Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
VD:Hồ Chí Minh là một nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là Người Cha già kính yêu của chúng ta
Câu 1 :
Hiện tượng sau khi thụ phấn xảy ra là hiện tượng thụ tinh ( tự trình bày )
Câu 2 :
Có 2 loại quả chính :
- Quả khô khi chín vỏ khô, mỏng, cứng.
VD : quả đậu Hà Lan, quả chò, quả thìa là,...
Có hai dạng quả khô :
+ Quả khô nẻ khi chín vỏ sẽ tự tách ra ( VD : quả đậu Hà Lan, quả cải,... )
+ Quả khô không nẻ khi chín vỏ sẽ không tách ra ( VD : Quả chò, quả thìa là,... )
Câu 3 :
Các cách phát tán :
- Phát tán nhờ gió : những quả và hạt phát tán nhờ gió thường có cánh hoặc có túm lông nhẹ
- Phát tán nhờ động vật : quả thường có hương thơm, vị ngọt, có nhiều gai hoặc móc. Hạt có vỏ cứng, dày
- Tự phát tán : những quả và hạt tự phát tán, vỏ quả thường có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt tung ra ngoài.
Câu 4 :
Để hạt nảy mầm tốt phải có đủ các điều kiện như : không khí, độ ẩm, nhiệt độ và chất lượng hạt giống.
Câu 5 : ( cái này cậu tự lm mik chịu )
Câu 6 :
- Cấu tạo của tảo gồm vách tế bào, thể màu, nhân tế bào
- Sự sinh sản của tảo : sinh sản hữu tính
- Lợi ích của tảo : ( SGK, tr.124 )
Câu 7 :
- Cấu tạo của cây dương xỉ : rễ, thân, lá
- Sự sinh sản của cây dương xỉ : sinh sản bằng túi bào tử. Túi bào tử mở nắp, các hạt bào tử rơi ra ngoài, bào tử phát triển thành nguyên tản, sau quá trình thụ tinh, nguyên tản mọc thành cây dương xỉ con.
- Lợi ích của cây dương xỉ :
Cách đây khoảng 300 triệu năm, điều kiện khí hậu lúc đó rất thích hợp cho sự phát triển của Quyết. Về sau do sự biến đổi của lớp vỏ trái đất, khu rừng quyết bị vùi xuống lòng đất, do tác dụng của vi khuẩn và sức ép của tầng trên nên bị biến thành than đá.
Câu 8 :
- Dương xỉ đã có rễ, thân là thật, có mạch dẫn còn cây rêu thì chưa có rễ chính thức, lá và thân chưa có mạch dẫn
- Cây thông tiến hóa hơn dương xỉ ở điểm....( chịu )
Câu 9 :
Hạt một lá mầm và hai lá mầm hay lớp thực vật 1 là mầm và 2 là mầm ???
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
-Trời nắng giòn tan
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: lão, cô, bác, cậu
b. Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật: “chống lại”, “xung phong”, “giữ”
c. Trò chuyện xưng hô với vật như với người: Trâu ơi
Tham khảo
Thời gian trôi qua nhanh quá! Thấm thoát mà đã một năm. Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Bính Tuất.
Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô đón Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả... được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn trồng trong chiếc chậu sứ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.
Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.
Thức ăn đã nấu xong, bà nội tự tay sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn mời tổ tiên về sum họp cùng với con cháu trong dịp Tết.
Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ... Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán... món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.
Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:
- Cháu Đức này! Tuy sinh ra và lớn lên ỏ Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Ninh Bình, ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!
Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:
Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với gương mặt hiền từ và chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật sâu đậm.
Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở làng quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.
Sinh sản của thực vật là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
- Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật gồm:
+ Sinh sản bào tử.
+ Sinh sản sinh dưỡng: thân của, thân rễ.
- Phương pháp nhân giống vô tính (sinh sản sinh dưỡng nhân tạo) đang được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp: ghép chồi (mắt), ghép cành, chiết cành, giâm cành, nuôi cấy tế bào và mô thực vật, trồng hom, trồng chồi.
- Sinh sản vô tính có vai trò quan trọng đối với thực vật và con người.