K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2022

Chiếc võng của bố

Hôm ở chiến trường về

Bố cho em chiếc võng

Võng xanh màu lá cây

Dập dìu như cánh sóng

Em nằm trên chiếc võng

Êm như tay bố nâng

Đung đưa chiếc võng kể

Chuyện đêm bố vượt rừng

Em thấy cả trời sao

Xuyên qua từng kẽ lá

Em thấy cơn mưa rào

Ướt tiếng cười của bố

Trăng treo ngoài cửa sổ

Có phải trăng Trường Sơn

Võng mang hơi ấm bố

Ru đời em lớn khôn.

Hôm nay cũng vậy, tôi như thấy lại tuổi thơ của mình khi bắt gặp bài thơ trên trang “Những bài thơ đi cùng năm tháng” của mạng xã hội Facebook. Những cảm xúc cứ thế ùa về giống như ngày đầu tiên tôi được gặp tác giả ngay tại cơ quan mình làm việc.

Bài thơ được làm bằng thể thơ 5 chữ, rất dễ thuộc nhưng cũng rất khác những bài thơ 5 chữ khác là nhịp điệu bài thơ rất chậm rãi, tình cảm. Có cảm giác những câu thơ ấy không hề rời nhau mà cứ quyến luyến, quyện lẫn vào nhau trong mạch cảm xúc mềm mại, trong sáng. Đó là lời tâm tình của một đứa trẻ nhạy cảm và tinh tế.

Trí tưởng tượng phong phú của tác giả đã đẩy những tình cảm của con với người bố – chiến sỹ lên một cung bậc khác. Với nghệ thuật nhân cách hóa – Đung đưa chiếc võng kể/ Chuyện đêm bố vượt rừng, tác giả đã đạt đến sự thành công tuyệt đối trong việc lay thức tâm hồn độc giả. Những chiếc võng Trường Sơn đã theo các ông bố ra chiến trường, là chiếc giường di động, là chiếc lán che mỗi lần nghỉ ngơi trên đường hành quân nên chiếc võng cũng là nơi ghi dấu rất nhiều kỷ niệm.

Cảm nhận được điều đó nên tác giả Phan Thế Cải đã nhân cách hóa, thay lời người bố bằng lời chiếc võng. Bởi vậy, chiếc võng vô hình trung là nhân chứng cho những tháng ngày chiến đấu vất vả, hiểm nguy của bố. Để từ những giấc ngủ êm êm trên cánh võng, đứa trẻ thấm nhận rõ hơn nỗi gian lao của cha mình: Em thấy cả trời sao/ Xuyên qua từng kẽ lá/ Em thấy cơn mưa rào/ Ướt tiếng cười của bố. Và cũng từ chiếc võng, đứa trẻ ý thức được đầy đủ hơn công lao trời biển của những người như bố mình.

Câu kết bài thơ Võng mang hơi ấm bố/ Ru đời em lớn khôn vừa thể hiện tình cảm trân trọng với chiếc võng – món quà của bố, vừa thể hiện sự biết ơn, ngưỡng mộ những người như bố đã chiến đấu quên mình để mang ánh trăng hòa bình về cho Tổ quốc, cho thế hệ trẻ.

Tôi cũng có chiếc võng dù màu xanh lá cây ấy và cũng đã có những năm tháng tuổi thơ được chiếc võng ru êm êm giấc ngủ, được lớn khôn hơn lên qua những kỷ niệm chiến trường gian khổ. Và bài thơ Chiếc võng của bố của tác giả Phan Thế Cải đã trở thành tiếng lòng tôi muốn gửi đến cha. Chắc hẳn nhiều người cũng có những dấu ấn giống tôi về bài thơ này.

19 tháng 10 2017

a. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện:

Câu chuyện xảy ra trong hai buổi sớm vào hai mùa: mùa xuân có ý nghĩa không gian tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao châm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà… Ba cảnh gần

như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người, do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết thanh minh – Mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm.

b. Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du: có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới – Chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.

Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc là không phải tư tưởng bi quan.


27 tháng 4 2017

Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.

- Điểm nhìn là nhân vật Phùng(sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực những cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.

- Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.

Đáp án cần chọn là: D

6 tháng 1 2018

- Đúng

- Không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha)

4 tháng 5 2017

Không gian nghệ thuật trong truyện:

- Câu chuyện diễn ra trong hai buổi sớm của hai mùa

    + Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sớm tinh mơ, trời còn tối, lão Hoa đi mua bánh bao chấm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh

    + Ba cảnh liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi đông người nên hình dung được dư luận, ý thức xã hội

    + Buổi sáng cuối cùng – tết thanh minh- mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm

- Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:

    + Vòng hoa là hình ảnh cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”

    + Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng được thể hiện trọn vẹn hơn, không khí của truyện vốn u buồn, tăm tối

    + Chi tiết này còn thể hiện sự đổi mới trong tư tưởng của người dân Trung Quốc, khiến câu chuyện bớt bi quan

14 tháng 2 2018

Nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn:

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hấp dẫn

- Nghệ thuật dẫn truyện tự nhiên

- Nghệ thuật dựng cảnh chân thực, tinh tế

Đáp án cần chọn là: C

8 tháng 11 2019

Đáp án B

Thời gian nghệ thuật trong truyện có sự tiến triển. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân thanh minh đã thể hiện mạch suy tư lạc quan và sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tác giả.