Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Đóng vai Mị Châu kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ - Văn 10
Tham khảo
Sau khi kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương, An Dương Vương Thục Phán đã đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc và dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu xuống vùng Phong Khẻ, hay còn gọi là vùng Kẻ Chủ, tức cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay.
An Dương Vương bắt tay ngay vào việc xây thành nhưng ngặt nỗi cứ ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Nhà vua bèn sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xin thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, nhà vua bỗng thấy có một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đi tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: "Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!". Mừng rỡ, An Dương vương rước cụ già vào trong điện, kính cẩn hỏi rằng: "Ta đắp thành này đã tốn nhiều công sức mà không được, là cớ làm sao?". Cụ già thong thả đáp: "Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thi mới thành công." Nói xong, cụ già từ biệt ra đi.
Sáng hôm sau, có một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo với An Dương Vương rằng muốn xây được thảnh thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu. Quả nhiên, sau khi Rủa Vàng giúp nhà vua diệt trừ yêu quái thi chỉ khoảng nửa tháng là thành đã xây xong. Thành xây theo hình trôn ốc, rộng hơn ngàn trượng nên gọi là thảnh Ốc hay Loa Thành. Rùa Vàng ở lại ba năm thì ra đi. Lúc chia tay. An Dương Vương cảm tạ nói: "Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gi mà chống ?". Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho An Dương Vương, dặn hãy lấy làm lẫy nỏ. Giặc đến, cứ nhằm mà bắn thi sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Nhà vua sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn, lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy. Đó là nỏ thần Kim Quy.
Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, mỗi phắt chết hàng vạn lên giặc. Chúng hoảng sợ quay đầu chạy về đến núi Trâu, cầm cự được vài ngày rồi rút về nước. Dân chúng Âu Lạc hân hoan mừng chiến thắng vẻ vang của vị vua tài giỏi.Thấy không đánh nổi Âu Lạc bằng phương cách tấn công, Triệu Đà nghĩ ra một âm mưu thâm hiểm khác. Hấn cho con trai là Trọng Thuỷ qua cầu hôn Mị Châu, con gái yêu của An Dương Vương Không chút nghi ngờ, nhà vua vui lòng gả và còn cho phép Trọng Thuỳ được ở rể trong Loa Thành.
Theo lời cha dặn, Trọng Thuỷ ngầm để ý dò xét khắp nơi và rắp tâm phát hiện bằng được bí mật của nò thần Mị Châu nhẹ dạ, lại thực lòng yêu thương chồng nên đã đưa Trọng Thuỷ vào tận nơi cất giấu nỏ thần Trọng Thuỷ chế ra chiếc lẫy giống y như thật rồi đánh tráo, thay vuốt Rùa Vàng. Xong việc, Trọng Thuỷ nói với vợ : "Tình vợ chổng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta trở lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?". Mị Châu ngây thơ đáp : "Thiếp có cái áo lông ngỗng thường mặc, khi gặp biến, đi đến đâu sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau".
Trọng Thuỷ về đến nhà, Triệu Đà lập tức cất binh sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo hàng chục vạn quân giặc đã tràn sang, cậy có nỏ thẩn, An Dương Vương vẫn ngồi ung dung đánh cờ và cười nói: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Quân Đà tiến sát cổng thành, vua mới sai lấy nỏ thần ra bắn nhưng không linh nghiệm nữa.
Hai cha con đành lên ngựa, nhằm hướng phương Nam mà chạy, nhưng chạy đến đâu quân giặc cứ theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo đến đó. Ra tới sát bờ biển, An Dương Vương cùng đường bèn kêu lớn: "Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta!". Ngay lập tức, Rùa Vàng hiện lên, chỉ tay vào Mị Châu mà nói với An Dương Vương rằng: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!". Hiểu ra cớ sự, An Dương Vương nổi giận, tuốt gươm định chém Mị Châu thì vừa lúc ấy, Trọng Thuỷ cũng đến nơi. Chàng lao vào đỡ nhát kiếm oan nghiệt của An Dương vương thay cho người vợ thân yêu. Bỗng nhiên, mặt nước rẽ ra, Rùa Vàng đón An Dương Vương xuống biển. Mị Châu nước mắt chan hoà, vùng chạy theo cha nhưng những đợt sóng giận dữ tung bọt trắng xoá đã ngăn bước chân nàng. Nàng gục xuống bên xác chổng, nức nở.
