Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thạch Sanh có đầy đủ những đặc điểm của truyện cổ tích, vì:
- Truyện có kết cấu của một câu chuyện cổ tích. Mở đầu bắt đầu với yếu tố phi thời gian "ngày xửa ngày xưa", kết thúc bao giờ cũng có hậu.
- Truyện bao giờ cũng có những chi tiết kì ảo:
+ Thạch Sanh ra đời kì lạ: là thái tử con ngọc hoàng sai xuống đầu thai làm con của vợ chồng già phúc hậu, bà mẹ có mang mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh.
+ Lớn lên thần kì: sớm mồ côi cha mẹ, sống thui thủi dưới gốc đa già, được ngọc hoàng sai thiên thần xuống dạy cho võ nghệ và nhiều phép thần thông.
+ Lập chiến công: giết chằn tinh, bắn đại bàng, cứu công chúa, con vua thủy tề, lại dùng tiếng đàn và niêu cơm thần thu phục được quân dịch của 18 nước chư hầu.
=> Nhân vật đứng về phe chính diện thường được lực lượng thần kì phù trợ và hiển linh để chiến thắng cái xấu cái ác.
- Thể hiện ước mơ và khát vọng của nhân dân tự ngàn đời về cuộc đấu tranh thiện - ác, thiện luôn thắng ác. Công lí, thắng lợi luôn thuộc về phe chính nghĩa, người ở hiền luôn gặp lành.
Truyện Thạch Sanh đầy đủ các chi tiết cổ tích
+có chi tiết tưởng tượng kì ảo
+truyện nói về ước mơ công bằng của nhân dân ta
- JEWLIE
- 16/10/2019
Ý nghĩa của cây đàn thần trong truyện Thạch Sanh là:
+ Tượng trưng cho công lí
+ Tiếng đàn của tình yêu
+ Tượng trưng cho lòng nhân đạo
+ Tiếng đàn đã cứu công chúa khỏi bị câm, giúp Thạch Sanh thoát khỏi cảnh tù tội và minh oan cho mình, vạch trần tội ác của Lí Thông.
hok tốt
đây là thể loại truyện cổ tích nên bn hãy xem xét kỹ khái niệm của nó và đưa ra kết quả nhé ^_^
Ngày xưa có một chàng trai tên là Mã Lương từ nhỏ mồ côi cha mẹ, cậu bé học vẽ rất giỏi nhưng vì nghèo không có cây bút nào trong tay. Thần linh biết điều đó đã cho em cây bút thần có thể vẽ mọi thứ thành sự thật. Em vẽ để giúp cho người nghèo khổ lương thiện. Địa chủ trong vùng không thuyết phục được Mã Lương vẽ cho hắn để thỏa lòng tham lam, hắn nhốt em với ý định giết, Mã Lương trốn thoát và ngồi trên yên ngựa em vẽ tên, cung tên đã bắn chết tên địa chủ độc ác.
Em về con cò nhưng vô tình để rơi giọt mực vào mắt, cò bay đi. Sự việc làm chấn động và đến tai vua. Vua sai bắt Mã Lương về cung. Tên vua bắt Mã Lương vẽ nhiều thứ để thỏa lòng tham. Mã Lương đã vẽ biển theo yêu cầu của nhà vua, vẽ thuyền cho vua đi, sau đó Mã Lương vẽ sóng và bão tố để nhấn chìm tên vua độc ác, tham lam kia.
1. Ý nghĩa của niêu cơm thần
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.
2. Ý nghĩa của tiếng đàn
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Truyện Cây bút thần được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân.
Cây bút thần lí thú và gợi cảm ở chỗ:
- Là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương,có những khả năng kì diệu
- Chỉ ở trong tay Mã Lương, bút thần mới tạo ra được những vật như mong muốn, còn ở trong tay những kẻ ác, nó tạo ra những điều ngược lại.
- Cây bút thần thực hiện công lí của nhân dân: giúp đỡ người nghèo khó và trừng trị kẻ tham lam độc ác. Nó cũng thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Thế hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: Những người chăm chỉ tốt bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác, tham lam bị trừng trị.
- Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác.
Còn Thạch Sanh
Chi tiết thần kì, đặc sắc nhất trong truyện là tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh
- Chi tiết tiếng đàn:
+ Giúp Thạch Sanh được giải oan, vạch mặt được kẻ xấu là Lý Thông
+ Tiếng đàn là biểu trưng của công lý và công bằng xã hội
- Chi tiết niêu cơm:
+ Thể hiện sự hòa ái, khoan dung của Thạch Sanh
+ Đây cũng chính là tấm lòng nhân đạo, ưa chuộng hòa bình của nhân dân ta
- Kẻ xấu, kẻ ác dù mưu mô xảo trá tới đâu cũng bị trừng phạt
- Người hiền lành, tốt bụng sẽ được đền đáp, được sống hạnh phúc
-> Đây là kiểu kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích nhằm thể hiện ước mơ của người dân về một cuộc sống hạnh phúc, công bằng, hòa bình
(mình chỉ làm dc thế thôi)