Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống, sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Một cuốn sách chính là “người bạn lớn của con người”.
“Sách là người bạn lớn của con người” đã cho thấy tầm quan trọng của sách. Nó giống như người bạn đồng hành cùng với con người vượt qua mọi thử thách. Những cuốn sách cũng giống như những người bạn, dạy cho mỗi người nhiều bài học bổ ích. Không chỉ là những bài học kiến thức mà còn là bài học cuộc sống.
Đầu tiên, sách cung cấp kiến thức cho con người. Đó là một điều mà không ai có thể phủ nhận. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ tri thức của nhân loại. Từ xưa đến nay, con người học tập đều cần có những cuốn sách hỗ trợ. Dù là bất kì lĩnh vực nào, chỉ cần đọc sách, con người sẽ tìm được đáp án mà mình muốn biết.
Tiếp đến, đôi khi những cuốn sách còn giúp bạn xác định được cho mình những mục tiêu, gây dựng những ước mơ tốt đẹp. Khi đọc một cuốn sách hay, chúng ta sẽ có thêm niềm tin, sức mạnh để vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống. Tất cả điều này sẽ giúp bạn trở thành một người thành công hay thất bại.
Sách còn có khả năng cảm hóa con người. Sách giúp chúng ta khơi dậy những tình cảm sống động: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Khi đọc tác phẩm “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, người đọc sẽ cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng như sự xót xa của tác giả trước cảnh ngộ của đất nước. Đọc truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, người đọc sẽ thương xót cho thân phận bất hạnh của cô bé bán diêm tội nghiệp, căm giận một xã hội vô cảm đã gián tiếp dẫn đến cái chết của cô bé. Từ đó, truyện khơi gợi trong lòng người đọc tấm lòng yêu thương, biết chia sẻ và đồng cảm.
Với tầm quan trọng như vậy, chúng ta cần phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Khi đọc sách lại cần “đọc cho kĩ” tức là vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm để hiểu được cuốn sách đó một cách sâu sắc nhất. Đôi khi, những cuốn sách có dung lượng lớn khiến chúng ta quên ngay sau khi đọc. Vì vậy việc đọc sách kết hợp với ghi chép lại nội dung chính, những vấn đề liên quan đến cuốn sách đó theo một hệ thống cũng là một phương pháp hiệu quả.
Như vậy, “Sách là người bạn lớn của con người” là hoàn toàn đúng đắn. Hãy coi trọng những cuốn sách, bởi đó là “ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Mong sẽ vừa ý bn
Em tham khảo đề 1 :
Dàn ý tham khảo:
- Mở bài: Vấn đề cần chứng minh ở đây là '' lòng biết ơn ''
- Thân bài:
* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: ở đây muốn chúng ta là người sử dụng quả ngon do người khác làm ra thì phải biết ơn người tạo ra nó
+ Nghĩa bóng: câu muốn đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa đến mọi người là hãy biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng
* Những dẫn chứng:
+ Những ngày lễ do chúng ta tổ chức để bày tỏ sự biết ơn
_ Ngày 8/3, ngày 10/3 giỗ tổ
+ Đền đáp, nhớ đên công lao của họ
- Kết bài: nêu đánh giá, nhận xét của em về câu tục ngữ
+ Câu tục ngữ rất đúng đắn
*Bài làm tham khảo:
Nước Việt Nam ta với hơn 4000 năm lịch sử chống giặc ngoại xâm và giữ nước vẫ luôn sống trên những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Với hàng ngàn đạo lí nhân sinh, trong đó có cả lòng biết ơn - một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Cũng từ đó, câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' xuất hiện. Nó là đúc kết của những kinh nghiệm quý báu ông cha ta.
Đúng vậy, ta đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Cho nên, trong câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, Uống nước nghĩa là đang sử dụng một loại nước nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Nguồn chính là nơi hình thành, tạo ra thứ nước đó để chúng ta uống. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu. Mọi người ai ai cũng phải uống nước. Để làm gì ? Để được tồn tại, được phát triển. Chính như thế mà nguồn nước cũng tương đương với sự sống muôn loài. Chúng ta phải biết ơn nguồn nước đó vì nó là nơi hình thành nên thứ nước chúng ta đang sử dụng.
Không chỉ thế, tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát cả. Chính vì thế, xét về nghĩa khái quát câu tục ngữ chính là một quy luật: Đã uống nước thì phải nhớ nguồn. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng tự ta có thể vượt qua được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Và đó là cái mà ta cần phải biết ơn. Lòng biết ơn sẽ không làm ta mất mát bất cứ thứ gì mà còn giúp ta nhận thêm sự yêu quí từ người khác. Vì thế, chúng ta nên rèn luyện và phát huy đạo lí tốt đẹp ấy.
Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '', câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' cũng đã ca ngợi đạo lí này. Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Họ đã phải hy sinh nhiều thứ để ta có được ngày hôm nay. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn. Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.
Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.
Nói tóm lại, câu tục ngữ đã mang lại nhiều giá trị về văn hóa tinh thần cho dân tộc ta. Và đó cũng là một lời khuyên, một lời nhắc nhở về lòng biết ơn trong xã hội ngày nay. Dân tộc ta phải luôn giữ vững và phát huy tinh thần ấy.
Đề 1 :
Lập dàn ý cho bài văn : Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !
Mở bài: Bạn có thể nêu tác dụng của việc học một cách khái quát hoặc hậu quả nếu không chịu khó học tập => nếu không chịu khó học tập sẽ không làm được việc gì có ích
Thân bài:
- Giải thích
+ Học là gì? (Học là con đường tiếp thu và tích lũy tri thức. Đó chính là quá trình mỗi người chiếm lĩnh tri thức của nhân loại làm hành trang bước vào cuộc sống. Học tập có một tác động không nhỏ tới mọi người và tương lai của mỗi người. Học tập giúp ta khám phá cuộc sống khám phá chính bản thân mình, rèn cho ta lối sống cách cư xử có văn hóa và đặc biệt là giúp ta hòa nhập với cộng đồng...)
+ Nêu một số dẫn chứng những tấm gương thành công bằng việc học.
+Học có nhiều dạng học: Học nghề, học phổ thông, học nâng cao, học chuyên nghiệp.....
- Khẳng định sự quan trọng của việc học:
+ Truyền thống của dân tộc ta tôn sự trọng đạo, coi trọng sự học, coi trọng thầy giáo.
+ Trong kháng chiến chống Pháp Mỹ (Ví dụ như kháng chiến chống Pháp chúng thực hiện chính sách "Ngu dân" với dân ta không cho dân ta học hành khiến dân ta kém hiểu biết để dễ bề cai trị....)
+ Hiện nay việc học quan trọng thế nào (Cuộc sống ngày càng hiện đại làm gì cũng cần phải có kiến thức...)
- Thực trạng hiện nay (Có nhiều bạn không xác định được mục đích thực sự của việc học. Nhiều bạn đi học chỉ để ba mẹ vui lòng, nhiều bạn thì coi việc học như một lẽ tự nhiên đến tuổi thì phải đi học, nhiều bạn lại học gạo học chay cúp tiết. Thậm chí nhiều anh chị là SV rồi vẫn không coi việc học là quan trọng chỉ học đối phó để có bằng. Đặc biệt là hiện nay, tệ nạn học đường xảy ra ngày càng nhiều.Nhiều bạn học sinh đốt cháy thời gian bỏ mặc mơ ước để chơi game. Việc mua bằng bán cấp diễn ra một cách tràn lan....) Trước thực trạng đó chúng ta phải làm gi`?
- Hậu quả nếu không học tập.
Kết bài: Nếu mở bài bạn nêu lợi ích của việc học thì kết bài cũng thế còn nếu mở bài bạn nêu hậu quả nếu không học tập thì kết bài cũng thế
Đề 2 :
Dàn bài:
1. Mở bài
– Giới thiệu vấn đề nghị luận (bảo vệ rừng thiên nhiên)
– Nêu rõ sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, từ xa xưa cho đến nay con người và thiên nhiên gắn bời với nhau như thế nào.
– Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (theo cả 2 nghĩa đó là tích cực và tiêu cực)
2. Thân bài
– Nêu ngắn gọn khái niệm về môi trường, tầm quan trọng của vấn đề môi trường với con người.
– Chứng minh việc phá hại rừng là tổn hại rất lớn đối với đời sống của con người ( như mấtđộng vật, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt, mất mùa ).
– Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đều con người và thiên nhiên như không có nước sạch, lũ lụt, môi trường ô nhiễm,…
– Liên hệ ngay đến việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương
– Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại. Con người cần phải làm gì để bảo vệ rừng và môi trường sống được tốt đẹp ?
3. Kết bài
– Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn và cần được ngăn chặn kịp thời.
– Kêu gọi, vận động mọi người mọi tầng lớp biết cách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ bản
thân mình và toàn xã hội.
Sách là phương tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp thắc mắc, giải trí... Do đó, La Rốt-sơ-phu-côn đã nhận định: Một quyển sách tốt là một người bạn hiền.
Thực tế cho thấy sách là một người bạn tinh thần kì diệu. Sách tốt là sách giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự kiến tương lai, khoa học viễn tưởng. Sách tốt mở ra trước mắt ta những chân trời mới. Có sách tốt lại cũng có sách xấu. Ý kiến trên đã so sánh sách tốt với bạn hiền. Vậy bạn hiền là bạn như thế nào? Đó là người bạn giúp đỡ ta, hướng dẫn ta học tập những điều hay lẽ phải. Do tác dụng tốt đẹp tương tự nói trên. La Rốt-sơ-phu-côn mới ví von: Một quyền sách tốt là một người bạn hiền.
Để hiểu thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, không gì bằng đọc tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao. Các tác phẩm ấy đã miêu tả thân phận của những người cố nông như chị Dậu, lão Hạc. Trong xã hội thực dân phong kiến ấy, con người bị đánh thuế, bị xem như một món hàng. Cái Tí bị đem bán và trả giá cũng như một đàn chó, gánh khoai. Tình cảnh đói nghèo của lão Hạc tiêu biểu cho hàng triệu người sống mòn dưới xiềng xích thực dân. Lão Hạc chết đói để giữ tròn nhân phẩm, đạo nghĩa, chết để cho con trai được sống. Lão chết mà không làm phiền làng xóm trong việc hậu sự. Từng suy nghĩ, từng hành động của lão Hạc sáng lên những bài học đạo đức về tình cha con, tình nhân đạo. Như thế sách như một người bạn hiền kể lại cho ta bao điều đau thương, bao kiếp người điêu linh đói khát mà vẫn giữ trọn tình vẹn nghĩa.
Sách không chỉ giúp ta hiểu về thân phận người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến mà còn đưa ta đến với những mảnh đời ở những miền xa xôi khác. Đọc Cố hương của Lỗ Tấn, ta mới hiểu sống trong nghèo khó và áp bức, một chú bé thông minh, hoạt bát đã trở nên nhút nhát như thế nào qua nhân vật Nhuận Thổ. Đọc Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô, ta mới hiểu bên trời Tây kia, tuy nổi tiếng là văn minh, vẫn có những người khốn khổ: Giăng-van-giăng đói nghèo, chỉ vì ăn cắp một ổ bánh mì cho đàn cháu đang đói mà phải chịu mười chín năm tù khổ sai. Sách giúp ta nhận thức, cho ta cảm xúc dạt dào với những cảnh tình đáng thương, đáng trân trọng, thấm thía hơn hạnh phúc của con người trong một xã hội công bằng và nhân ái. Từ đó, sách giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ - ước mơ một xã hội tốt đẹp.
Những lúc buồn chán, ta cũng có thể tìm người an ủi nơi Nghìn lẻ một đêm hay đến với Những cuộc phiêu lưu kì thú của Rô-bin-sơn Cru-sô. Ta như được hòa nhập, được làm bạn với nhân vật đáng yêu trong sách. Ta sung sướng tự hào khi con người chiến thắng thiên nhiên. Chính những quyển sách như thế đã cho ta thấy rõ ý chí lớn lao, khả năng chinh phục thiên nhiên của con người, bắt thiên nhiên phục vụ con người.
Đến với những truyện cổ tích, thần thoại, ta luôn được an ủi, cảm thông cùng với số phận và ước mơ của các nhân vật thiện. Truyện Ăn khế trả vàng cho thấy người anh tham lam bị chết thảm, người em hiền lành được hưởng giàu sang sung sướng. Người trai cày trong Cây tre trăm đốt được cưới con gái của nhà giàu nhờ sự chăm chỉ, thật thà, được bụt giúp đỡ. Bụt hiện ra hỏi: Tại sao con khóc? Thế là sau đó, mọi bế tắc đã được giải quyết ổn thỏa, đáp ứng ước mơ của nhân dân. Như thế sách là bạn hiền của tuổi thơ, là nguồn động viên, an ủi cho người lương thiện đang gặp bước gian truân.
Tuy nhiên, nếu như trong xã hội có bạn hiền và bạn xấu thì sách cũng có thể có sách tốt và sách không tốt. Sách xấu là sản phẩm của những tác giả xấu, viết sách mà không nghĩ đến tác hại của sách. Họ tuyên truyền những nội dung xấu xa, đồi trụy, cách ứng xử bạo lực, nhảm nhí. Vì vậy, nếu tục ngữ có câu "chọn bạn mà chơi" thì với sách ta cũng phải chọn sách mà đọc. Chọn được sách tốt là chọn được bạn hiền.
Ngày nay, khoa học kĩ thuật đã tiến bộ vượt bậc, với nhiều phương tiện truyền thông hiện đại, tuy nhiên sách vẫn là người bạn đáng yêu để con người giải trí, học hỏi, vẫn còn là người bạn cần thiết và gần gũi với chúng ta. Gặp một quyển sách tốt, ta như tìm lại tâm hồn mình, như chìm vào một thế giới của riêng ta. Sách cung cấp kiến thức, giúp ta có thêm niềm vui, nghị lực, lấy lại niềm tin cuộc sống và sự sảng khoái, yêu đời khi gặp khó khăn, chán nản.
Ý kiến của La Rốt-sơ-phu-côn như một châm ngôn cần nhớ mãi: Một quyển sách tốt là một người bạn hiền. Do vậy, ta nên yêu sách như yêu một người bạn hiền. Nếu ta gặp một cuốn sách tốt, ta có thể vui mừng mà yêu quý sách như yêu quý điều chân - thiện - mĩ trong đời.
Chúc bn hk tốt nha !
Sách là một kho tàng tri thức vô cùng bao la rộng lớn mà có khi đi hết cuộc đời ta cũng không khám phá được hết giá trị của những cuốn sách. Trong mỗi cuốn sách đều chứa đựng tri thức của loài người, được chọn lọc tích lũy từ ngàn xưa. Sách mang đến cho những người đọc nó niềm vui trong cuộc sống, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, cung cấp cho ta mọi tri thức về cuộc sống xung quanh. Chính vì vậy, một tác giả đã đưa ra nhận định: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một quyển sách tốt, sách được chia thành hai loại: sách tốt và sách xấu. Sách tốt là những cuốn sách với tri thức đúng đắn và tiến bộ, nhận thức đúng về các sự vật sự việc và con người, mà khi đọc những quyển sách này giúp ta nâng cao phẩm chất đạo đức, có tác dụng làm phong phú đời sống tinh thần. Ngược lại, sách được xếp vào loại sách xấu là những quyển sách có nội dung dung tục, tầm thường, không chính xác, xuyên tạc các sự việc không đúng với bản chất của nó, hoặc những nội dung không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đời sống con người, khi đọc những quyển sách này không những tầm hiểu biết của ta không được mở rộng mà còn khiến ta có xu hướng thiên về những hành động sai trái, thiếu đạo đức, những suy nghĩ tư tưởng hành động mà có thể bị xã hội lên án.
Vì vậy ta cần chọn cho mình những quyển sách tốt để nâng cao tầm hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đọc những quyển sách tốt có rất nhiều tác dụng, khi ta đọc sách về các kiến thức lịch sử , quyển sách tái hiện lại trong tâm trí ta những chặng đường lich sử hào hùng của dân tộc, những mốc son chói lọi đánh dấu bước phát triển trong công cuộc giành được độc lập chủ quyền. Hay khi đọc những quyển sách về các kiến thức trong lĩnh vực đời sống, ta có thể học được phương pháp để làm một việc gì đó như học được cách nấu ăn, các phương pháp để học tập có hiệu quả, hoặc những mẹo vặt trong cuộc sống. Những tác phẩm văn học mang đến cho ta những giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc, gơi dậy trong ta tình yêu thương bao la giữa người với người, sự đồng cảm với những cảnh ngộ éo le, cực khổ. Đọc “Truyện Kiều” – một trong những thi phẩm tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, ta dành sự đồng cảm của mình cho nàng Kiều – người con có sắc đẹp “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, đa tài, cầm kì thi họa đủ cả mà bạc mệnh chịu nhiều gian truân không được hưởng hạnh phúc. Hay khi đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ta cảm thương cho Chí Phèo – một người khát khao sự lương thiện nhưng bi kịch là không thể quay trở về cuộc sống vốn rất bình thường đó, kết cục là hắn ta đã giết Bá Kiến – người mà hắn cho là ngọn nguồn của mọi chuyện và rồi tự kết liễu đời mình. Đồng thời tỏ thái độ căm phẫn cái xã hội phong kiến thối nát đã tước đoạt đi quyền làm người lương thiện của con người mà cụ thể trong tác phẩm là Chí Phèo. Đó là tình thương, sự cảm thông nhưng cũng có khi là niềm vui nho nhỏ, là nụ cười nở trên môi cùng nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân, niềm vui khi ông biết làng mà ông ở không phải là ngôi làng theo Việt gian, đó là niềm tự hào dân tộc với những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta qua tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm hay sôi sục lòng căm thù thực dân Pháp qua bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đó là những tình cảm lớn lao nhưng có khi đó là giọt nước mắt nóng hổi rơi trên trang sách khi đọc “Cô bé bán diêm” hay “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Có một ai đó đã từng nói: “Cuốn sách tốt nhất cho bạn là cuốn sách cho bạn nhiều cảm xúc khi đọc nó”, đúng như vậy, chỉ có những cảm xúc thật nhất, xuất phát từ trái tim mới có thể khiến cho ta khóc cùng các nhân vật trong tác phẩm hay chung niềm vui với họ.
Nhưng cũng có một số người không biết phân biệt đâu là sách tốt và đâu là sách xấu dẫn đến tình trạng hiểu sai về giá trị của những quyển sách, cho rằng tất cả các quyển sách đều như nhau, họ đâu biết rằng một quyển sách tốt cũng như một người bạn thân, cần có một số lượng vừa đủ và nên được chọn lựa kĩ càng.
Đúng như nhận định được đưa ra: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”, “người bạn hiền” đó nên được chọn lựa kĩ càng thì mới có thể đem lại cho bạn những giá trị đích thực trong cuộc sống. Bạn nên nhớ rằng, bạn sở hữu một cuốn sách hay trên giá sách của minh là bạn đã tìm được cho mình một người bạn tốt. Đây chính là nội dung mà lời nhận định muốn gửi gắm.
Cre: mạng
1. Giải thích
Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền?
– Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng.
– Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống.
→ Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von Một quyển sách tốt là một người bạn hiền.
2. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
– Sách cung cấp cho ta những tri thức, kinh nghiệm quý báu về mọi lĩnh vực trong cuộc sống để ta giải quyết được những nhiệm vụ của cuộc sống.
– Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều yêu thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình.
– Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.
– Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán.
=> Sách giúp ta nâng cao hiểu biết và hoàn thiện nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn.
Ý kiến là một chân lí rút ra từ thực tiễn học tập và giao tiếp của con người, có tác dụng định hướng con người tiếp cận tri thức trong cuộc sống.
3. Bài học thực tiễn
– Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu do đó cần chọn bạn mà chơi cũng như chọn sách mà đọc.
– Phê phán những người lười đọc sách.