K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 7 2018
Bạn nào trả lời đúng nhanh bây giờ mình tích cho mỗi ngày
16 tháng 7 2018

giúp mk với mai mk đi học rồi

16 tháng 7 2018

Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả cả đấy

+Ở đoạn 1: Nhà thơ nói:

Ngọn tre cong gọng vó

Kéo mặt trời lên cao.

Các sự vật: ngọn tre-gọng vó-mặt trời vốn dĩ không liên quan tới nhau. Nhưng qua liên tưởng, tưởng tượng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ trên, các sự vật này dường như có sự liên hệ với nhau: ngọn tre cong cong như cái gọng vó, cái gọng vó lại đang kéo mặt trời lên cao. Cảnh vật như hoà quyện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ.

Đó chính là hình ảnh nhân hóa

Hình tượng ngọn tre,gọng vó kéo mặt trời lên cao của NCD thật độc nhất vô nhị!
Đoạn thơ chân thật mà lãng mạn… hình tượng tre xanh ngàn đời đã song hành bao thế hệ con người được NCD khắc họa thật có ý nghĩa…

+Đoạn thơ 2 lại là ngược lại:Cây tre đâu chịu mọc cog

– Hình ảnh (măng tre) nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất của loài tre (hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam!).

– Hình ảnh (cây tre) lưng trần phơi nắng phơi sương có ý nói lên sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống…

– Hình ảnh có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hi sinh tất cả mà người mẹ dành cho con; thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động.

16 tháng 7 2018

-Bằng hình ảnh so sánh:tre nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh,hiên ngang bất khuất của loài tre.Dẫu mới mọc mà tre đã nhọn như chông chứ không chịu mọc cong.Từ "đâu chịu"khẳng định điều đó.và đó cũng là phẩm chất,ý chí của dân tộc Việt Nam.

-"Lưng trần phơi nắng phơi sương" đây là hình ảnh nhân hoad ẩn dụ đẹp diễn tả sự giãi dầu chịu đưng khó khăn thử thách trong gian nan vất vả...nhưng tre vẫn che chở ,hi sinh tất cả vì con :"có manh áo cộc tre nhường cho con'' lòng thơ thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động đó phải chăng là đức tính cao đẹp của người mẹ Việt Nam.

-Với hai cặp thơ lục bát,lới thơ nhẹ nhàng Nguyễn Duy đã giúp chúng ta hiểu thêm và cảm phục đức tính tốt đẹp của cây tre và cũng là những phẩm chất đáng quý của con người,dân tộc Việt Nam.Đọc thơ Nguyễn Duy ta càng hiểu tài năng và tình cảm của nhà thơ.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
25 tháng 2 2019

Đoạn thơ trên cho thấy vẻ đẹp của cây tre nói riêng và vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của người Việt Nam nói chung. Tre cần cù, không ngại sống ở nơi đất cằn cỗi, vẫn cần mẫn hút nhựa sống từ đất để vươn lên. Trong câu thơ "Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh" vừa cho thấy đặc điểm chung của cây tre, đó là: tre là loài cây hướng sáng, vừa cho thấy phẩm chất của tre: sống tự tin, tự trọng và tự chủ. Những phẩm chất này cũng tương ứng với phẩm chất của người Việt Nam. Người nông dân trải qua 4000 dựng nước và giữ nước, lúc nào cũng phải chủ động chống ngoại xâm nhưng những người dân vẫn kiên cường, đoàn kết, tự trọng, yêu nước nồng nàn. Như vậy, khổ thơ vừa nêu lên vẻ đẹp của tre, đồng thời cũng là những phẩm chất chung của người Việt Nam.

9 tháng 3 2019

hay nhỉ

25 tháng 4 2021

 Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng, xanh tươi như một chiếc áo giản dị của người nông dân. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà. Rễ cây tre đâm sâu xuống mặt đất như bàn tay của con người làm lụng vất vả kiếm sốngCây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu. Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá, làm đồ chơi và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Tre là đồng chí của dân ta, vì ta mà tre cùng đứng lên với con người để bảo vệ quê hương, bảo vệ đất nước. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.