Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
-Ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị; Rèn luyện sức khoẻ và các kĩ năng, phát triển năng lực.-Tham gia lao động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội để bảo vệ và phát triển đất nước.
-Thanh niên phải là lực lượng nòng cốt, lực lượng xung kích trong sự nghiệp đó.
trách nhiệm của công dân trong xã hội CN hóa ngày nay là:
-Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
-Lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.
-Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất.
-Học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học -công nghệ hiện đại.
Biểu hiện của hợp tác:
- Cùng nhau làm việc, học tập,....
- Lắng nghe ý kiến tranh luận của các bạn trong nhóm rồi đưa ra ý kiến đúng.
TK
1/
Thế hệ trẻ là một lực lượng xã hội đặc biệt, có vai trò rất quan trọng trong lịch sử, trong các giai đoạn cách mạng cũng như trong hiện tại và tương lai. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm, chăm lo giáo dục, rèn luyện, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của họ vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Lý tưởng quyết định sự thành công của con người trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho con người để đạt thành công. Vì vậy, cuộc sống cần có lý tưởng để dẫn đường, nhất là với những người trẻ, đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người, giàu nhiệt huyết và khát vọng cống hiến. Mỗi người, mỗi thế hệ đều có một lý tưởng riêng của mình, một mục đích cao đẹp để suốt đời phấn đấu thực hiện.
+
Trong xã hội và trong mỗi người, niềm tin không bỗng nhiên mà có, nó phải được hình thành và vun đắp lâu dài trên nền tảng giá trị và lợi ích, bằng sự chân thành, nhân ái, sẻ chia và minh bạch trong cộng đồng. Nếu không có niềm tin sâu sắc và cháy bỏng: niềm tin vào lý tưởng chân chính của dân tộc, niềm tin vào lý tưởng và sự lãnh đạo của Đảng, niềm tin vào chiến thắng của cách mạng... thì những thế hệ thanh niên Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc xâm lược là Pháp và Mỹ, sẽ không thể thực hiện được lý tưởng cao đẹp ấy.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, sự hưởng ứng vào niềm tin đó của thanh niên ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc để hình thành nên và thúc đẩy niềm tin của nhân dân với Đảng, của Đảng với nhân dân.
Vì vậy, niềm tin của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, vẫn tiếp nối ngọn lửa từ thế hệ cha anh, là niềm tin cách mạng, niềm tin vào sự nghiệp của Đảng và nhân dân. Niềm tin cách mạng là sự hòa quyện giữa nhận thức lý tưởng với tình cảm và ý chí, trở thành động lực tinh thần giúp thanh niên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ra sức phấn đấu theo con đường, mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn
2/ Các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên”.
- Thanh niên, học sinh phải cố gắng lao động, học tập, chăm lo rèn luyện tư cách, đạo đức và sức khoẻ;
- Vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao văn hoá - khoa học;
- Tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc;
- Có lòng yêu nước nồng nàn, có cuộc sông tình nghĩa, thuỷ chung với gia đình, bạn bè, lòng biết ơn các thế hệ cha anh..
- Lấy việc đem lại hạnh phúc cho nhân dân, cho mọi người làm niềm vui lớn, là hạnh phúc lớn cho đời mình.
Theo em thì: Em nghĩ là sai, và những con người có ý kiến trên đều là nhưng con người ích kỉ, không muốn thua kém ai trong cuộc sống. Nếu ai cũng như trên thì xã hội sẽ bị loạn không còn trật tự.
P/s: Gợi ý!
Tham khảo nhé:
Lý Tự Trọng (sinh ngày 20/10/1914) tên thật là Lê Hữu Trọng, con trai cụ Lê Khoan (tức Lê Hữu Đạt) và cụ Nguyễn Thị Sờm, quê gốc ở làng Việt Xuyên - huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh. Ngay từ nhỏ, Lý Tự Trọng đã tỏ ra là người sớm hiểu biết, thông minh và học rất giỏi, biết thông thạo 3 ngoại ngữ Thái, Pháp, Hán; được nuôi dưỡng trong môi trường cách mạng, Lý Tự Trọng sớm hiểu được nỗi khổ cực của nhân dân ta dưới chế độ cai trị của thực dân phong kiến.
Ngày 8 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni. Tuy nhiên, sau đó anh đã bị bắt giam vào Khám Lớn. Mặc dù thực dân Pháp đã dùng đủ mọi thủ đoạn tra tấn dã man lẫn dụ dỗ ngon ngọt nhưng chúng đã không khai thác được bất kỳ thông tin nào từ anh. Bất lực, Thực dân Pháp đưa anh ra xử án, Lý Tự Trọng đã bị kết án tử hình ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi mới 17 tuổi.
Đứng trước cái chết, Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh đã chủ động biến phiên toà của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản. Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân “mở lượng khoan hồng” vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành, “hành động thiếu suy nghĩ”, anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi trưởng thành thật, nhưng tôi đã đủ trí khôn để hiểu con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Bản lĩnh cách mạng là điều tuyệt vời của Lý Tự Trọng. Tinh thần bất khuất của anh đã làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ và đã động viên cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước lúc bấy giờ. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Lý Tự Trọng tuy ngắn ngủi nhưng đã nêu một tấm gương chói lọi cho các thế hệ thanh niên noi theo. Hình ảnh và chí khí người thanh niên Lý Tự Trọng đã trở thành biểu tượng hết sức thiêng liêng, cao đẹp trong lòng các thế hệ đoàn viên thanh niên. Câu nói của anh “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” đã trở thành lý tưởng sống và vũ khí chiến đấu của thanh niên Việt Nam từ đó cho đến hôm nay và mãi mãi sau này.
Tư tưởng, bản lĩnh của Lý Tự Trọng đã trở thành phương châm hành động của các tầng lớp thanh niên Việt Nam. Người con của quê hương Xô-viết anh hùng ngã xuống nhưng lời nói: "…Con đường của thanh niên chỉ có con đường Cách mạng…" của Anh đã thôi thúc các thế hệ trẻ Việt Nam bền gan, vững chí một lòng theo Đảng làm nên nhiều chiến công lẫy lừng, nhiều thành tích to lớn. Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc ngoại xâm và làm nghĩa vụ quốc tế cũng như trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, các thế hệ thanh niên Việt Nam noi gương Lý Tự Trọng và các bậc cha anh đi trước sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Đó là các anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, 10 cô gái Thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại… Tất cả đều là những tấm gương điển hình trên trận tuyến chống quân thù, trở thành biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam.