Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
) Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, được xây dựng dựa trên một cái tứ độc đáo. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.
Số câu : 4 câu , mỗi câu 7 chữ
Hiệp vần : gieo vần ở câu 1,2,4 ; ngắt ở nhịp : 4/3,3/4
b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.
c)
Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ;lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà. Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương). d) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ. Giọng điệu hóm hỉnh , bi hài : _ Sự ngây ngô , hồn nhiên của trẻ thơ _ Hoàn cảnh trớ trêu , bị gọi là khách ngay khi về quê nhà. _ Cảm giác bơ vơ , lạc lõng khi trở về ko còn ng thân thích , quen biết , nỗi ngậm ngùi đau xót. _ Câu hỏi hồn nhiên của trẻ nhỏ khiến tg vừa vui vừa bùn. e) Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình. g) Nghệ thuật:- Từ ngữ mộc mạc giản dị.
- Sử dụng phép đối.
- Giọng điệu vừa khách quan, hóm hỉnh, vừa ngậm ngùi.
"Một mảnh tình riêng,ta với ta"
tác phẩm: "Qua Đèo Ngang"
tác giả: Bà Huyện Thanh Quan
Sự khác nhau của cụm từ "ta với ta" ở bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến và bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan:
Hai câu kết của 2 bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' và ''Qua đèo Ngang'' của 2 tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng về ý và tình hoàn toàn đối lập nhau.
+ Đối với Nguyễn Khuyến, cụm từ ''Ta với ta'' là sự bùng nổ về ý và tình trong việc tiếp bạn. Không cần phải có mâm cao, cỗ đầy, cao lương, mỹ vị mà giữa họ chỉ có 1 tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết, tri âm, tri kỉ, thể hiện niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn. ''Ta với ta'' là Bác, là Mình, tuy hai mà một. Họ đã đạt tới đỉnh cao của bữa tiệc tình bạn. Họ vui sướng sống trong tình bạn đẹp.
+ Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ ''Ta với ta'' khắc sâu nỗi buồn của người khách li hương khi bà đứng trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà. ''Ta với ta'' chỉ một mình bà đối diện với chính lòng mình giữa không gian bao la, rộng lớn, mây, trời, non, nước. Bà cô đơn, trơ trọi hoàn toàn, không một ai sẻ chia.
a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bài thơ trên là "Cảnh khuyu" của tác giả Hồ Chí Minh
amột thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối.
-Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ
-Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương</span></p><p><span>c)-Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối:đầu, nhìn trăng sángnhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ, tính từ / tính từ , danh từ / danh từ
-Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi...
a) Tác giả: Hạ Tri Chương :)
giúp với