Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy. Điều này cho thấy nước là chất dẫn nhiệt kém.
Khi ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm chưa bị nóng chảy. Điều này chứng tỏ chất khí là chất dẫn nhiệt kém.
Miếng sáp ở gần miệng ống nghiệm không bị nóng chảy. Từ đó có thể rút ra kết luận chất khí dẫn nhiệt kém.
Miếng sáp ở gần miệng ống nghiệm không bị nóng chảy. Từ đó có thể rút ra kết luận chất khí dẫn nhiệt kém.
a, Có vì nước dẫn nhiệt kém nên mặc dù nước ở miệng ống sôi nhưng ở đáy chai nước vẫn mát và cá có thể bơi ở đáy ống. Tuy nhiên không nên tiến hành thí nghiệm trong thời gian dài vì nước sẽ tản nhiệt xuống đáy ống và cá sẽ biến thành cá luộc.
b, Không vì thanh kim loại dẫn nhiệt tốt, khi nước ở đầu ống nghiệm sôi, thanh kim loại cũng nóng lên theo, dẫn nhiệt xuống dưới làm cá mau chết
C1. Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở hai cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đồi ? Tại sao phải làm như thế ? Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối bảng 24.1. Biết nhiệt lượng ngọn lửa đèn cồn truyền cho nước tỉ lệ với thời gian đun.
Bài giải:
Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau; khối lượng khác nhau. Để tìm hiểu mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
C2. Từ thí nghiệm trên có thể kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật ?
Bài giải:
Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
C3. Trong thí nghiệm này phải giữ không đổi những yếu tố nào ? Muốn vậy phải làm thế nào ?
Bài giải:
Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước.
C4. Trong thí nghiệm này phải thay đổi yếu tố nào ? Muốn vậy phải làm thế nào ?
Sau đây là bảng kết quả thí nghiệm làm với hai cốc, mỗi cốc đựng 50 g nước, được lần lượt đun nóng bằng đền cồn trong 5 phút, 10 phút (H.24.2). Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối bảng 24.2.
Bài giải:
Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của 2 cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.
C5. Từ thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ ?
Bài giải:
Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
C6. Trong thí nghiệm này những yếu tố nào thay đổi, không thay đổi ?
Bài giải:
Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau.
Đốt ở đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn.
Vì đốt ở đáy ống thì nước nước ở đáy nóng hơn ở phía trên và nhẹ hơn phân tử nước lạnh (khi nóng thì giãn ra, thể tích tăng dẫn đến trọng lượng riêng giảm) sẽ tạo nên dòng đối lưu, dẫn đến các phân tử nước nóng ở đáy ống sẽ chuyển động thành dòng đi lên phía trên còn các phân tử nước lạnh nặng hơn nên sẽ chìm xuống đáy theo dòng, cứ như vậy thì nhiệt độ của tất cả nước trong ống sẽ tăng nhanh gần như cùng lúc, làm cho nước nhanh sôi hơn.
Trong ba chất này thì đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
Khi thả miếng đồng được nung nóng vào nước thì các phân tử đồng sẽ truyền một phần động năng cho các phân tử nước. Kết quả là động năng của các phân tử đồng giảm còn động năng các phân tử nước tăng. Do đó đồng lạnh đi còn nước nóng lên.
Khi đun nước có sự truyền nhiệt từ ngọn lửa sang nước. Khi hơi nước giãn nở làm bật nút chai thì có sự thực hiện công.
a)Áp suất cột thủy ngân tác dụng lên đáy ống:
\(p=d\cdot h=136000\cdot5\cdot10^{-2}=6800Pa\)
b)Để áp suất ở ống nghiệm sau khi đổ thêm nước bằng áp suất ở câu a thì ta có:
\(h'=\dfrac{p}{d_n}\)
Chiều cao nước trong ống lúc này:
\(d_n\cdot h'=p\)
\(10000\cdot h'=6800\)
\(\Rightarrow h'=0,68m=68cm\)
Cục sáp ở đáy ống nghiệm không bị nóng chảy. từ đó có thể rút ra nhận xét chất lỏng dẫn nhiệt kém.
Cục sáp ở đáy ống nghiệm không bị nóng chảy. từ đó có thể rút ra nhận xét chất lỏng dẫn nhiệt kém.