĐẠI CỒ VIỆT

3, Bộ máy nhà nước thời Ngô ở các địa phương do:

+ Đứng đầu trung ương là có Vua và dưới vua là Quan văn Quan Võ

+ Đứng đầu địa phương là Thứ sử các châu

4, Việc làm nào của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập là: Đóng đô ở Cổ Loa

5, Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ĐINH BỘ LĨNH

6, Cuối năm 979, nước ta có sự kiện: nội bộ nhà Đinh xảy ra biến cố, Đinh Tiên Hoàng cùng con trai là Đinh Liễn bị ám sát

7, Đinh Tiên Hoàng cho đóng đô tại Hoa Lư

8, Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm 980 và đặt niên hiệu là Thiên Phúc

9, Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử là: Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn được ủng hộ lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến.

10, Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức là: Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.

11, Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, nước ta phải đối phó với bọn xâm lược nhà TỐNG

12, Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là LÊ HOÀN

13, Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là trận BẠCH ĐẰNG

         CHÚC BẠN HỌC TỐT ! :))

26 tháng 9 2016

câu 1 :

Đinh Bộ Lĩnh là con nhà quan. Cha mất sớm, ông theo mẹ về quê sinh sống nương nhờ người chú ruột. Lớn lên, Đinh Bộ Lĩnh cũng tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư chờ thời cơ đến. Đầu tiên ông mở rộng căn cứ của mình từ vùng rừng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng ven biển sông Hồng, bằng cách cùng con trai là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công, tức Trần Lãm, ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Sau đó ông được Trần Minh Công trao binh quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác.

Trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh, tùy vào thực trạng mỗi sứ quân mà Đinh Bộ Lĩnh tìm cách đánh thích hợp, hoặc bằng quân sự, hoặc bằng liên kết, hay dùng mưu dụ hàng. Mở đầu sự nghiệp dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã đánh đám loạn thần Lữ Xử Bình và Kiều Tri Hựu ở triều đình Cổ Loa[10]. Với 2 sứ quân họ Ngô là Ngô Nhật Khánh (Hà Nội) và Ngô Xương Xí (Thanh Hóa), Đinh Bộ Lĩnh không tiêu diệt mà dùng kế dụ hàng. Sứ quân Phạm Bạch Hổ (Hưng Yên) cũng tự nguyện về quy phục.

Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc là một sứ quân mạnh, có thành cao hào sâu. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương ở Thanh Oai, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, Đinh Bộ Lĩnh phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ vào Trại Quyền. Bấy giờ Đỗ Cảnh Thạc đang ở đồn Bảo Đà, quân tướng không ứng cứu được nhau, bị mất cả thành luỹ, đồn trại, lương thực bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đinh Bộ Lĩnh hạ được thành. Đỗ Cảnh Thạc bị trúng tên chết.

Sứ quân Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh. Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm dùng Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, Trần Côn làm tá dực, Nguyễn Hiền làm tổng quản các đạo quân, ngày đêm luyện tập, đào hào đắp luỹ để phòng bị. Trong trận giao tranh đầu tiên Đinh Bộ Lĩnh bị mất 4 tướng là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn. Lần thứ 2 Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến. Nguyễn Siêu chia một nửa quân ở lại giữ thành, một nửa cùng sứ tướng vượt sông tìm viện binh của các sứ tướng khác. Gần tới bờ bắc, gặp gió lớn, thuyền bị đắm. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Nguyễn Siêu tử trận.

Sứ quân Kiều Công Hãn đóng tại Phong Châu. Trước thế mạnh của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh, Kiều Công Hãn đem quân xuống phía nam để hợp sức với Ngô Xương Xí. Khi đến thôn Vạn Diệp (Xã Nam Phong, Nam Trực, Nam Định) bị một hào trưởng địa phương là Nguyễn Tấn đem quân chặn đánh, Kiều Công Hãn bị thương chạy đến Lũng Kiều thì mất.

Theo thần tích làng Tiên Xá thì Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du cũng không chống nổi Đinh Bộ Lĩnh, bỏ chạy về Cần Hải (Cửa Cồn, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đánh nhau vài trận rồi chết ở trang Hương Ái.

Theo thần tích ở xã Bình Sơn (Thuận Thành, Bắc Ninh) thì Lý Khuê đánh nhau với Đinh Bộ Lĩnh bị thua và mất ở làng Dương Xá. Căn cứ vào chính sử và các nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu thì các sứ quân Nguyễn Khoan, Lã Đường được xác định là lực lượng tự tan rã, không rõ kết cục của chủ tướng.

Các sứ quân chiếm đóng các vùng và lập căn cứ, xây thành lũy. Một vài thành lũy trong số đó còn tồn tại lâu dài về sau, thậm chí được sử dụng lại. Chẳng hạn như thành đất của Đỗ Cảnh Thạc tại Thanh Oai sau này được quân Minh sử dụng trong cuộc chiến chống phong trào khởi nghĩa Lam Sơn vào cuối năm 1426.

Chiến tranh kết thúc năm 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, lập ra nhà Đinh. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập trong nhân dân.

28 tháng 9 2016

Ngọn cờ lau

13 tháng 11 2016

2. xã hội phong kiến phương đông : vua , quý tộc và quan lại , nông dân công xã , nô lệ

xã hội phong kiến phương tây : chủ nô và nô lệ

13 tháng 11 2016

3. Ngô Quyền lên ngôi năm 938 sau khi chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng . Kinh đô thời đó là Cổ Loa (nay thuộc Hà Nội)

18 tháng 10 2016

1. 

Ý nghĩa của việc Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ:

- Tiết độ sứ là tên của một chức có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì vậy Ngô Quyền đã bỏ chức tiết độ xứ của mình ý khẳng định đất nước không lệ thuộc vào Trung Quốc, khẳng định lòng yêu nước của Ngô Quyền.

- Thêm một ý phụ nữa là Ngô Quyền xưng vương là vì muốn khẳng định chủ quyền dân tộc.

2

* Nhận xét :

- Mặc dù đã có chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhưng tổ chức này còn đơn giản (giúp việc cho vua là các quan văn, quan võ và thứ sử ờ các địa phương).

- Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất.

18 tháng 10 2016

3.

Tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất :

+ Năm 944, Ngô Quyền mất, hai con trai còn nhỏ, chưa đủ uy tín, lại bị Dương Tam Kha tiếm quyền, các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương khắp nơi lần lượt nổi dậy. Đất nước trở nên rối loạn.

+ Nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta.

+ Năm 965, Ngô Xương Văn mất. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".

4. Vì :

+ Sau khi nhà vua giành lại ngôi báu, uy tín triều đình lúc này đã giảm sút, hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương — địa phương lỏng lẻo,

+ Các thế lực trong nước nổi dậy, 12 nước nổi dậy đánh nhau ... gây ra "Loạn 12 sứ quân".

5. Tình trạng này đặt ra yêu cầu cần có một vị vua thống nhất đất nước và củng cố lại nền độc lập của dân tộc