Em tham khảo:
Tôi là Mị Châu, con gái của vua An Dương Vương. Được vua cha yêu thương hết mực nhưng tôi cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đời soi vào, lấy đó làm lòi răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giò cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi.
Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nôi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.
Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thòi cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trông tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp tôi. Lúc bấy giờ tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng. Trọng Thuỷ đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn chàng đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thuỷ. Chàng cùng chung sống trong cung điện với tôi. Một đêm trăng sao vằng vặc, trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thuỷ hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:
- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?
Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.
Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc. Thừa lúc bố tôi không để ý, Trọng Thủy đánh tráo ăn cắp nỏ thần.
Trọng Thủy lấy cớ "nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ" nói dối về phương Bắc thăm cha. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giò đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giở gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?
Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:
- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.
Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin bao, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau.Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.
Ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biển, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:
- Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!
Cha tỉnh ngộ, tôi cũng đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện sinh nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy lợi dụng tình yêu của tôi.
Từ câu chuyện của chính mình, tôi khuyên các bạn lúc yêu đừng nên mù quáng mà đánh mất chính mình, đừng để sai lầm của mình mà tạo ra sự mất mát và đau khổ của người khác. Tôi cố gắng làm những việc tốt để mong bù lại tội lỗi mà mình đã gây ra.
Em tham khảo:
Ta là An Dương Vương, vua của nước Âu Lạc. Bây giờ ta đang ở dưới biển nhờ sự giúp đỡ của rùa vàng. Đến bây giờ ta vẫn nhớ như in việc ta đã làm mất nước ta vào tay kẻ thù như thế nào. Bây giờ ta sẽ kể lại cho mọi người chuyện đau lòng ấy mà có thể ta không bao giờ quên được.
Sau khi ta nổ lực xây thành nhưng hễ đắp đến đâu lại lỡ đến đấy. Một ngày nọ, ta gặp được Rùa Vàng và được ngài ấy giúp đỡ. Cuối cùng ta cũng xây được một ngôi thành kiên cố lấy tên là Loa Thành hay Cổ Loa.
Rùa Vàng ở lại ba năm rồi cũng trở về. Trước khi về ngài đã lấy vuốt của mình và trao cho ta rồi bào: "Người hãy đem vuốt này làm lẫy nỏ để chế tạo ra nỏ thần và chống lại quân giặc". Ta cảm tạ Rùa Vàng và tiễn ngài ấy trở về. Sau đó, ta làm theo và giao việc làm lẫy nỏ cho Cao Lỗ. Thế là ta đã có được một chiếc nỏ thần và khi bắn ra thì có một trăm mũi tên bay ra và giết chết hàng trăm quân giặc.
Khi Triệu Đà tiến quân sang xâm lược nước Âu Lạc, may nhờ có nỏ thần mà ta chiến thắng được Triệu Đà. Sau đó không lầu, Triệu Đà sang cầu thân xin cho con trai của mình là Trọng Thủy được kết thân cùng với con gái của ta là Mị Châu - đứa con gái mà ta hết mực yêu thương. Nhưng vì tình giao hảo giữa hai nước, ta đã đồng ý với hắn. Vã lại, ta nghĩ mình đã có nỏ thần trong ta nên kẻ thù không làm gì được.
Mà nhìn lại Trọng Thủy, ta thấy hắn cũng là một người anh tuấn. Nhìn bề ngoài trông hắn cũng không đến nỗi là người xấu nên ta mới đồng ý gã con gái ta cho hắn, chỉ mong Mị Châu được hạnh phúc. Nhưng vì quá thương con, không nỡ rời xa đứa con thân yêu và sợ khi về nước chồng sẽ không được coi trọng và hạnh phúc nên ta liền nghị với Triệu Đà cho Trọng Thủy sang ở rễ. Nào ngờ, Triệu đà đồng ý ngay mà ta nào biết âm mưu của hắn. Mãi đến sau này, ta mới biết ta đã vô tình tiếp tay cho kế hoạch của hắn.
Trong thời gian ở rễ, Trọng Thủy luôn tỏ ra là một con người tốt nên ta cũng chẳng mảy may nghi ngờ mà nới lỏng phòng bị. Ta nào ngờ hắn lại lợi dụng đứa con gái ngây thơ của ta. Hắn dụ dỗ Mị Châu dẫn đến nơi cất dấu nỏ thần và đánh tráo. Sau khi đạt được mục đích, hắn xin về nước thăm cha. Mị Châu nghe vậy lòng buồn rười rượi nhưng cũng đồng ý.
Không lâu sau, quả thật Triệu Đà đã mang quân sang đánh. Ta ỷ lại có nỏ thần nên vẫn ung dung ngồi đánh cờ. Đến khi giặc tiến quân đến sát cửa thành, ta mới sai người đem nỏ thần ra bắn. Lúc này, ta mới phát hiện nỏ thần không còn và biết rằng nỏ thần đã bị lấy trộm và thủ phạm là Trọng Thủy - chồng của con gái mình. Thấy thế quân khó chống, ta leo lên lưng ngựa và để Mị Châu phía sau, phi ngựa về hướng Nam. Chạy ra đến biển mà giặc vẫn còn đuổi theo. Ta liền kêu lớn: "Rùa vàng ơi mau đến cứu nguy". Rùa Vàng hiện ra và nói: "Giặc ở ngay sau lưng ngươi". Câu nói ấy làm ta bất ngờ vì phía sau ta chỉ có đứa con gái yêu quý. Nhưng khi nhìn thấy tấm áo lông ngỗng của con gái trở nên xơ xác thì ta liền tỉnh ngộ và nhận ra mọi chuyện.
Dù không muốn nhưng khi nghỉ đến việc nước mất nhà tan, làm hại bao nhiêu người dân vô tội thì ta đã tuốt kiếm xuống tay giết đi đứa con gái ruột của mình. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng mà ta xuống được biển và ở lại đến ngày hôm nay. Sau này, ta biết Mị Châu đã nhận ra lỗi lầm mà mình đã gây nên. Mị Châu nói rằng: "Nếu tấm lòng trung hiếu bị người đời lừa dối ta xin nguyện biến thành châu ngọc". Sau khi chết, xác Mị Châu biến thành ngọc thạch, còn máu được trai ăn vào hóa thành ngọc trai. Điều đó nói lên sự trung hiếu của Mị Châu với đất nước. Sau đó Trọng Thủy cũng đau lòng mà chết.
Qua bài học đắt giá này, ta muốn khuyên mọi người không nên chủ quan, khinh địch, dễ tin người, phải biết đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích của cá nhân để không phải hối hận như ta.
Tham khảo:
Những tưởng câu chuyện An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy đã khép lại sau kết cục đầy bi thương, Mị Châu bị vua cha chém chết để giải mối nợ nước, thù nhà; còn Trọng Thủy vì ân hận, xót xa trước cái chết của Mị Nương, trước sự dằn vặt của lương tâm nên cũng tìm đường quyên sinh nơi giếng nước mà Mị Châu thường tắm khi còn sống. Nhưng nhờ trời thương xót cho mối nghịch duyên của đôi vợ chồng còn chưa giải nên sau khi chết, Mị Châu được vua Thủy Tề nhận làm con gái nuôi, còn Trọng Thủy sau nhiều ngày lang thang vất vưởng chốn thủy cung xa lạ, cuối cùng cũng tìm thấy Mị Châu.
Lại kể đến việc Trọng Thủy lạc xuống Thủy cung, vốn dĩ sau khi chết Trọng Thủy phải xuống âm phủ, trên đường sẽ có một người phụ nữ là Mạnh Bà tặng cho một chén canh để quên hết việc kiếp này rồi thuận lợi vào vòng luân hồi đầu thai sang kiếp khác. Nhưng trước khi chết, Trọng Thủy vẫn ôm một mối ân hận, đó là món nợ của chàng dành cho Mị Châu, nên chàng đã từ chối uống canh, muốn được làm một cô hồn để tìm kiếm Mị Châunhằm xin nàng tha thứ. Mạnh Bà nghe Trọng Thủy giãi bày nỗi đớn đau trong lòng nên chỉ biết thở dài, ai oán:
- Thương thay cho kiếp người mệnh khổ, hai người ai cũng ôm một nỗi hận riêng, người nào cũng từ chối bát canh này. Nhưng mấy ai hiểu rằng, được quên đi là một đặc ân lớn nhất mà trời cao ban tặng, nếu đã không muốn nhận ta cũng chẳng ép làm gì. Chỉ muốn nói với ngươi một điều, nàng Mị Châu kia năm xưa ta cũng từng gặp, nàng ta bảo rằng, tội lỗi do nàng gây ra chết cũng chưa đền lại được, nên cam nguyện làm một cô hồn dã quỷ, mãi mãi phải dằn vặt ghi nhớ những tội nghiệt mình gây ra làm sự trừng phạt. u cũng thật cứng cỏi và tội nghiệp. Nhà ngươi nếu đã thấy mình mắc sai lầm tày đình, thì liệu mà tìm xin nàng tha tội, nàng ở Thủy cung Đông Hải.
Nói rồi Mạnh Bà đột nhiên biến mất, chỉ để lại một rừng hoa Bỉ Ngạn, đỏ rực. Trọng Thủy đau đớn, ngã khuỵu, chỉ biết thều thào cảm tạ Mạnh Bà, rồi lên đường tìm kiếm hồn Mị Châu. Sau nhiều năm lang bạt, bôn ba, Trọng Thủy cũng tìm được đến bờ Đông Hải, xuống tới Thủy cung, Trọng Thủy cũng phải thấy choáng ngợp vì cảnh sắc tráng lệ và rực rỡ. Vốn là dòng dõi vương giả nhưng cả đời chàng cũng chưa từng thấy kiểu trang trí xa hoa thế này bao giờ, cung điện chẳng phải xây từ ngói gạch, mà trông như những hang động rộng lớn, hoa văn chạm khắc tinh xảo trên những vách đá trắng ngà. Ở sâu dưới mặt nước, lại thiếu ánh sáng mặt trời nhưng lòng cung lúc nào cũng sáng rực, tất cả là nhờ hằng hà sa số các viên minh châu được đặt để khắp nơi, trên vách tường, dưới mặt đất. Xung quanh chỗ nào cũng thấy các dải san hô xếp san sát, muôn hình vạn trạng chẳng từ ngữ nào có thể diễn tả được quang cảnh mà Trọng Thủy nhìn thấy khi ấy. Đang ngơ ngẩn, thì Trọng Thủy bị thủy quân bắt được, cho rằng chàng có ý đồ bất chính, họ dẫn chàng đến trước mặt vua Thủy Tề.
Đúng lúc, Thủy cung đang tổ chức tiệc sinh nhật cho công chúa, Long Vương thấy có kẻ lạ đột nhập thì không vui, nổi giận:
- Người này ở đâu ra, làm mất hết nhã hứng của bổn vương và công chúa, thật không ra thể thống gì!
Người dẫn đầu trong đám cận vệ, quỳ tâu:
- Dạ bẩm bệ hạ, chúng thần đi tuần quanh thì bắt được tên này đang ngó nghiêng, bộ dáng hết sức khả nghi, mà tra hỏi thì hắn cái gì cũng không biết, nên đưa đến đây để người quyết định ạ.
- Cho ngươi lui, người đang quỳ kia ngẩng đầu lên cho bổn vương xem.
Trọng Thủy lặng lẽ ngẩng đầu lên, đối diện với Long vương, bỗng nhiên có tiếng chén rơi vỡ phát ra "choang". Long Vương quay sang nhìn, thì thấy công chúa thần sắc tức giận, mắt ngấn nước, hai tay nắm chặt vạt áo, run run. Long Vương thấy thế càng thêm nghi ngờ, gặng hỏi:
- Ngươi từ đâu tới đây, có ý đồ gì, nếu không muốn mất mạng thì nhanh khai rõ sự tình.
