K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2018

Chọn đáp án: D

2 tháng 2 2019

- Không gian trong đêm thề nguyền đẹp, thơ mộng:

    + Kim thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt

    + Kim Trọng không tin vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều, chàng như lạc vào cõi mơ

- Cảnh thề nguyền diễn ra trang trọng, thiêng liêng với đủ hình thức lễ nghi

    + Mùi thơm hương trầm

    + Ánh sáng nến sáp

    + Vầng trăng vằng vặc, thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng chứng giám cho tình yêu thiêng liêng

Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng dám tình yêu tự nguyện, sự thủy chung, thiêng liêng sâu nặng của họ

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.

1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?

A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.

B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.

C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.

D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.

2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?

A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.

B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.

C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.

D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.

3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”

A. 431-452

B. 421- 442

C. 411- 432

D. 441- 462

1
26 tháng 6 2018
Câu 1 2 3
Đáp án B D A
19 tháng 10 2017

Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:

- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh

- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.

16 tháng 10 2019

Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:

    + An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.

    + Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.

    + Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.

    + Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai

    + Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.

a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.

- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.

b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:

- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.

- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.

c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:

    + Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.

    + Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:

Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.

Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.

8 tháng 9 2018

Những sáng tác của Nguyễn Du:

- Ba tập thơ chữ Hán

    + Thanh Hiên thi tập (khi lưu lạc ở đất Bắc)

    + Nam trung tạp ngâm (khi ông làm quan nhà Nguyễn)

    + Bắc hành tạp lục (viết khi đi sứ Trung Quốc)

- Thơ chữ Nôm:

    + Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều 3254 câu, kiệt tác của văn học Việt Nam

    + Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), song thất lục bát dài 184 câu

b, Giá trị tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du.

    + Giá trị hiện thực: phản hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc

    + Giá trị nhân đạo:

    + Niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người, cảm hứng bao trùm xót thương, đau đớn

    + Ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng khát vọng của họ, phản ánh khát vọng sống hạnh phúc, tình yêu

c, Giá trị nghệ thuật Nguyễn Du

- Thơ chữ Hán giản dị, tài hoa, sâu sắc

- Thơ Nôm đỉnh cao nghệ thuật rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát). Nguyễn Du có công đổi mới nghệ thuật truyện Nôm

- Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học tiếng Việt

4 tháng 5 2017

a. Những súng tác của Nguyễn Du gồm

- Ba tập thơ chữ Hán:

+ Thanh hiên thi tập (viết trong khoảng 10 năm gió bụi ở đất Bắc)

+ Nam trung tập ngâm (Viết trong khoảng thời gian làm quan nhà Nguyễn).

+ Bắc hành tạp lục (Viết trong thời gian đi sứ ở Trung Quốc)

- Thơ chữ Nôm:

+ Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), một tác phẩm bằng thơ lục bát dài 3254 câu, được viết trong một thời gian dài, một kiệt tác của văn học Việt Nam.

+ Văn tế thập loại chúng sinh (Vãn chiêu hồn), một kiệt tác viết theo thể song thất lục bát dài 184 câu.

Ngoài ra còn một số sáng tác khác.

b. Giá trị tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du

- Giá trị hiện thực: Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du phản ánh thực tế đời sống, cảnh đói cơm rách áo của bản thân, sự đối lập giàu nghèo... (Sở kiến hành, Phản chiêu hồn) Truyện Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê tởm của đồng tiền. Văn tế thập loại chúng sinh phản ánh cuộc sống khốn khổ của những con người "dưới đáy" xã hội

- Giá trị nhân đạo:

+ Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người (Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí, Sở Kiến hành, Văn chiêu hồn...). Cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn.

+ Ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát khao của họ, đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí... Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người.

Tác phẩm của Nguyễn Du đã đạt đến tầm của tiếng nói "hiểu đời" (Cao Bá Quát). Nguyễn Du có "con mắt trông thâu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời" (Mộng Liên Đường chủ nhân).

c. Giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh tế, tài hoa.

- Thơ Nôm Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc (lục bát và song thất lục bát)

Truyện Kiều của Nguyễn Du được nâng lên hàng tiểu thuyết thàrh thơ, Nguyễn Du có công đổi mới nghệ thuật truyện Nôm: nghệ thuật tự sự miêu tả tâm lí nhân vật, tả cảnh tả tình đều tài hoa.

- Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ vãn học tiếng Việt, câu thơ tiếng Việt trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chinh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú hóa, vận dụng các phép tu từ đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

5 tháng 5 2017

Các sáng tác chính của Nguyễn Du:

- Chữ Hán

+ Thanh Hiên thi tập

+ Nam Trung tạp ngâm

+ Bắc Hành tạp lục

- Chữ Nôm

+ Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)

+ Văn chiêu hồn

Đặc điểm chung các tác phẩm: các tác phẩm thể hiện tư tưởng, nhân cách, tình cảm của nhà thơ:

- Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.

- Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Với Truyện Kiều, đó không chỉ là sự lên án xã hội, mà còn là sự ngợi ca, trân trọng con người và vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa.