K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2018

Nông nghiệp:

- Chia ruộng cho nông dân

- Khuyến khích sản xuất: lễ cày tịch điền

- Khai khẩn đất hoang

- Chú trọng thủy lợi

​​​​​​​ Ổn định và phát triển

b)Thủ công nghiệp:

- Nghề cổ truyền phát triển: dệt lụa, kéo tơ, làm giấy...

- Xưởng thủ công nhà nước quản lí: sản xuất vũ khí,...

c) Thương nghiệp:

- Trống nước: nhiều trung tâm buôn bán và cho hình thành

- Nhiều người nước đến buôn bán

12 tháng 11 2018

Nông nghiêp:
+ Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của làng xã.
+ Hàng năm vào mùa Xuân, vua Lê thường về các địa phương cày tịch điền.
+ Đào vát kênh mương, khai khẩn đất hoang.
- Thủ công nghiệp:
​+ Xuất hiện xưởng thủ công nhà nước.
+ Nghề thủ công cổ truyền phát triển.

18 tháng 10 2017

Nguyên nhân làm cho kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển :
- Đất nước độc lập, thống nhất... có điều kiện phát triển kinh tế.
- Nhà nước có những chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao sức mua của nhân dân.
- ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

18 tháng 10 2016

*Nông nghiệp phát triển. Nông dân đưộc làng xã chia ruộng đất công để cày cấy, họ phải đi lính, nộp thuế, lao dịch . Nhà nước chú ý đến thủy lợi , khai hoang, trồng dâu, nuôi tằm. Để khuyến nông , nhà vua làm lễ cày ruộng. Năm 987-989 được mùa . 
*Nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng , rèn sắt, làm giấy, dệt vải ,làm đồ gốm phát triển. Tại kinh đô Hoa Lư, lập 1 số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ khéo, đúc vũ khí, dúc tiền ,may áo mũ cho vua.Kinh đô được xây dựng thêm, các chùa phát triển. 
*Thương nghiệp: Đào sông, đắp đường, thống nhất tiền tệ ( dùng tiền đồng ). Trung tâm buôn bán , chợ làng phát triển. Buôn bán trong nước và với người nước ngoài phát triển , nhất là biên giới Việt Trung. 
Nguyên nhân kinh tế thời Đinh Tiền Lê có bước phát triển : do đất nước đã giành độc lập, thợ giỏi không bị bắt sang Trung Quốc , nhân dân chăm chỉ, có kinh nghiệm lao động. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ, nông nghiệp, thủ công nghiệp bước đầu phát triển. 

18 tháng 10 2016

dung nha

 

29 tháng 12 2019

- Thời Đinh, Tiền Lê :

+ Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

+ Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đã đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.

- Thời Lý, Trần, Hồ :

+ Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức đế phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử đã được các triều đại coi trọng.

+ Dưới triều Lý năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long. Năm 1075 đã cho mở khoa thi quốc gia đầu tiên. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

+ Dưới triều Trần, giáo dục ngày càng mở rộng. Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

+ Dưới triều Hồ đã ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.

- Thời Lê sơ : phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

+ Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

+ Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

+ Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

+ Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

- Tác dụng : Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

24 tháng 2 2016

Nông Nghiệp :

- Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

Thủ công nghiệp :

- Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...
 

Thương nghiệp :

- Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

27 tháng 2 2016

Nông Nghiệp:
- Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
- Thủ công nghiệp : Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...
- Thương nghiệp : Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

haha

 

24 tháng 11 2016

Những việc làm của nhà trần đẻ phục hồi kinh tế là:

- nông nghiệp: đắp đê, khai khản đất hoang

-Thủ công nghiệp: sản xuất vật dụng phục vụ cho triều đình, nhà nước sản xuất thủ công nghiệp phục vụ nhân đân

-thương nghiệp: mở rộng các hệ thống buôn bán ở trong và ngoài nước

2) đắp đê để phát triển nông nghiệp, ngăn chặn việc lũ lụt ruộng vườn, phá hoại mùa màn. Làm kinh tế phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no

3) Thủ công nghiệp thời trần đang từng bước phát triển

24 tháng 11 2016

4.- Thủ công nghiệp
+ Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề : làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng... Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại thành lập làng nghề, phường nghề. Các thạp gốm hoa nâu và gạch đất nung chạm khắc nổi là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.

 

9 tháng 4 2017

Vì:

- Nhờ khai hoang & điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp đàng trong phát triển rõ rệt, năng suất lúa rất cao.
- Trong thế kỷ XVII nước ta xuất hiện một số thành thị bởi vì: Do sự phát triển công thương nghiệp đã tạo điều kiện hình thành nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh Kỳ( Thăng Long ) ngày càng phồn thịnh.
- Quân Tây Sơn được sự ủng hộ hết lòng của quần chúng nhân dân những nơi mà quân Tây Sơn đặt chân đến. Khởi nghĩa từ lúc nổ ra đã hợp với lòng dân. Có bộ chỉ huy nghĩa quân tài giỏi, không chỉ giỏi chiến thuật đánh giặc mà còn giỏi trong việc thu phục các tầng lớp sĩ phu.