Trọng Thủy bình tĩnh thưa:
- Thảo dân vốn là con trai Triệu Đà, vua nước Triệu, vì một số nguyên nhân mà sau khi chết đi, muốn xuống đây tìm một người con gái tên là Mị Châu để thỉnh tội, kính xin ngài lượng thứ vì đã không mời mà đến, phá hỏng buổi tiệc.
Long Vương, bất ngờ quay sang công chúa, hỏi:
- Mị Châu, con và hắn có quen biết chăng, sao hắn lại mạo muội đến tận đây tìm?
Lúc này nàng công chúa mắt ngọc mày ngài, mới lặng lẽ lau nước mắt, đáp:
- Thưa phụ vương, hắn là người khi xưa con còn tại thế có một mối ân oán sâu nặng, kính xin phụ vương cho con gặp riêng hắn để giải quyết nốt mối nghiệt duyên còn vương vấn chưa giải. Rồi con sẽ thưa lại hết tất cả sự tình cho người!
- Được rồi, con lui xuống đi, cứ từ từ nói chuyện đừng để tổn hại sức khỏe, con mới ốm dậy không lâu. Nếu hắn có gì bất kính với con ta sẽ trị tội hắn thích đáng.
Nói rồi, Long Vương cho người cởi trói cho Trọng Thủy, rồi ra hiệu cho một vài người hầu đi theo chàng và Mị Châu để tránh bất trắc. Mị Châu hành lễ tạ Long Vương rồi lẳng lặng rời khỏi, nét mặt u sầu. Trọng Thủy theo sau cũng chẳng khá khẩm hơn là bao, bao nhiêu lời muốn nói cứ nghẹn ứ trong cổ, không tài nào thốt ra. Bởi, dù nói câu gì đi chăng nữa Trọng Thủy cũng cảm thấy thật xấu hổ. Đến một lương đình vắng vẻ, Mị Châu ra hiệu cho người hầu lui hết, chỉ còn nàng và Trọng Thủy. Nàng đứng quay lưng về phía Trọng Thủy, im lặng một lúc lâu mới lên tiếng:
- Chẳng lẽ, ngươi lúc còn sống hành hạ, giày xéo tâm can ta, hại ta chưa đủ thê thảm hay sao mà còn theo tìm tới tận đây? Không lẽ, ngươi muốn hại ta thêm lần nữa mới hả lòng hả dạ?
Trọng Thủy lắc đầu liên tục, rồi quỳ sụp xuống, cúi đầu vô cùng khổ sở:
- Không, không phải vậy đâu, nàng đã hiểu lầm ta rồi. Từ lúc nàng chết ta đã hối hận khôn cùng, ta đâu biết đôi ta sẽ có ngày này đâu. Mị Châu nàng ơi, ta từ chối canh Mạnh Bà chỉ để đi tìm nàng, chỉ để cầu xin nàng khoan thứ, có thế mối hối hận ngàn năm trong tìm ta mới có thể nguôi ngoai.
Mị Châu quay phắt lại, đôi mày liễu nhíu chặt, đôi mắt đỏ hoe, môi mím chặt, từng câu từng chữ như cứa vào tâm can:
- Cầu xin? Cầu xin ta tha thứ ư? Lừa dối ta, hại ta nước mất nhà tan, bị cả đất nước oán hận, hại ta bị chính cha ruột chém chết, đến chết rồi cha ta cũng chẳng thèm tha thứ cho ta. Trong mắt ngươi ta chỉ là một quân cờ, một người phụ nữ ngu muội nên dễ dàng bị nhà ngươi dắt mũi. Ta nói cho ngươi biết, ước muốn duy nhất của ta là vĩnh viễn không gặp lại kẻ bạc tình bạc nghĩa như ngươi nữa, ngươi có biết không? Ta sẽ không bao giờ tha thứ cho ngươi đâu, đừng vọng tưởng!
