Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bố thì mình không biết nhưng mình biết cô giáo say sưa giảng bài
Mẹ Là Của Con
Cho con bao hạnh phúc
Mẹ là những vần thơ
Ru con tháng năm dài
Trên đường con bước tới
Mẹ là ánh sao đêm
Những lúc lòng buồn thêm
Mẹ luôn là điểm tựa
Mẹ!
Từ ngày con thơ bé
Đến bây giờ lớn khôn
Tiếng ru hời khe khẽ
Vẫn thấm đượm trong hồn
Qua những ngày nắng cháy
Chân mẹ đã khô cằn
Mùa lũ về nước chảy
Mẹ dãi dầu vai xương
Này dáng mẹ thon thon
Này bàn tay nhỏ nhắn
Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?
Sao nhiều quá nếp nhăn?
Một đời mẹ trở trăn
Lo những ngày con ốm
Mẹ trăm bề thấp thỏm
Cho con giấc ngủ lành
Mẹ cắt bớt tuổi xanh
Bao nhiêu mẹ cũng đành
Người hanh hao gầy guộc
Con biền biệt trời xa
Mẹ ơi tháng năm qua
Con bây giờ đã lớn
Mười mấy năm xa nhà
Nhớ mẹ! Lòng đau đớn!
Con cứ hẹn xuân về
Sẽ thăm lại vườn quê
Mà bao mùa mai nở
Vẫn riêng mình thỏa thuê!
KIỂU DẠNG VẬY HẢ ?
a, Phép so sánh: có từ ''như''
=> SS ko ngang bằng
b, Phép so sánh: có từ ''như''
=> SS ko ngang bằng
c, Phép so sánh: có từ ''như''
=> SS ko ngang bằng
d, Phép so sánh: có từ ''như''
=> SS ko ngang bằng
e, Phép so sánh: ''bao nhiêu-bấy nhiêu''
=> SS ngang bằng
a, Phép so sánh: có từ ''như''
=> SS ko ngang bằng
b, Phép so sánh: có từ ''như''
=> SS ko ngang bằng
c, Phép so sánh: có từ ''như''
=> SS ko ngang bằng
d, Phép so sánh: có từ ''như''
=> SS ko ngang bằng
Nếu có ai đó hỏi tôi rằng đối với tôi ai là người quan trọng, có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời tôi thì câu trả lời sẽ là: Mẹ. Dù không phải là người đẹp nhất nhưng trong mắt tôi, mẹ thật hoàn hảo.
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng. Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bươc đầu trên đường đời.
Với gia đình, mẹ luôn quan tâm, chia sẻ vui buồn với mọi người. Khi con ốm, mẹ là bác sĩ. Khi con học, mẹ là cô giáo. Nhiều lúc, con mắc lỗi không những mẹ không quát nạt, mẹ chỉ dạy bảo nhẹ nhàng để tôi dần hiểu ra. Thường ngày, mẹ ăn mặc giản dị nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng vốn có. Dù gia đình không giàu sang nhưng mẹ vẫn tạo điều kiện cho tôi bằng bè bằng bạn.
Tôi ước gì, thời gian quay lại để tôi không bao giờ mắc sai lầm, để lỗi buồn không còn hiện trên đôi mắt mẹ yêu. Tôi ước gì, thời gian ngừng lại để mẹ không bao giờ già đi, tôi luôn bé bỏng trong vòng tay đầy tình yêu của mẹ. Tôi ước gì, tôi có đủ sự mạnh mẽ như mẹ để vượt qua mọi chông gai phía trước. Nhưng ước chỉ là ước. Ngay bây giờ, hành động thiết thực để mẹ tự hào về tôi là tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan
Thoáng nghe tiếng phanh xe đạp quen thuộc của bố, tôi vội chạy ra mở cửa, và hào hứng đón bố vào nhà. Chưa kịp để bố nghỉ ngơi, tôi đã vội hỏi:
“Vậy, bố đăng ký cho con vào lớp nào?”
“Bố đăng ký cho con vào lớp A3, ban xã hội. Khi người ta hỏi bố muốn cho con vào lớp nào, bố cứ nghĩ mãi. Nghĩ lâu quá, họ phải giục”
Đó là một ngày hè năm 1998, tôi chuẩn bị bước chân vào cấp 2. Gần 20 năm trôi qua, mà tôi vẫn nhớ như in cuộc hội thoại ấy. Làm nên cho cuộc trò chuyện ấy giữa tôi và bố là giọng hát vui tươi khoẻ khoắn của Ricky Martin trong ca khúc “The Cup of Life”, bài hát chủ đề cho World Cup được tổ chức tại Pháp năm ấy. Tôi hỏi bố lấy lệ thế thôi, chứ đứa trẻ 11 tuổi là tôi lúc ấy không tập trung năng lượng vào việc học đâu. Bố đăng ký cho tôi vào lớp nào, tôi cũng không thấy có gì khác biệt. Hình như tôi còn hơi thoáng buồn vì năm học mới sắp đến, đồng nghĩa với việc tôi không được ở nhà chơi nữa. Nỗi buồn của tôi chẳng kéo dài được quá mấy giây bởi tôi đã nghe thấy tiếng gọi đi chơi của lũ trẻ hàng xóm. Tôi lẻn đi chơi, để bố một mình ở nhà với các trận bóng của World Cup 98. Ngày ấy, có lẽ cả bố và tôi đều không nhận ra rằng, quyết định chọn lớp cấp 2 của bố đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi sau này.
Bố ảnh hưởng đến con đường học hành của tôi nhiều lắm. Từ lớp 1 đến lớp 6, bố lúc nào cũng là người thầy thứ hai của tôi. Bố dạy tôi Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, vẽ, và cả môn thủ công nữa. Bố không nói được tiếng Anh, nhưng bố chẳng ngại tự đọc sách để dạy tôi. Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ năm lớp 3, nhưng bạn biết đấy, một đứa mải chơi như tôi thì chắc chắn sẽ học dốt rồi. Đối với tôi lúc ấy, tiếng Anh như một thứ đồ chơi lạ, lần đầu được chơi thì thích đấy, nhưng rồi càng chơi càng thấy khó, càng khó lại càng chán. Một lần cô giáo giao bài tập về nhà, bài tập yêu cầu tôi phải điền mạo từ “a”, “an”. Tôi có hiểu gì đâu nên cầm sách ra hỏi bố. Vậy là bố mày mò đọc sách rồi chỉ cho tôi biết khi nào nên dùng “a”, khi nào nên dùng “an”. Hồi ấy tiếng Anh chưa thật sự phổ biến, nhưng bố đã nhìn xa được tầm quan trọng của tiếng Anh. Thế là, mùa hè hết năm lớp 5 thay vì được chơi đùa cả hè như mọi năm, bố đăng ký cho tôi học lớp tiếng Anh gần nhà. Tôi không nghĩ tình yêu của tôi dành cho tiếng Anh bắt đầu từ năm ấy, nhưng rõ ràng tôi đã có cảm tình hơn với môn học này rất nhiều.
Khi bắt đầu năm lớp 6, tôi đã có lần thủ thỉ với bố trên quãng đường bố đưa tôi đi học “Năm nay con muốn đi thi học sinh giỏi môn tiếng Anh, để cho bố vui”. Bố cười, một nụ cười rất hiền hậu, rồi nhẹ nhàng nói với tôi “ừ, con cố gắng lên, con sẽ làm được thôi”. Lời động viên của bố truyền cho tôi một niềm tự tin và can đảm mãnh liệt. Con bé 12 tuổi nhút nhát là tôi ngày ấy cũng giữ được lời hứa với bố. Tôi được giải nhì môn Tiếng Anh cấp thành phố và được chọn đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Bố vui lắm! Tôi vẫn nhớ kỷ niệm hài hước năm ấy. Tôi không được giải tỉnh. Tôi buồn lắm nhưng tôi cũng sợ bị mắng nữa, nên tôi dấu kín bí mật ấy cho riêng mình. Bao lâu sau không có kết quả, bố mới hỏi tôi “Thế con đã có kết quả thi học sinh giỏi chưa?”. Tôi lí nhí trả lời, và đi thẳng vào phòng “Còn lâu ạ”. Thái độ kỳ lạ ấy của tôi đã khiến bố phát hiện ra bí mật “động trời” của tôi rồi. Trái với nỗi sợ của tôi, bố mua tặng tôi một cuốn từ điển Anh- Việt, đó là cuốn từ điển đầu tiên tôi có trong đời. Cuốn từ điển ấy mỏng lắm, chỉ khoảng 15000 từ thôi, nhưng đến tận bây giờ, tôi vẫn rất trân trọng món quà ấy!
Một ngày hè, tôi vừa đi học về thì nghe bố mẹ trò chuyện với nhau. Mẹ có nói với bố rằng sau này tôi chỉ cần học hết cấp 3 thôi, rồi sau đó lấy chồng, theo chồng, sống hạnh phúc đến hết cuộc đời! (“Sống hạnh phúc đến hết cuộc đời” là tôi tự bịa vào đấy, mẹ không nói thế đâu!!). Lúc ấy, điều kiện kinh tế khó khăn nên tôi hiểu những lo lắng của mẹ. Nhưng bố phản đối kịch liệt và nói rằng “kiểu gì cũng phải cho hai đứa nó học hết Đại học rồi tính tiếp”. Lúc ấy, tôi mới 12 tuổi, mải chơi lắm, nên việc học hay không học cũng không khiến tôi bận tâm nhiều lắm. Nếu bố mẹ bảo tôi nghỉ luôn, có khi tôi cũng ở nhà luôn để đi chơi với bọn trẻ con hàng xóm ý chứ! Nhưng rồi một biến cố đã xảy ra. Biến cố ấy đã thay đổi cuộc sống của gia đình tôi hoàn toàn. Và có lẽ cũng chính vì biến cố ấy, mà tôi mới trở thành tôi của ngày hôm nay, tôi mới yêu thích việc học nhiều đến thế.
Hết năm học lớp 6 bố đã rời xa tôi mãi mãi. Tôi vẫn nhớ sáng hôm ấy, tôi thức dậy rất sớm và mua bánh rán để bố ăn đi làm. Tôi vẫn nhớ bố thích món bánh rán ấy lắm. Cũng thật khó mà chối từ được sự quyến rũ của nó: ngọt lịm với lớp đường bên ngoài và lớp đỗ xanh béo ngậy bên trong. Bố vừa ăn vừa khen ngon. Trước khi đi làm, bố vừa chỉnh chiếc áo sơ mi màu hơi trắng, và nói với tôi “Ngày xưa bố cứ tự hỏi đến năm 2000 thì bố sẽ như thế nào, đến bây giờ mới thấy mình vẫn còn trẻ, chỉ hơn 40 tuổi một tí”. Và đó là ngày cuối cùng tôi được gặp bố. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh và bất ngờ. Tôi chẳng bao giờ được gặp lại dáng người cao cao gầy gầy, đôi mắt hiền, nụ cười hiền và cũng chẳng bao giờ tôi được nghe giọng nói nhanh nhẹn hài hước của bố nữa. Ấy thế nhưng, đến tận bây giờ, tôi vẫn có thể vẽ hình ảnh bố một cách trọn vẹn trong tâm trí, như thể tôi mới được gặp bố ngày hôm qua vậy. Ngày hôm qua chứ không phải gần 20 năm trước!
Sau ngày ấy, không còn ai đả động đến việc tôi sẽ học đến mức nào nữa, bởi một điều đã thành hiển nhiên: Học là điều đương nhiên của hai chị em tôi. Mẹ đầu tư hết mức cho việc học của chúng tôi: sách vở, tạp chí gì nếu chị em tôi cần thì mẹ sẽ đầu tư cho chúng tôi . Mỗi lần về thăm nhà, tôi vẫn không tưởng tượng nổi có một thời tôi lại có thể học một cách say mê đến thế. Lần nào bước chân vào phòng học, kỷ niệm, ký ức thời thơ ấu ngày ngày cắp sách đến trường lại ùa về trong tôi. Tôi vẫn còn giữ những tập vở tôi viết suốt tháng ngày ôn thi Đại học. Cũng từ ngày bố không còn bên tôi nữa, tôi lại yêu thích môn tiếng Anh một cách kỳ lạ. Và tôi cũng chợt nhận ra, tôi có chút ít năng khiếu cho môn học này. Tôi hiểu rất nhanh cấu trúc câu, tôi thích viết linh tinh bằng tiếng Anh. Đó có thể là một lá thư tôi muốn gửi đến thần tượng âm nhạc của mình, đó có thể là lời bài hát linh tinh chợt hiện ra trong đầu tôi. Giờ đây khi đọc lại những gì tôi viết, tôi không khỏi bật cười bởi chúng ngây ngô và đáng yêu quá, nhưng chúng là một phần không thể thiếu để mời gọi tôi trở về quá khứ. Bạn biết không, chỉ với cuốn từ điển mỏng manh mà bố tặng tôi năm ấy, tôi đã chinh phục được các kỳ thi cấp tỉnh suốt năm cấp 2 và đỗ vào chuyên Anh năm cấp 3. Đó cũng chẳng phải là thành tựu gì to tát cả nhưng nếu có cơ hội tôi muốn được chia sẻ với bố để bố hiểu rằng, con gái đã cố gắng rất nhiều để xứng đáng với những kỳ vọng của bố. Chả biết tự khi nào việc học đã thành một niềm đam mê, và sở thích của tôi. Khi chuẩn bị đi học PhD, nhiều người đã hỏi tôi lý do vì sao tôi lại chọn con đường chông gai này. Người ta hỏi có phải vì tôi thích sống ở Mỹ, có phải vì tôi đã chán Việt Nam, có phải vì tôi chưa thích ổn định, vân vân và vân vân. Thật lòng, tôi đi học chỉ vì tôi thật sự thích đi học, thế thôi. Tôi không ngại khổ, ngại vất vả, ngại thấy mình dốt, tôi chỉ sợ không được làm điều tôi yêu thích ấy thôi. Không hiểu sao, sách vở, trường ĐH luôn cuốn hút và hấp dẫn tôi. Hai thứ ấy như thỏi nam châm hút tôi một cách mãnh liệt. Tôi không biết sau này mình sẽ ra sao, nhưng tôi chắc chắn rằng, tôi muốn làm ở một trường ĐH, muốn đứng lớp, muốn làm nghiên cứu, muốn được học mãi như thế. Đơn giản vậy thôi!
