Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một hiện tượng đang lan rộng trong giới học sinh ngày nay và gây nhiều nỗi lo cho các bậc phụ huynh là hiện tượng nói tục chửi thề.Nói tục chửi thề là hiện tượng khi nói người ta thường hay đệm vào những câu tục tĩu, những từ “cấm” có ý nghĩa như một câu chửi tới người nghe. Khi tán gẫu, người ra thường hay mang những câu chuyện tục để gây tiếng cười cũng là một biểu hiện của nói tục chửi thề. Trong giới học sinh, còn có hiện tượng khắc những dòng chữ mang hàm ý xấu, tục lên bàn hoặc lên tường trong lớp học.Hậu quả chính của hiện tượng cần loại bỏ này là mỗi người sẽ tự hạ thấp bản thân mình, bởi vì nghe những lời nói tục chửi thề ta sẽ luôn nghĩ đầu tiền rằng người đó là một người vô học, thiếu văn hóa. Nói tục chửi thề nhiều sẽ thành thói quen, khi nói là phải có vài câu nói tục, làm cho người nghe cảm thấy khó chịu khi cứ phải nghe những câu chửi như nhằm vào cha, vào mẹ của mình, và điều đó làm mất đi sự văn minh, lịch sự trong giao tiếp cộng đồng.Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thiếu ý thức của bản thân, sự bắt chước vô thức khi cứ nghĩ như vậy mới là người lớn.Thêm vào đó là do tác động rất lớn từ môi trường, ngoại cảnh, nhiều người nói tục chửi thề thì lâu ngày những người khác sẽ quen dần và cũng trở nên nói tục chửi thề. Nguyên nhân cuối cùng là gia đình, nhà trường vẫn chưa giáo dục đúng đắn về hiện tượng này, hay bản thân người trong gia đình cũng nói tục chửi thề dẫn đến con cái của mình vì đó mà thành thói quen.Để có thể khắc phục được tình trạng này, bản thân mỗi người phải tự ý thức và kiểm điểm bản thân khi nói tục chửi thề.Nhà trường, gia đình, cộng đồng cần phải giáo dục và tuyên truyền mọi người không nói tục chửi thề.Để cuộc sống văn minh lịch sự, hãy loại bỏ hiện tượng nói tục, chửi bậy.
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, nêu vấn đề nói tục chửi thề. Nhận xét, ý kiến cá nhân về vấn đề này (thói xấu càng từ bỏ. ảnh hưởng đến xã hội,...).
II. THÂN BÀI
Giải thích khái niệm:
- Nói tục chửi thề là gì? Cách nói năng, giao tiếp sử dụng các từ ngữ kém văn hóa, mang ý nghĩa tiêu cực gây xúc phạm đến đối tượng giao tiếp.
Nêu thực trạng nói tục chửi thề của giới trẻ và học sinh hiện nay:
-Nói tục chửi thề đang trở thành một hiện tượng phổ biến ở nhiều tầng lớp trong xã hội đặc biệt là giới trẻ.
-Tốc độ lây lan và gia tăng của thói xấu này ngày càng nhanh chóng.
-Nói tục chửi thề có xu hướng trở thành thói quen của một bộ phận người trong xã hội.
-Việc ngăn chặn và kiểm soát vấn đề chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Nguyên nhân của nói tục chửi thể:
-Ý thức cá nhân của giới trẻ con kém, chưa ý thức được tác hại và bản chất của việc nói tục chửi thề.
-Quan niệm chưa chín chắn về thói nói tục chửi thề ở giới trẻ (xem đây là cách hơn thua, thể hiện bản thân, chứng tỏ,...).
-Ảnh hưởng từ môi trường sống thiếu lành mạnh (bạn bè, người lớn nói tục chửi thề khiến trẻ học theo).
-Gia đình và nhà trường chưa có biện pháp giáo dục và quan tâm thích đáng.
-Sự yếu kém trong kiểm soát các mạng xã hội, game online, phim ảnh,... có sử dụng yếu tố nói tục chửi thề.
Hậu quả của nói tục chửi bậy:
-Ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách, phẩm chất con người.
-Đánh mất đi vẻ đẹp văn minh của xã hội.
-Làm giảm giá trị của một con người, khiến họ không nhận được sự tôn trọng và đánh giá cao từ những người xung quanh.
-Làm tăng sự mâu thuẫn và tranh chấp giữa người và người trong xã hội có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiệm trọng như đánh nhau thậm chí tới tính mạng
Lời khuyên để tránh nói tục chửi thể
-Rèn luyện, nâng cao ý thức cá nhân.
-Học hỏi, chọn lọc và tiếp thu những lời hay, ý đẹp.
-Nhà trường và gia đình có sự quan tâm và điều chỉnh hợp lí trong cách giáo dục và chăm sóc trẻ.
-Các cơ quan nên có sự kiểm soát chặt chẽ hơn các văn hóa phẩm trước khi phát hành.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại vấn đề (nhận định, suy nghĩ của em về nói tục chửi thề). Rút kinh nghiệm, đưa ra lời nhắn nhủ,...
Học đường luôn là môi trường trong sạch, lí tưởng để rèn luyện học sinh nên người. Vậy nhưng chính trong môi trường ấy đã và đang tồn tại những tệ nạn, những hệ lụy xấu và ta có thể nói đến chính là hiện tượng hút thuốc lá. Hút thuốc là không còn xa lạ trong bộ phận các bạn học sinh. Dù là học sinh cấp hai, cấp ba, dù ở lứa tuổi nào, việc các bạn học thói xấu và phì phèo điếu thuốc cũng rất đáng lên án. Nguyên nhân dẫn đến hình ảnh không đẹp ấy chính là bởi thói bắt chước trong các bạn. Nhiều bạn bị rủ rê, bị thích thể hiện mình và muốn trông ngầu nên đã sẵn sàng bất chấp, không tìm hiểu mà chỉ biết cầm điếu thuốc hút trong thích thú. Bên cạnh đó, việc thiếu đi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, thầy cô làm các bạn học sinh đã sai lại càng thêm sai. Bản thân các bạn còn nhỏ, còn non nớt trong tư duy nên chưa nhận thức được ảnh hưởng to lớn mà điếu thuốc mang đến. Hiện nay, nhiều học sinh vì không muốn để mùi với thuốc lá giấy nên chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử. Dù chọn lựa cách nào thì việc các bạn hành xử như vậy đều rất đáng lên án. CHính việc tò mò, khám phá không nên ấy khiến các bạn bị đánh mất đi mình. Từ một việc làm tưởng chừng nhỏ bé nhưng các bạn rồi sẽ tự mình dùng sự tò mò ấy và bắt đầu gây nên những hậu quả đáng tiếc trong bước đi tương lai sau này của các bạn học sinh. Nếu không sớm nhận thức hậu quả của thuốc lá mang đến cho các bạn học sinh như sức khỏe, tư duy, nhận thức thì các bạn sẽ còn tiếp tục nhấn chìm trong khói thuốc lầm lỗi ấy. Để có thể giúp đỡ học sinh nhận thức sai phạm khi sử dụng thuốc lá để môi trường học đường trong sạch thì chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến học sinh, có được những tổ chức hoạt động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá. Mỗi chúng ta, dù còn là học sinh hay không thì ta cũng nên nhận thức lại thuốc lá bởi lẽ hút thuốc chẳng giúp ta thể hiện mình mà chỉ là tự hại mình mà thôi!
Xã hội đang phát triển từng ngày kéo theo nhiều nhu cầu mới phát sinh và các tệ nạn cũng theo đó mà ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mỗi người. Hút thuốc lá chưa phải là tệ nạn nhưng nó là vấn đề gây nhức nhối đối với tất cả mọi người. Bởi nó đặt ra nhiều thách thức chưa thể tháo gỡ được.
Tình trạng hút thuốc lá hiện nay diễn biến rất phức tạp và ngày càng gia tăng, chưa thể kìm hãm lại. Mặc dù các công ty sản xuất thuốc lá vẫn có dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” nhưng họ bỏ qua, mặc kệ vẫn hút.
Thuốc lá là một chất gây nghiện, khi dính vào thì rất khó mà thoát ra. Ngày nay ai cũng biết rằng hút thuốc lá chỉ có hại không có lợi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh. Thuốc lá vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp đến mọi người.
Khi xã hội phát triển từng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp trên bàn làm việc, trong các buổi gặp gỡ trò chuyện vẫn có những bao thuốc lá. Vậy nguyên nhân của việc hút thuốc lá do đâu? Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn là do giao tiếp. Một số khác do mượn thuốc để giải sầu, hoặc hiện nay có một số phần tử thanh niên hư hỏng tập hút thuốc để tự khẳng định mình. Chính vì sự đua đòi đó đã làm hỏng một con người.
Thuốc lá có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, gây ra nhiều bệnh cho người hút như ung thu phổi, ung thư vòm họng. Nó để lại nhiều hệ lụy mà sau này chúng ta mới nhận ra hoặc nếu nhận ra rồi thì cũng làm ngơ, vẫn cứ hút như một thói quen.
Thuốc lá còn là “kẻ giết người” gián tiếp. Bạn có biết rằng khi mình hút thuốc đã mang đến rất nhiều nguy hiểm cho những người xung quanh. Chỉ là khói thuốc lan tỏa ra nhưng nó lại là tác nhân gây bệnh cho mọi người, đặc biệt phụ nữ mang thai nếu hít phải nhiều khói thuốc độc hại này thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.
