Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo;
Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ
Tham khảo:
Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ.
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là đoàn kết. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh biểu tượng “một cây” - “ba cây” để khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chỉ cần con người biết chung tay góp sức sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để chạm đến thành công.
Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn. Từ trong quá khứ cho đến hiện tại điều đó đã được minh chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng đã từng khẳng định rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Mọi công việc nếu chỉ làm một mình, có thể mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành, thậm chí là không thể hoàn thành. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.
Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”
Đến hiện tại, trước xu thế toàn cầu hóa, Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.
Là một học sinh, việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của thân.
Tóm lại, đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bởi vậy mà mỗi người hãy chi nhớ câu tục ngữ trên như một lời khuyên quý giá góp phần chung tay xây dựng và phát triển đất nước.
THAM KHẢO
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu “Không thầy đố mày làm nên” như một lời nhắc nhở gửi gắm đến con cháu.
“Thầy” dùng để chỉ những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người. Còn “làm nên” có nghĩa là thành công trong sự nghiệp hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Như vậy, “Không thầy đố mày làm nên” ý muốn nói nếu như không có người định hướng đúng đắn, dẫn dắt và chỉ bảo cho ta từng bước đi, từ những bước đơn sơ ban đầu đến những bước ngoặt quan trọng, dẫn dắt ta đi đúng đường, đúng hướng thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy tương lai tươi sáng chứ chưa nghĩ đến chuyện đạt được tới thành công.
Với truyền truyền thống hiếu học, dân tộc Việt Nam luôn coi trọng người thầy. Không chỉ riêng câu tục ngữ trên mà tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô:
“Kính thầy mới được làm thầy”
Hay:
“Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Nếu cha mẹ đã có công ơn sinh thành dưỡng dục, còn người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Khi đến trường, chúng ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành.
Chính vì vậy mà ngày 20 tháng 11 hàng năm đã được lựa chọn là ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc nhằm tri ân thầy cô giáo - những người lái đò cần mẫn đã đưa biết bao thế hệ học sinh đến với bến bờ của thành công. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô? Có ai trưởng thành mà không nhớ đến những người dạy dỗ chúng ta năm xưa. Ngay cả đến những vị nguyên thủ quốc gia đứng đầu đất nước, mỗi khi đến dịp lễ 20 tháng 11, họ cũng đều dành những lời tri ân sâu sắc đến những người thầy năm xưa…
Đúng thôi nhưng chưa đủ, bởi bên cạnh thầy cô, con người cũng có thể học được nhiều bài học bổ ích từ người thân, bạn bè hoặc ngay từ một người xa lạ. Bởi vậy mà câu tục ngữ trên có phần hơi tuyệt đối hóa vai trò của thầy cô. Cần hiểu được rằng vai trò của những thầy giáo, cô giáo là quan trọng. Nhưng họ không chiếm tuyệt đối.
Đối với bản thân, em luôn cố gắng học tập thật tốt, vâng lời dạy dỗ của thầy cô để gặt hái được thật nhiều điểm tốt. Bởi đó chính là món quà ý nghĩa nhất để gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo.
Tóm lại, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” đã để lại bài học quý giá cho con người. Chúng ta hãy ghi nhớ công ơn của thầy cô - những người lái đò cần mẫn.
Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Vì thế cha ông ta có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. “Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn “ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn “chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.
Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”
Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.
Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.
Tuy nhiên đoàn kết gắn bó cũng không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.
Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.
Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập tọe đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Phần 1.
a. PTBĐ: Tự sự
b. Cách lập luận: Nêu dẫn chứng -> khẳng định luận điểm.
c. Nội dung: Khẳng định tài năng và đức độ về mọi mặt của Trần Quốc Khải.
Phần 2.
1. Giải thích:
- Lời dạy của Bác khẳng định 2 vấn đề trọng tâm: học tập và lao động. Trong lĩnh vực nào cũng cần dành nhiều tâm huyết và nghiêm túc, nỗ lực để đạt được hiệu quả, thành tựu.
- Học tập tốt, lao động tốt chính là cách để xây dựng đất nước giàu mạnh, sánh vai được với cường quốc năm châu.
2. Chứng minh:
- Tấm gương từ chính bản thân Bác: Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Từ khi Bác ra đi với hai bàn tay trắng để tìm đường cứu nước đến khi Bác đưa lí tưởng Cách mạng và đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Bác là tấm gương học tập suốt đời, làm việc suốt đời.
- HS lấy thêm dẫn chứng về những tấm gương trong cuộc sống.
3. Bình luận:
- Nêu vai trò, tác dụng của việc học tập tốt, lao động tốt.
- Phản đề: nếu không học tập tốt thì sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội.
- Làm thế nào để học tập tốt, lao động tốt (đưa ra phương pháp): khiêm tốn, nỗ lực, ý thức học hỏi mọi lúc mọi nơi...
- Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động.
Để những nét đẹp văn hóa của cha ông được lan tỏa trong cuộc sống hôm nay, chúng ta cần:
+ Giữ gìn, bảo tồn và phát huy những truyền thống, nét đẹp văn hóa tốt đẹp ấy.
+ Giới thiệu, lan tỏa rộng rãi vẻ đẹp đến cho mọi người.
+ Có cho mình cách sống, cách suy nghĩ đúng đẹp, cao đẹp.
+ Mỗi người cần tự có ý thức trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa mà cha ông để lại.
+ Các chính quyền, địa phương cần tu sửa lại những giá trị văn hóa có thể cải tạo.
Tham khảo
Kho tàng tục ngữ của ông cha ta đã để lại rất nhiều bài học quý giá. Một trong số đó là câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Hình ảnh “một cây” nhằm chỉ số ít, còn “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Qua hình ảnh trên, ông cha ta muốn khẳng định về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.
Đây là một lời khuyên vô cùng đúng đắn đã được chứng minh từ trong lịch sử dân tộc cho đến ngày hôm nay. Trong những năm đất nước ta phải đối mặt với giặc ngoại xâm, tinh thần đó đã được thể hiện mạnh mẽ nhất. Hơn một nghìn năm nhân dân ta chịu ách nô lệ của triều đình phong kiến phương Bắc. Nhưng ở bất kì giai đoạn nào cũng có bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù. Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông...
Ngày hôm nay, khi đất nước được tự do, độc lập. Con người được hưởng ấm no, hạnh phúc. Nhưng vẫn có những hiểm họa khác đe dọa đến cuộc sống bình yên đó như thiên tai, dịch bệnh. Thì sự đoàn kết lại càng được thể hiện mạnh mẽ. Cả thế giới đã phải ngưỡng mộ trước tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong đại dịch Covid-19. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân.
Quả là, đoàn kết đem đến sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ý thức được điều đó, mỗi học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự đoàn kết được thể hiện qua những hành động đơn giản như biết giúp đỡ bạn bè gặp hoàn cảnh khó khăn, không đánh nhau chửi nhau…
Tóm lại, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã đem đến cho chúng ta bài học vô cùng ý nghĩa. Mỗi người hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
refer
Kho tàng tục ngữ của ông cha ta đã để lại rất nhiều bài học quý giá. Một trong số đó là câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Hình ảnh “một cây” nhằm chỉ số ít, còn “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Qua hình ảnh trên, ông cha ta muốn khẳng định về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.
Đây là một lời khuyên vô cùng đúng đắn đã được chứng minh từ trong lịch sử dân tộc cho đến ngày hôm nay. Trong những năm đất nước ta phải đối mặt với giặc ngoại xâm, tinh thần đó đã được thể hiện mạnh mẽ nhất. Hơn một nghìn năm nhân dân ta chịu ách nô lệ của triều đình phong kiến phương Bắc. Nhưng ở bất kì giai đoạn nào cũng có bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù. Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông...
Ngày hôm nay, khi đất nước được tự do, độc lập. Con người được hưởng ấm no, hạnh phúc. Nhưng vẫn có những hiểm họa khác đe dọa đến cuộc sống bình yên đó như thiên tai, dịch bệnh. Thì sự đoàn kết lại càng được thể hiện mạnh mẽ. Cả thế giới đã phải ngưỡng mộ trước tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong đại dịch Covid-19. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân.
Quả là, đoàn kết đem đến sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ý thức được điều đó, mỗi học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự đoàn kết được thể hiện qua những hành động đơn giản như biết giúp đỡ bạn bè gặp hoàn cảnh khó khăn, không đánh nhau chửi nhau…
Tóm lại, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã đem đến cho chúng ta bài học vô cùng ý nghĩa. Mỗi người hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.