K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2017

Đáp án A

Xét các phát biểu của đề bài:

(1), (4) Đúng

(2) Sai. Nguyên liệu tổng hợp ADN là các nucleotit

(3) Sai. Ở sinh vật nhân sơ, trên mỗi phân tử ADN chỉ có 1 điểm khởi đầu sao chép.

(5) Sai. Quá trình nhân đôi sử dụng 8 loại nucleotit làm nguyên liệu (4 loại A, U, G, X được sử dụng để tổng hợp đoạn ARN mồi)

3 tháng 1 2018

Đáp án B

Xét các phát biểu của đề bài:

Phát biểu 1 đúng vì enzim ADN polimeraza chỉ có thể gắn nucleotit vào nhóm 3'OH nên:

+ Trên mạch khuôn có chiều 3' → 5' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, theo chiều 5'→ 3' hướng đến chạc ba sao chép.

+ Trên mạch khuôn 5' → 3', mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn theo chiều 5' → 3' (xa dần chạc ba sao chép) tạo nên các đoạn ngắn okazaki, các đoạn này được nối lại với nhau nhờ enzim ADN ligaza (các đoạn okazaki dài khoảng 1000 - 2000 nucleotit).

Phát biểu 2 đúng vì ở enzim ADN polimeraza chỉ có thể gắn nucleotit vào nhóm 3'OH nên mạch mới được tổng hợp theo chiều 5' đến 3'.

Phát biểu 3 sai vì ở sinh vật nhân thực mới có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản còn nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 đơn vị tái bản do đó chỉ có 1 điểm khởi đầu quá trình tái bản.

Phát biểu 4 đúng vì ở cả sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

Phát biểu 5 đúng. Enzim tháo xoắn là gyraza và helicase. ADN polimeraza có chức năng tổng hợp nên mạch pôlinucleotit.

+ Gyraza hay còn gọi là topoisomeraza có chức năng làm duỗi thẳng phân tử ADN (chuyển ADN từ cấu trúc mạch xoắn thành ADN có cấu trúc mạch thẳng).

+ Helicase là enzim làm đứt các liên kết hidro và tách 2 mạch của phân tử ADN.

Phát biểu 6 đúng. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều sử dụng 8 loại nucleotit: A, T, G, X; A, U, G, X.

trong đó 4 loại nucleotit để tổng hợp nên chuỗi polinucleotit và 4 loại nucleotit để tổng hợp nên đoạn ARN mồi.

Vậy có 5 phát biểu đúng.

29 tháng 5 2017

Chọn đáp án B

Các đặc điểm về quá trình nhân đôi ADN có ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ là:

(1) Đúng: Có sự hình thành các đoạn Okazaki.

(2) Đúng: Nuclêôtit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3' của mạch mới

(3) Sai vì trên ADN ở sinh vật nhân thực mới có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản còn ở sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu

(4) Đúng: Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

(5) Đúng: Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.

(6) Đúng: Sử dụng 8 loại nuclêôtit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu vì cần có U để tổng hợp đoạn mồi

Chỉ có (3) sai. Chọn B. 5

7 tháng 8 2019

3 sai . Trong sinh vật nhân sơ thì có một điểm khởi đầu tái bản còn sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu tái bản . 

6 . Đúng vì cần có giai đoạn tổng hợp đoạn mồi ARN => nên cần U để tổng hợp 

ð  Chỉ có 3 sai . 

Chọn C.

29 tháng 4 2017

Đáp án B

Các đặc điểm có cả ở nhân đôi ADN nhân thực và nhân sơ: 1,2,4,5,6

Nucleotit mới gắn được vào đầu 3’OH  tự do của nu đứng trước nó

ở nhân sơ thường chỉ có 1 điểm khởi đầu sao chép nên 3 sai

Các loại nu ngoài tham gia vào cấu tạo mạch ADN mới còn tham gia vào quá trình tổng hợp đoạn mồi nên có cả sự tham gia của nu U

26 tháng 6 2018

Đáp án A

Các phát biểu đúng về quá trình nhân

đôi ADN ở sinh vật nhân thực là: II,IV

I sai, đoạn okazaki được hình thành

ở 2 mạch của 1 đơn vị tái bản

III sai, có nhiều điểm khởi đầu tái bản

V sai, Enzym ADN polymeraza không

có nhiệm vụ tháo xoắn

 

10 tháng 7 2018

Đáp án A

Có 4 đặc điểm, đó là (1), (2), (4), (5) → Đáp án A.

Giải thích: Đặc điểm (3) chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi của ADN nhân sơ

10 tháng 2 2019

Đáp án B

Các đặc điểm 1, 2, 4, 5, 6 có cả ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn.

(3) chỉ có ở sinh vật nhân chuẩn mà không có ở sinh vật nhân sơ do ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 điểm khởi đầu quá trình tái bản

5 tháng 10 2018

Đáp án A

Các đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ: I. Có sự hình thành các đoạn Okazaki; II. Nuclêôtit tự do được liên kết vào đầu 3' của mạch mới; III. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản; IV. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tòan.

26 tháng 5 2017

Đáp án A

Có 4 phát biểu đúng, đó là I, II, IV và V. → Đáp án A.

- Quá trình nhân đôi ADN luôn có các đoạn Okazaki, diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, enzim xúc tác và các nucleotit được gắn vào đầu 3’ của mạch mới.

- ADN nhân thực có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi nhưng ADN nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi.