Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm sữa chua, dưa chua, bánh mì: Nhiệt độ, lượng cơ chất (đường, muối, polysaccharide,...), lượng vi sinh vật tham gia quá trình lên men, nồng độ O2,...
- Biện pháp kiểm soát hoặc điều khiển các yếu tố:
+ Sử dụng biện pháp ủ để duy trì nhiệt độ ổn định và hạn chế lượng O2 cho sự sinh sản của vi sinh vật.
+ Sử dụng cân để đảm bảo đủ lượng cơ chất, phù hợp với lượng vi sinh vật thực hiện lên men.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật:
+ Các yếu tố hóa học: Nguồn dinh dưỡng; các chất hóa học khác như nồng độ H+, các kim loại nặng,…
+ Các yếu tố vật lí: Nhiệt độ; độ ẩm; tia bức xạ (tia UV, tia X,…);…
+ Các yếu tố sinh học: Mối quan hệ giữa các vi sinh vật khác, các thực vật và động vật sống trong cùng môi trường với chúng.
+ Thuốc kháng sinh.
- Để hạn chế sự gây hại của vi sinh vật đối với lương thực ví dụ gạo, ngô, đỗ hoặc thực phẩm, cần điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật để hạn chế sự sinh trưởng, sinh sản của những vi sinh vật gây hại. Ví dụ: Để bảo quản các loại hạt, người ta phơi khô và cất giữ ở nơi khô ráo; để bảo quản rau quả, người ta thường để ở điều kiện nhiệt độ thấp (tủ lạnh);…
+ Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường sống: góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống; các công trình nghiên cứu về di truyền, sinh học tế bào được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguồn gene quý hiếm của các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
+ Sinh học là một trong những yếu tố góp phần thúc đầy sự phát triển kinh tế – xã hội: việc vận dụng kiến thức sinh học trong quản lý và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản xuất các chế phẩm sinh học.
Hoạt tính của enzyme chịu ảnh hưởng của những yếu tố: nồng độ enzyme và cơ chất, độ pH, nhiệt độ, chất điều hòa enzyme
Nếu đồng độ cơ chất không đổi lượng enzyme tăng lên thì hiệu suất của phản ứng cũng tăng nhưng chỉ đạt nhưng chỉ đạt ngưỡng nhất định rồi dừng lại do đã sử dụng tối đa lượng cơ chất
Nếu lượng enzyme không đổi và tăng nồng độ cơ chất thì hiệu suất phản ứng tăng và sẽ đạt ngưỡng do lượng enzyme có trong môi trường đã hoạt động tối đa.
Mỗi loại enzyme thường có khoảng pH phù hợp nhất để hoạt động hiệu quả, ngoài ra khoảng pH này enzyme có thể bị giảm hoạt tính hoặc bất hoạt.
Mỗi loại enzyme chỉ hoạt động hiệu quả trong một khoảng nhiệt độ nhất định, ngoài khoảng nhiệt độ đó, hoạt tính enzyme sẽ giảm, thậm chí mất hoàn toàn
Có những loại phân tử khi liên kết sẽ làm tăng hoạt tính của enzyme được gọi là chất hoạt hóa. Ngược lại, có những phân tử khi liên kết sẽ làm giảm hoặc mất hoạt tính của enzyme gọi là chất ức chế.
- Lâm nghiệp phối hợp chặt chẽ giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí; ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quản lí và bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng được khôi phục đáng kể.
- Mà rừng có vai trò quan trọng như cung cấp thức ăn, nơi ở, dưỡng khí; bảo vệ điều kiện khí hậu và môi trường;… cho các sinh vật sinh sống → bảo vệ đa dạng sinh học.
→ Như vậy, sự phát triển của ngành Lâm nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học.
Nếu bị mất nước, áp suất thẩm thấu trong tế bào sẽ bị mất cân bằng, gây rối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào, qua màng tế bào
=>Gây nên sự rối loạn trong dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào.
Vì nước là môi trường cho các phản ứng và thậm chí còn trực tiếp tham gia vào nhiều phản ứng tế bào
=>Nếu bị mất nước thì tế bào sẽ bị rối loạn các hoạt động trao đổi chất vì các phản ứng hóa sinh trong tế bào không được diễn ra
Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững: Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt chú ý đến vai trò của đa dạng sinh học, giảm thiểu rủi ro và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì phát triển bền vững.
Vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: Những hiểu biết trong sinh học được ứng dụng trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm.
- Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phục vụ phát triển kinh tế.
- Tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị.
Vai trò của sinh học trong bảo vệ môi trường:
- Sinh học đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Sinh học cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường.
Vai trò của sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội:
- Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.
- Đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống; đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.
Hoạt động ảnh hưởng tích cực
Hoạt động ảnh hưởng tiêu cực
- Vứt rác bừa bãi, không đúng quy định.
- Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường.
- Khai thác rừng, săn bắt động, thực vật quá mức.
- Sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo: than đá, dầu mỏ,…
- Không chấp hành quy định về bảo vệ môi trường.
- Vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác.
- Khu xả thải có hệ thống xử lí nước thải, xử lí khí thải, rác thải.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, động thực vật quý hiếm, khai thác hợp lí.
- Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo: gió, thủy triều, mặt trời,…
- Chấp hành đầy đủ và tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường.