K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2016

Không biết tự bao giờ cùng với bến nước sân đình cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút bâng khuâng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao trong chuyện cổ tích trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu "Lý cây đa" người thương ta đã hát. "Cây đa bến nước sân đình" phải chăng đã trở thành phần nào đó của biểu tượng Việt Nam ta?

Thật vậy với đặc tính sinh vật của mình cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm rễ nổi đến đó. Từ rễ mẹ hóa thành nững rễ con. Những cành đa đó như những cánh tay khổng lồ cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó đa còn có bao nhiêu là rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xoà bay trong gió. Những đứa trẻ thi nhau nô đùa m, hò hét Lá đa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm lá chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác không cho quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngắt. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khoẻ chắc kiên cường. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát lành dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sỹ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Nghe bà em kể thời chống Pháp ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa gốc đa là nơi cất giấu thư từ tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ ngọn đa lại là chòi gác máy bay nơi treo kẻng báo động. Em rất tự hào về cây đa và bứ tranh cây đa đầu làng.Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc là bình yên cho xóm cho làng. Phải chăng "thần cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó.

Ai đó có nhớ Bác Hồ đã từng dạy chúng ta phải trồng nhiều cây xanh, đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Em yêu đa đầu làng, nó không chỉ đi vào những dấu ấn lịch sử mà còn là thể hiện biểu tượng cho làng quê em.

Chúc bạn học tốt!

23 tháng 10 2016
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…” “Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…” Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”. Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
2 tháng 8 2020

Nhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.

“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
(“Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy)

Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi. Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng.

Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:

“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
(“Tre Việt Nam”)

Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?

Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính.

Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.

Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh tế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo.

Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác.

Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thường, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên không thể thiếu được những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.

Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất. Vì thế tre chính là biểu tượng cho người Việt Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất.

Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.

17 tháng 10 2018

Bài văn biểu cảm về cây phượng

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc.

Hk tốt

7 tháng 11 2018
Bài văn biểu cảm về cây hoa sưa

Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay... Cứ mỗi độ xuân sang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầy mộng mơ của Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bông tuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốt tinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sưa ngủ vùi giữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồi một ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiên mùa xuân xinh đẹp.

Chẳng có một tâm hồn nào lại không một lần rung lên khi bắt gặp vòm hoa lặng lẽ kiêu sa ấy. Cũng chẳng có vần thơ, tranh nào diễn tả hết cái hồn của sưa, giống như tâm hồn người con gái Hà Nội. Một chiều lang thang trên những con đường quen thuộc, tôi chợt giật mình vì mới chỉ mấy hôm trước đây thôi, hoa sưa còn e ấp điểm vài sắc trắng trên những thân cành khẳng khiu mà giờ lại nồng nàn bung lên sức sống mãnh liệt. Bỗng nhiên cảm thấy lòng rưng rưng, như gặp lại một người bạn cũ. Chẳng có loài hoa nào lại cùng thay lá, đâm chồi, ra hoa và lụi tàn trong một mùa duy nhất như hoa sưa.

Cũng thật chẳng sai khi ai đó nói rằng: "hoa sưa có mùa và mùa ngắn nhất năm". Nhanh lắm, cái khoảnh khắc hoa rộ lên để rồi lại vụt qua chỉ như trong chớp mắt. Vẻ đẹp tươi tắn nhưng cũng thấm đẫm những u hoài, hoa mang trong mình quy luật vĩnh hằng của tạo hoá, cái đẹp thế gian chẳng thể được cho riêng ai, rồi sẽ đến một lúc lụi tàn. Nếu như Hà Nội mùa thu làm say lòng người bởi hương hoa sữa thơm nồng từng con phố, nếu như mùa đông làm hiu hắt không gian với những cây sấu già trơ trụi, nếu như mùa hè cháy lên sắc tím bằng lăng, thì tạo hoá cũng thật công bằng khi ban cho mùa xuân một nét riêng của mình – hoa sưa. Dưới cái nắng nhẹ nhàng của mùa xuân, sắc hoa sưa thật chan hoà, dịu dàng, nhưng nếu đứng dưới tán hoa sưa sau cơn mưa, mới cảm nhận hết sự khác biệt kỳ lạ của nó.

Giống như một thứ ánh sáng mát mẻ, vừa làm tâm hồn người ta thanh tĩnh, có thể xua tan hết muộn phiền... hoa sưa gắn với tôi "cả một trời" kỉ niệm của thời sinh viên. Đó là những ngày đi học qua con đường Hoàng Hoa Thám xanh mướt bốn mùa với những tán cây rợp lá. Đó là những chiều lang thang trong vườn Bách thảo để nhớ tên của các loài cây. Và đặc biệt hơn, đó là vào mùa xuân, khi những chùm sưa đầu tiên hé nở, rồi rộ lên như say, như mê trong một sắc màu tinh khiết.

Năm nay, hoa sưa nở vẫn nhiều, vẫn đẹp đến lạ, nhưng tôi chợt thấy buồn vì không phải ai cũng hiểu và trân trọng vẻ đẹp một thành phố, nhờ có những chùm hoa sưa tinh khiết thanh tao. Tiền bạc, lợi lộc đã làm con người ta mờ mắt và ích kỷ phạm tội, để chẳng ngại ngần giữa đêm trộm đốn ngã từng thân cây gỗ sưa, để những dòng nhựa chảy ra âm thầm, xa xót. Khách du lịch đến Hà Nội cũng yêu sắc trắng thuần khiết của những chùm hoa li ti kia lắm. Thế nhưng họ đâu hiểu rằng loài hoa bé nhỏ này giờ không còn được sống cuộc sống bình yên.

Giữa lòng phố cổ yên ả, cây sưa vẫn từng ngày từng giờ lo lắng bởi không biết sẽ bị đốn ngã lúc nào.. Năm nay, hoa sưa vẫn đẹp dịu dàng, vẫn say men hương nồng trời đất... Nhưng hoa có cảm hoá được chăng những tâm hồn cằn cỗi để một ngày biết rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống? Biết hoa có lòng người? Biết người có hiểu lòng hoa......!?

8 tháng 10 2016

Mình gợi ý cho bạn dàn bài nhé :)
MB : 
Sân trường em được bao trùm bởi 1 màu xanh ngắt của cỏ cây .
Cây phượng thì ....... Cây Sứ thì ...... ( bạn nêu những đặc điểm nổi bật của nhữg cây có trong sân )
Vậy mà em lại xao động trước một loài cây bình dị nhưng thân thương : cây bàng

TB : 

1/. tả bao quát 
Dáng cây cao to ... cành đưa bốn phía tạo bóng mát rộng 
cảm giác giống như là bác bảo vệ canh gác . ( bạn nêu một vài cảm xúc hay sử dụng những từ miêu tả có tính biểu cảm )

2/. tả chi tiết 

Rễ : cắm sâu xuống đất tìm dưỡng chất -> tính cần cù , chăm chỉ chắt chiu dưỡng chất
Thân : xù xì , màu nâu ( như đất mẹ ) -> nhỏ chưa = vòng tay 2 , 3 đứa trẻ nhưng cây vẫn đứng vững vàng chống chọi ới mưa bão -> Mạnh mẽ , kiên cường 
Cành : chia nhiều nhánh 
Lá : to hơn bàn tay của em ... màu sậm , gân lá trồi lên -> dù to nhưng mảnh mai -> dáng vẻ dù bên ngoài mạnh mẽ nhưg bên trong rất yếu ớt cần che chở 
.........
( bạn có thể tả thêm hoa quả và bỏ cành nhưng coi chừng lộn qua miêu tả bạn nhé :) )
3/. : kể về 1 kỉ niệm
 
_ phần này là phần biểu cảm gián tiếp nên bạn chọn lọc những câu chuyện cảm động nêu bật được tình yêu của mình đối với cây là ổn 
vd : bị điểm kém , chạyxuống gốc cây ngồi khóc , cảm giác đc cây an ủi và bảo vệ .............
hay là trèo cây hái trái bàng té nhưng có cành bàng đỡ ,cành bàng hy sinh để em đc lành lặn v..v..v

KB : Cảm nghĩ về cây bàng ( yêu , thương , quý , ... )
 

6 tháng 10 2016

Không có vẻ đẹp lộng lẫy, trang trọng như cây phượng, cây mai; như hoa đào, hoa cúc. Không kiêu hãnh vươn cao như cây dừa, cây phi lao ... Sống khép nép, khiêm nhường ở sau vườn nhà, những cây chuối đứng bên nhau tạo một khoảng vườn xanh mát. Ở quê tôi, cây chuối đã bao đời sống gắn bó với người  nông dân  khó nghèo, lam lũ. Tôi quí yêu cây chuối bởi vẻ đẹp rất riêng của nó.

Thân chuối tròn, nhẵn. Từ nhỏ hay tò mò, tôi đã ngồi bóc từng bẹ chuối để bất ngờ nhận ra, bên trong chỉ là lỏi chuối màu trắng. Ấy thế mà từng chiếc bẹ cứ nối tiếp từng vòng, từng vòng ôm ấp để làm nên một vóc dáng lực lưỡng của thân chuối. Tàu lá chuối dài như một tấm vải mềm màu xanh tươi non. Cứ như thế, nhiếu tàu lá vừa to, vừa dài xoè ra làm thành chiếc dù lớn để che chở cho những nụ, những chồi bé bỏng, tươi non ...Những đêm trăng, đứng ở góc nhà nhìn ra, từng tàu lá chuối đẫm sương ánh lên như nước, sóng sánh cùng màu trăng gợi trong lòng ta bao cảm xúc. Từ giữa cây chuối, ở trên cùng, tàu lá non mềm cuộn tròn như một phong thư ủ kín, bọc lấy cái vẻ tinh khiết của khí trời, nhựa sống, bọc lấy vẻ mềm mại của biết bao hương vị đồng quê để rồi cứ mỗi ngày mới, cái phong thư xanh non mềm mại ấy dần mở ra chao mình trong nắng mang theo cả sắc trời xanh trong và màu nắng sớm. Làm sao không say sưa khi đứng nhìn buồng chuối non buông thả dần từng chiếc xuồng màu hồng sẫm xuống thảm cỏ xanh. Hoa chuối ngọt ngào, quyến rũ làm sao vì thế mà khu vườn nhà tôi rập rờn ong bướm và rộn ràng tiếng chim .

Nội tôi thường kể về những ngày ăn củ chuối thay cơm. Những ngày gian khổ ấy, lá chuối cùng lá dong, lá ráy đã cùng bà cùng mẹ đi về trong mỗi phiên chợ. Lá chuối trong tay bà thành gói chè, gói muối, chiếc lá chuối quê nhà đã gói những thương yêu. Và giờ đây, khi tết đến xuân về, trước mỗi sân nhà phơi mấy tàu lá chuối, chiếc lá đã nhận sứ mệnh vô cùng cao cả. Nó đùm bọc, chở che, ủ kín cả hương vị đồng quê để làm nên những chiếc bánh chưng bánh giày mang đậm vẻ đẹp truyền thống của dân tộc ta. Trong những ngày lễ tết, người dân quê tôi trân trọng chọn những nãi chuối vàng tươi để dâng lên ông bà tổ tiên. Nhìn những nải chuối vàng tươi, trong tôi dậy bao suy nghĩ. Phải chăng những chiếc rể cần cù, chịu khó, âm thầm bám vào mãnh đất quê nhà để làm nên màu vàng tươi dân dã? Phải chăng những tàu lá xanh đã uống từng giọt sương đêm cùng màu trăng tiếng gió để rồi người dân quê tôi dâng lên ông bà tổ tiên tất cả sự tinh tuý, thanh khiết của cuộc đời !

Với tuổi thơ tôi, cây chuối đã hoá thân vào biết bao trò chơi đồng nội. Lá chuối làm kèn, gắn vào ống đu đủ làm thành đội kèn tí hon rộn vang cả xóm. Những ngày nước nổi, chúng tôi cùng chiếc bè chuối dạo khắp xóm làng. Lá chuối làm cờ, bẹ chuối làm súng, chúng tôi hoá thân thành những chiến sĩ trung kiên giữ làng giữ nước. Những buổi chiều quê với những chiếc thuyền bằng búp chuối màu đo đỏ chở ước mơ của chúng tôi về quê nội, quê ngoại, về một miền quê xa nào đó ...

Bây giờ cuộc sống đã khá hơn nhiều, chiếc lá chuối quê tôi vắng dần trong từng phiên chợ. Bây giờ ở những cửa hàng sang trọng từ quê đến phố, người ta bày bán biết bao loại kẹo bánh với những nhãn hiệu sang trọng. Bây giờ gian hàng hoa quả có biết bao trái cây khác lạ, có cả những trái cây được nhập từ những nước anh em. Nhưng với tôi những nải chuối vàng tươi và hương vị  của nồi bánh tét ngày tết với mùi thơm của lá chuối quê nhà vẫn là hồn quê hồn nước. Cây chuối vẫn còn đó như vẫy gọi những người xa quê nhớ về vẻ đẹp dân dã của những miền quê vô cùng êm ả ...

Vườn chuối sau nhà tôi vẫn sớm chiều râm mát. Đứng dưới vườn chuối trong những trưa hè mới cảm nhận được hết cái mát lạnh rất đổi quê nhà. Nếu phải xa quê, xa nhà, tôi sẽ nhớ đến nao lòng cái bóng râm và màu xanh dịu mát ấy!

30 tháng 9 2016

Cây phượng vĩ
 

I. DÀN Ý

1.  Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cây hoa phượng được trồng ở đâu? Từ bao giờ?

2.  Thân bài:

* Tả cây phượng:

- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng của nó ra sao?

- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... nhưthể nào?

- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm? Màu sắc của cánh hoa, nhuỵ hoa?

- Cây phượng gắn bó với đời học sinh ra sao?

3.  Kết bài:

* Tình cảm của em đối vói cây hoa phượng:

- Yêu mến, gắn bó, xem cây phượng như người bạn thân thiết...

30 tháng 9 2016

“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.

Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát.
Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng.  phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò" muaf hoa phượng kết thúc học sinh quay trở lại trường học được gặp bạn bè, thầy cô rất vui khi bước vào năm học mới
Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.

20 tháng 10 2016

a) Cảm xúc về vườn nhà

- Mở bài:

+ Giới thiệu khu vườn. + Tình cảm của bạn thân đối với vườn nhà.

- Thân bài.

+ Khu vườn có từ lúc nào?

Ai xây dựng nên?

+ Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.

+ Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.

+ Vườn và cây trái suốt bốn mùa.

- Kết bài:

+ Cảm xúc về vườn nhà.
 

b) Cảm xúc về người thân

1. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

leuleuleuleuleuleuleuleuleuleu

22 tháng 11 2021

Sống mấy chục năm rồi :)) Chưa biết hình dạng cây hoa hướng dương ntn , sầu

22 tháng 11 2021

Ui là chời 😂😂😂