Tôi vẫn nhớ bố rất thích học Toán. Bố hay đọc sách toán của tôi, rồi tự nghĩ ra các bài toán để chị em tôi tự giải. Cứ mỗi lần bố giảng toán cho tôi, đôi mắt bố lại sáng long lanh như thể bố đang nói về một bài thơ hay vậy. Mãi sau này khi bố đã không còn bên tôi nữa, tôi mới có cơ hội gặp bạn bè cũ của bố. Ai cũng nói rằng, bố học rất khá Toán, và thường học giỏi nhất lớp môn này. Tiếc thay, tôi không được thừa hưởng gien Toán của bố! Tuy tôi không có năng khiếu về toán, nhưng bố đã truyền cho tôi rất nhiều động lực mỗi khi học Toán. Có lẽ nỗi lo lớn nhất của tôi khi thi vào trường Chuyên và Đại học là môn Toán. Nhưng không hiểu sao tôi lại dần dần vượt qua được những trở ngại ấy. Tuy không phải là người duy tâm, nhưng thật lòng đã có lúc tôi nghĩ rằng bố luôn ở bên cạnh tôi mỗi khi tôi thi Toán. Mỗi lần nhìn qua đề Toán, tôi thường choáng vì nghĩ mình không làm được, nhưng rồi tôi lại nghĩ ra cách giải trong thời gian cho phép. Hồi thi ĐH, được 9.5 điểm môn Toán là điều xảy ra ngoài mong đợi của tôi!. Khi biết rằng, một phần của chương trình PhD là toán, tôi thật sự rất lo lắng. Bạn có tin không, đã có những đêm tôi nằm mơ rằng mình sẽ không thể học được Toán và rằng tôi là người duy nhất trong lớp trượt Toán!! Tôi vừa thi xong giữa kỳ môn Toán. Ngay khi vừa nhìn đề thi dài dằng dặc, tận 10 bài mỗi bài 3 ý, tôi mất hoàn toàn bình tĩnh. Năm phút đầu tôi quá lo lắng mà không thể nghĩ được gì. Nhưng rồi chẳng hiểu sao tôi lấy lại được bình tĩnh, và cứ thế giải hết được cả 10 câu. Thầy động viên tôi rằng “kết quả rất tốt, cố gắng giữ vững nhé”. Điều ấy khiến tôi vui lắm, vui như đứa trẻ lần đầu được phiếu bé ngoan ấy. Tôi không phải đang kể lể chiến tích của mình đâu. Mà thật lòng, tôi đã rất sợ toán, nhiều khi tôi cảm giác nỗi sợ của mình không còn hợp lý nữa. Có lẽ bố đã luôn ở bên tôi, và truyền cho tôi thật nhiều năng lượng, cảm hứng và sự can đảm để vượt qua những lo lắng của bản thân!
Có những lúc tôi tự hỏi vì sao tôi không lựa chọn một cuộc sống đơn giản hơn: tôi có thể chỉ sống một cuộc sống thầm lặng, lấy chồng, làm một công việc văn phòng 8 tiếng, tối về đọc sách, ôm mèo, rồi thỉnh thoảng viết blog chia sẻ những gì tôi yêu thích. Như vậy có phải đỡ vất vả hơn nhiều không. Nhưng có lẽ, cuộc sống ấy chẳng làm tôi hạnh phúc! Mỗi lần phải đưa ra quyết định quan trọng trong đời, tôi vẫn hay thầm hỏi bố “nếu bố vẫn ở bên tôi, bố sẽ khuyên tôi thế nào?”. Bố sẽ bảo tôi hãy lắng nghe trái tim mình, làm điều mình yêu thích hay bố sẽ khuyên tôi sống một cuộc sống nhẹ nhành, yên bình. Kỳ lạ thay, lần nào tôi cũng quyết định đi theo trái tim mình. Tôi cứ tự cười với mình, lẽ nào bố đã gián tiếp khuyên tôi như thế, chứ chẳng phải là quyết định của riêng tôi.
Hôm qua trên đường về nhà, tôi bắt gặp một ông bố trẻ đang dắt tay cô con gái đi dạo trên bãi cỏ gần trường. Cô bé chỉ tầm 6-7 tuổi thôi, cố bé cứ ríu ra ríu rít hỏi bố về mặt trăng, về mặt trời rồi các vì sao. Khi người bố giải thích xong, cô bé nói to rõ ràng “con đã hiểu rồi ạ”. Thế là, người bố nói “I am very proud of you”- Bố rất tự hào về con. Không hiểu sao, khi nghe câu nói ấy tôi cảm thấy xúc động mạnh mẽ!. Có lẽ đứa con gái nào cũng chỉ mong có bố ở bên và được nghe điều ấy từ bố của mình. I am very proud of you! Một câu nói đơn giản mà thật sâu sắc!
Sau này khi nói về kỉ niệm ở trường học thì chắc hẳn chẳng ai nhớ về mình đã được bao nhiêu điểm 10, bao nhiêu thành tích mà là đã chơi những gì, đã nghịch những gì hay cũng có thể là đã gây ra cái gì. Mà thường những cái đó được xảy ra vào giờ ra chơi.
Giờ ra chơi chính là sự háo hức và mong ngóng của mỗi học sinh khi còn ở trên ghế nhà trường, thời điểm chuông ra chơi vang lên, tất cả các lớp học như vỡ tổ mà chạy ào ra ngoài. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi luôn đặc biệt đến thế.
Các cửa lớp học được đóng im liền mở bật ra, học sinh ở trong lớp chẳng khác gì những chú chim non vỡ tổ ùa xuống sân trường, tiếng cười nói hòa vào ánh nắng rực rỡ như tạo nên không gian sắc màu rực rỡ. Cây phượng, cây bàng già vẫn đứng đó, lặng lẽ tỏa ra những bóng mát cho toàn thể học sinh trong trường chơi đùa. Sân trường vốn yên ắng nay trở nên nhộn nhịp lại thường.
Các nhóm học sinh chia nhau ra, túm lại bàn kế hoạch cho trò chơi nào đó. Chúng hăng say bàn luận, đưa ra những ý kiến để tạo nên chiến thuật chơi tốt nhất. Đám con trai thường sẽ tụm lại thành nhóm đông người chơi đấu bi, đá cầu hoặc là chơi đuổi bắt nhau, còn con gái thường sẽ chia làm hai đội căng dây để nhảy, phân thua thắng bại. Đội nào đội nấy đều hiện rõ cái ý chí ham muốn chiến thắng, từng người từng người cố gắng giúp một phần đưa đội của mình trở nên chiến thắng.
Ở một góc yên tĩnh khác, một số bạn lại ngồi nói chuyện với nhau, chia sẻ những điều mình chưa biết hoặc đã biết cho nhau, hay là thảo luận một câu hỏi khó gặp ở đâu đó. Những gương mặt đăm chiêu suy nghĩ rồi cũng giãn ra vui vẻ khi đã tìm ra được câu trả lời. Có nhóm thì tản bộ trong khu vườn của trường, nhìn những chú cá tung tăng bơi lội trong bể. Hay là cũng có nhóm bạn ngồi lại đọc những cuốn truyện rồi chia sẻ cho nhau.Không khí ở sân trường rộn ràng cũng nhờ vậy, tiếng cười đùa, cãi vã tạo nên không gian đặc sắc, muôn màu muôn vẻ.
Cuộc chơi nào thì cũng có điểm kết thúc, tiếng chuông vào lớp lại vang lên. Lại một lần nữa những học sinh lại ùa vào trong lớp giống như chim ùa về tổ, lấy sách vở, ngồi ngay ngắn chờ giáo viên vào lớp.