- Mị Châu, ta biết lỗi lầm của ta dù có để nàng đâm trăm ngàn nhát kiếm, cũng chẳng đủ để nàng nguôi ngoai, nhưng thực tình là do bản thân ta quá ngu muội, quá xem trọng quyền lực mà quên mất tình cảm của mình. Chính ta đã khiến nàng ra nông nỗi này, chính ta đã hại nàng phải chịu đau khổ, những nỗi đau ấy ta biết nàng chẳng thể quên được. Mị Châu, chỉ cần nàng tha thứ, ta nguyện vì nàng làm bất cứ việc gì để chuộc tội, dù có phải theo nàng làm trâu làm ngựa trăm kiếp ta cũng không nề hà. Ta chỉ cần nàng tha thứ.
- Từ tha thứ nói ra thật dễ dàng, nhưng làm sao ta có thể tha thứ được đây? Nỗi đau vong quốc, nỗi đau bất nghĩa, nỗi đau bị lừa dối, mỗi ngày mỗi đêm đều như hàng ngàn mũi tên ra sức đâm vào trái tim ta, dằn vặt ta, khiến ta không tài nào chợp mắt. Dù ta may mắn được phụ vương và mẫu hậu nhận làm con gái nuôi, họ đều hết sức thương yêu, nhưng ta vẫn chẳng thể nào quên được. Lúc táng thân nơi bờ biển, trên đường đến hoàng tuyền ta gặp được Mạnh Bà có chén canh quý, tương truyền uống vào có thể quên hết tất cả, để đầu thai. Nhưng ta sao có thể dễ dàng quên tất cả chứ, ta không nhận chén canh ấy, đó là sự trừng phạt duy nhất ta dành cho chính bản thân mình, để trừng phạt sự ngu muội và ngốc nghếch của ta.
Trọng Thủy lẳng lặng, nắm lấy bàn tay run rẩy của Mị Châu:
- Sao nàng phải tự hành hạ mình như vậy, là do ta, tất cả là do ta, nỗi đau ấy đáng lý phải để ta gánh chịu thay nàng. Tại sao khi ấy ta lại hồ đồ đến như vậy, quyền lực thực sự quan trọng như vậy ư? Mặc kệ là ai cần ta không cần, ta chỉ cần nàng. Nàng hãy tha thứ cho ta được chứ? Dù nàng bắt ta phải hồn phi phách tán vĩnh viễn không được siêu sinh ta cũng không nửa lời oán trách.
Nói rồi Trọng Thủy, giơ tay định tự hủy ba hồn bảy phách của mình, Mị Châu hốt hoảng, túm chặt lấy tay Trọng Thủy, nước mắt chảy như mưa.
- Chàng hà tất phải làm thế? Đôi ta còn có thể vãn hồi cái gì đây? Không thể nữa rồi. Suốt trăm năm nay, ta ngày nào cũng nghĩ đến cha, không biết người đang ở chốn nào, không biết người còn hận ta không, rồi ta lại nghĩ đến chàng, ta vừa căm hận lại vừa đau khổ vì tình yêu của ta dành cho chàng. Ta không ngờ có một ngày lại thấy được sự hối lỗi của chàng thấy được chàng cầu xin ta tha thứ, mặc dù điều đó chẳng khiến ta vui vẻ hơn. Trọng Thủy, lâu lắm rồi ta không gọi tên chàng như vậy, ta không thể tha thứ cho chàng được, lương tâm không cho phép ta làm như thế, chi bằng đôi ta hãy cùng quên đi, suốt trăm năm qua có lẽ ta và chàng đã đều chịu đủ dằn vặt, đau khổ rồi. Quên đi thôi.
Trọng Thủy ngây người ra, chàng không ngờ đến cuối cùng Mị Châu vẫn không chịu tha thứ cho chàng, đã một trăm năm chàng khổ công tìm kiếm, chỉ mong câu tha thứ của nàng, thế nhưng không thể, âu cũng đáng, đáng lắm. Kẻ như chàng sao có thể tha thứ được, tự vấn lương tâm chàng cũng chẳng dám tha thứ cho mình, thì lẽ nào Mị Châu lại có thể. Trọng Thủy cười chua xót.
- Cũng phải, duyên số chúng ta đã định là phải vĩnh viễn đối đầu nhau, ta chấp nhận hết. Nhưng nàng đừng tự dằn vặt mình nữa ta chỉ cầu xin duy nhất điều này, xin nàng hãy quên hết đi, ta với nàng cùng đi gặp Mạnh Bà, xin bà ấy chén canh, kiếp sau chỉ mong chúng ta đừng phải gặp cảnh trái ngang nhường này. Được không Mị Châu?
- Cũng tốt, chúng ta hãy quên hết tất cả, quên hết những gì đau khổ ở kiếp này, quên hết những hận thù xưa cũ. Nguyện kiếp sau không gặp lại, dù luân hồi ngàn kiếp cũng không gặp lại. Đó là điều duy nhất ta muốn trừng phạt, trừng phạt cả ta và chàng.
- Được, ta chấp nhận.
Trọng Thủy nắm chặt đôi bàn tay, cổ họng khô khốc chỉ thốt ra được lời ấy. Nói rồi cả hai cùng nhau đến gặp Mạnh Bà. Trên suốt dọc đường đi hoa Bỉ Ngạn nở rực rỡ, loài hoa ấy chỉ thấy hoa mà không thấy lá, có lẽ hoa và lá của nó đã định đời đời kiếp kiếp không thể tương phùng, tựa như mối tình bi thương của những con người mệnh khổ Mị Châu và Trọng Thủy.
Thế nhưng, Trọng Thủy đã lại một lần nữa dối Mị Châu, chàng lén xin Mạnh Bà cho vào luân hồi mà không phải uống chén canh quên chuyện kiếp này, Mạnh Bà đồng ý, chỉ vì hiểu được tấm lòng của của chàng. Cứ thế, Trọng Thủy mang nỗi ân hận và đau khổ đi đầu thai, đến kiếp nào chàng cũng âm thầm tìm và bảo vệ Mị Châu, lặng lẽ nhìn nàng sống hạnh phúc bên người khác, còn Trọng Thủy cứ ôm mối ân hận ngàn đời trải qua sinh, lão, bệnh, tử.
https://thuthuat.taimienphi.vn/hay-tuong-tuong-sau-khi-trong-thuy-chet-gap-lai-mi-chau-duoi-thuy-cung-45279n.aspx
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là truyền thuyết nói về quá trình dựng nước, giữ nước của An Dương Vương, cùng với đó là câu chuyện tình yêu đầy oan trái của Mị Châu và Trọng Thủy. Khám phá thêm những nội dung đặc sắc của truyền thuyết này, bên cạnh bài Hãy tưởng tượng sau khi Trọng Thủy chết gặp lại Mị Châu dưới thủy cung, các em hãy tham khảo thêm: Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ, Phân tích nhân vật An Dương Vương, Cảm nghĩ của em về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, Thái độ và tình cảm của nhân dân đối với nhân vật Mị Châu qua Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ.
Tham khảo!
Bấy giờ cha ta là vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa để ngăn chặn sự xâm chiếm lãnh thổ của giặc phương bắc Triệu Đà. Khốn nỗi thành nay xây mai lại đổ biết bao nhiêu người phu này đến người phụ khác đều lần lượt đến rồi lại đi. Mỗi bữa cơm thấy vua cha buồn rầu không nói lòng ta thương cha vô hạn.
Một hôm cha ta lập đàn tế mong trời đất phù hộ để xây được thành và bảo vệ đất nước và nhân dân. Một cụ rùa đến thành tự xưng là thần Kim Quy, sứ thanh giang đến để dạy cách xây thành. Tấm lòng yêu nước thương dân của vua cha đã động lòng trời đất. Sau khi xây thành xong, thần Kim Quy còn tặng cha ta một cái vuốt vàng và bảo hãy làm nó thành một chiếc nỏ thần. Chiếc nó ấy sẽ giúp cho vua cha ta có thể bảo vệ cho đất nước này. Vua cha nghe lời thần và sai tướng Cao Lỗ rèn chiếc nỏ thành một chiếc nỏ lớn.
Mấy hôm sau Triệu Đà đem quân sang xâm chiếm nước ta, vua cha sai người mang nỏ thần ra bắn. Lạ kì thay mũi tên nào từ chiếc nỏ thần bắn ra đều trúng rất nhiều người, mũi nào mũi nấy đâm sâu vào tim vào bụng lũ cướp nước. triệu Đà thua trận liền rút quân về nước. Trong thành vua cha lấy làm hài lòng và hết mực biết ơn thần Kim Quy đã giúp đỡ. Vài hôm sau Triệu Đà lại đến, nhưng lần này hắn không đem quân đến đánh mà lại đến xin hòa và muốn kết thân. Hai bên vua cha nói chuyện với nhau hồi lâu và ngỏ ý muốn cho ta và người con trai của Triệu Đà kết duyên chồng vợ. Ban đầu ta hơi lo lắng nhưng phận nữ nhi cha mẹ đặt đâu con ngồi đó nên cũng đành ưng thuận. Tuy nhiên khi nhìn thấy một người con trai khôi ngô tuấn tú, nét mặt hiền lành ta lấy làm bằng lòng lắm.
Ngày qua ngày ta có một cuộc sống hạnh phúc khi đất nước yên bình cha già vui mừng và đặc biệt ta có thêm một người chồng yêu thương ta, chiều chuộng ta hết mực. Ta nhìn thấy trong mắt chàng, cảm nhận được những hành động chăm sóc của chàng là tình yêu lớn dành cho ta. Trọng Thủy có hỏi ta về chiếc nỏ thần, ta liền kể lại câu chuyện về rùa vàng và chiếc nỏ thần ấy. Ta tin tưởng chàng vì chàng yêu ta, ta còn cho chàng biết chỗ cất dấu và cho chàng xem qua. Một hôm nọ chàng xin vua cha về nước thăm cha Triệu Đà của mình. Ngặt nỗi ta không thể theo chàng. Chàng dặn nếu có gì thì phải mặc áo lông ngỗng đi tới đâu rắc lông ngỗng tới đó để chàng tìm ta. Ta cũng không thắc mắc nhiều chỉ nghĩ rằng chàng yêu ta đến mức chỉ một ngày đi cũng sợ mất ta nên ta ngoan ngoãn vâng lời.
Ngay sau khi Trọng Thủy đi không lâu, vua cha Triệu Đà mang quân đến. Ta không biết có chuyện gì xảy ra, hai bên nước đánh nhau hồi lâu. Ta không thấy Trọng thủy đâu không biết chàng có bị làm sao trên đường về không. Vua cha An Dương Vương và ta lên ngựa chạy khỏi thành, chạy về phía biển để cầu cứu thần Kim Quy. Nhớ lời chàng Trọng Thủy đi tới đâu ta rắc lông ngỗng tới đó. Đi tới biển thần Kim Quy hiện lên và chỉ vào mặt ta mà nói “giặc ở sau lưng ngươi kìa”. Lập tức vua cha tung gươm lên cao, ta ngạc nhiên sững sờ nhìn theo gươm và nhìn vào mắt cha mình không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Tham khảo:
Tôi là Mị Châu, con gái của vua An Dương Vương. Được vua cha yêu thương hết mực nhưng tôi cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đời soi vào, lấy đó làm lời răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giờ cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi.
Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.
Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thời cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trông tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp tôi. Lúc bấy giờ tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng. Trọng Thuỷ đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn chàng đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thuỷ. Chàng cùng chung sống trong cung điện với tôi. Một đêm trăng sao vằng vặc, trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thuỷ hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:
- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?
Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.
Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc. Thừa lúc bố tôi không để ý, Trọng Thủy đánh tráo ăn cắp nỏ thần.
Trọng Thủy lấy cớ "nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ" nói dối về phương Bắc thăm cha. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?
Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:
- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.
Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin bao, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau.
Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.
Ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biển, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:
- Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!
Cha tỉnh ngộ, tôi cũng đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện sinh nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy lợi dụng tình yêu của tôi.
Từ câu chuyện của chính mình, tôi khuyên các bạn lúc yêu đừng nên mù quáng mà đánh mất chính mình, đừng để sai lầm của mình mà tạo ra sự mất mát và đau khổ của người khác. Tôi cố gắng làm những việc tốt để mong bù lại tội lỗi mà mình đã gây ra.