Hằng năm có biết bao nhiêu người nhập viện vì bệnh ung thư phổi mà theo xét nghiệm thì nguyên nhân chính là hút thuốc lá. Chỉ vì hút thuốc lá mà suốt quãng đời còn lại họ chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo này. Liệu rằng có quá nghiệt ngã không.
Hút thuốc lá ngày càng gia tăng, mặc dù các cơ quan chức năng tổ chức các buổi tuyên truyền nhưng dường như chỉ hạn chế được một thời gian, sau đó nó lại tiếp tục tái diễn.
Hút thuốc lá rất khó bỏ, bởi rằng trong đó có chất gây nghiện nhưng không phải không thể. Sự nỗ lực của bản thân mình sẽ giúp cho bạn kiềm chế được cơn thèm muốn đó. Mỗi người hãy tự nhận thức được hành vi sai trái, ảnh hưởng đến sức khỏe một cách ghê gớm này mà kìm hãm lại.
Đối với những cơ sở sản xuất thuốc lá và cơ quan chức năng cần có kế hoạch để giảm thiểu tỷ lệ người hút thuốc lá. Như thế chúng ta đang tạo nên một môi trường lành mạnh hơn. Không khói thuốc thì xã hội sẽ không ngừng phát triển.
Sự giúp đỡ của mọi người dành cho người hút thuốc lá cũng vô cùng quan trọng, vì nó tác động và ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của họ. Bởi vậy mọi người hãy cùng nhau bài trừ hành vi hút thuốc lá đáng trách này để mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
Em tham khảo:
“Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đem đến lời khuyên ý nghĩa. Ông cha ta đã mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống để giúp người đọc có được một bài học giá trị. Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ thực tế như vậy, có thể liên tưởng đến con người. Hình ảnh “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quả thật, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.
Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,… được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu…
Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số hóa nên các trò chơi điện tử, game online hiện nay cũng rất phát triển với sự đa dạng về thể loại phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận lớn thanh thiếu niên cũng như học sinh đang sa đà quá vào trò chơi điện tử khiến công việc học hàng sa sút kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Như chúng ta đã biết, trước đây việc ra đời của các trò chơi điện tử mang tính chất giải trí giúp con người giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ làm việc. Thì ngày nay, với sự phát triển của xã hội đã ra đời game online.
Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.
Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.
Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.
Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.
Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.
Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?
Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.
Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.
Tú Nguyễn Đoạn văn đây nhé!
Một hiện tượng đang lan rộng trong giới học sinh ngày nay và gây nhiều nỗi lo cho các bậc phụ huynh là hiện tượng nói tục chửi thề.
Nói tục chửi thề là hiện tượng khi nói người ta thường hay đệm vào những câu tục tĩu, những từ “cấm” có ý nghĩa như một câu chửi tới người nghe. Khi tán gẫu, người ra thường hay mang những câu chuyện tục để gây tiếng cười cũng là một biểu hiện của nói tục chửi thề. Trong giới học sinh, còn có hiện tượng khắc những dòng chữ mang hàm ý xấu, tục lên bàn hoặc lên tường trong lớp học.
Hậu quả chính của hiện tượng cần loại bỏ này là mỗi người sẽ tự hạ thấp bản thân mình, bởi vì nghe những lời nói tục chửi thề ta sẽ luôn nghĩ đầu tiền rằng người đó là một người vô học, thiếu văn hóa. Nói tục chửi thề nhiều sẽ thành thói quen, khi nói là phải có vài câu nói tục, làm cho người nghe cảm thấy khó chịu khi cứ phải nghe những câu chửi như nhằm vào cha, vào mẹ của mình, và điều đó làm mất đi sự văn minh, lịch sự trong giao tiếp cộng đồng.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thiếu ý thức của bản thân, sự bắt chước vô thức khi cứ nghĩ như vậy mới là người lớn.Thêm vào đó là do tác động rất lớn từ môi trường, ngoại cảnh, nhiều người nói tục chửi thề thì lâu ngày những người khác sẽ quen dần và cũng trở nên nói tục chửi thề. Nguyên nhân cuối cùng là gia đình, nhà trường vẫn chưa giáo dục đúng đắn về hiện tượng này, hay bản thân người trong gia đình cũng nói tục chửi thề dẫn đến con cái của mình vì đó mà thành thói quen.
Để có thể khắc phục được tình trạng này, bản thân mỗi người phải tự ý thức và kiểm điểm bản thân khi nói tục chửi thề.Nhà trường, gia đình, cộng đồng cần phải giáo dục và tuyên truyền mọi người không nói tục chửi thề.
Để cuộc sống văn minh lịch sự, hãy loại bỏ hiện tượng nói tục, chửi bậy.
Ông bà ta xưa đã dạy:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.
Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.
Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.
Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.
Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.