Chúc bạn học tốt.
Dế Mèn vốn là một chú dế bướng bỉnh, kiêu ngạo và hung hăng hay đi bắt nạt người khác. Dưới con mắt Dế Mèn, Dế Choắt chỉ là một kẻ yếu ớt, xấu xí, gầy lêu nghêu như “gã nghiện thuốc phiện”. Dế Mèn luôn chê anh chàng này lười nhác, ngu dốt, hôi như cú mèo. Không chỉ có Dế Choắt, Dế Mèn còn tỏ thái độ ngang ngược, hỗn lão với chị Cốc, dù mỗi lần trêu chị chú đều sợ đến mức chui tọt vào hang nhưng thái độ vẫn vô cùng thách thức thầm: “… mày ghè vỡ đầu mày ra không chui nổi vào tổ tao đâu!”.Thậm chí, Mèn đã vô tình gây tai họa khiến người láng giềng tội nghiệp bị chết thê thảm. Lời trăn trối của Dế Choắt, mãi là một bài học dành cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Đồng thời đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.
Tham khảo:
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
Mở bài
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc
- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.
- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
2. Thân bài
a. Cây đào nhìn từ xa:
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.
- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
b. Cây đào nhìn cận cảnh:
- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
- Nhuỵ hoa vàng tươi.
- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
3. Kết bài
- Em rất yêu cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.
Đề 2: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
1. Mở bài
- Cây hoa phượng được trồng ở đâu?
- Từ bao giờ?
2. Thân bài
a. Tả cây phượng:
- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng nó ra sao?
- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... như thế nào?
- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm?
- Màu sắc của cánh hoa, nhụy hoa?
- Cây phượng gắn bó với học sinh ra sao?
b. Tả tiếng ve:
- Cùng với hoa phượng ve ở đâu cũng kéo về, tiếng ve như thế nào?
- Mọi người xung quanh có nhận xét gì khi nghe tiếng ve kêu?
- Tiếng ve đã làm cho mùa hè trở nên như thế nào?
c. Tình cảm học sinh đối với hàng phượng vĩ và tiếng ve:
- Yêu quý, nhớ nhung khi mùa hè qua đi ...
- Thương cho những chú ve kêu suốt đến khô cả xác.
3. Kết bài
- Em sẽ làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây phượng sau khi mùa hè qua: Dọn dẹp vệ sinh xung quanh cây, tưới nước ...
Đề 3: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.
1. Mở bài
- Em dự định miêu tả cảnh gì?
- Đó là cảnh mà em đã trực tiếp được chứng kiến hay đã xem nó trên truyền hình.
2. Thân bài
- Miêu tả lại trận bão lụt khủng khiếp đó:
+ Cảnh trước khi cơn bão đến.
+ Khung cảnh chung khi cơn bão tràn qua?
+ Xóm làng (thành phố, ...), cây cối, sức vật, con người như thế nào sau cơn bão?
- Trận bão đã để lại những thiệt hại khủng khiếp như thế nào? (cây cối đổ nát, nhà cửa tốc mái, ...)
3. Kết bài
- Bài học rút ra sau khi chứng kiến trận bãolà gì? (phải tôn trọng những quy luật của thiên nhiên và có các bước phòng trống bão).
Đề 4: Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh.
1. Mở bài
- Lời xưng hô.
- Lời chúc.
- Dẫn dắt để giới thiệu về khu phố, thôn xóm hay bản làng của mình vào một ngày đông.
2. Thân bài
- Miêu tả những nét đặc trưng của mùa đông (nhất là mùa đông nơi em đang ở).
thời tiết, hình ảnh ông mặt trời, gió, sương, ...
thiên nhiên, cảnh vật
- Miêu tả những sinh hoạt đời thường ở khu phố, thôn xóm,... của em trong những ngày đông ấy.
- Những ngày đông giá lạnh ấy gợi cho em những cảm xúc và suy nghĩ ra sao?
3. Kết bài
- Ấn tượng sâu đậm nhất của em về những ngày mùa đông ấy là gì? (co ro trong áo ấm, xum xoe bên bếp lửa mẹ nấu, ...)
- Lời chào tạm biệt.
- Lời chúc và nhắn nhủ.
:D
1. Mở bài
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc
- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.
- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
2. Thân bài
a. Cây đào nhìn từ xa:
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.
- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
b. Cây đào nhìn cận cảnh:
- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
- Nhuỵ hoa vàng tươi.
- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
3. Kết bài
- Em rất yêu cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.