K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2021

Ông Hai đã trở thành linh hồn của truyện ngắn “ Làng”. KL đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ đẹp riêng về người nông dân VN trong những năm đầu cuộc k/c p. Với sự hiểu biết sâu sắc về người nông dân và cuộc sống nông thôn, với tấm lòng trân trọng yêu mến họ, KL giúp chúng tahiểu và yêu quý hơn những người nông dân luôn thường trực tình yêu làng yêu nước sâu sắc, mãnh liệt

24 tháng 1 2021

Ai bt giúp em với ạ

 

Trong thành công sự tự tin giữ vai trò rất quan trọng và đã được khẳng định thế nhưng một số bạn trẻ dù tài năng không thiếu nhưng vẫn không dám tin vào tài năng của mình không dám nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện hay trả lời một cách rèn khi hỏi như thế làm sao có thể khẳng định giá trị của bản thân làm sao người khác nhìn bạn bằng con mắt để trọng nếu chính mình...
Đọc tiếp

Trong thành công sự tự tin giữ vai trò rất quan trọng và đã được khẳng định thế nhưng một số bạn trẻ dù tài năng không thiếu nhưng vẫn không dám tin vào tài năng của mình không dám nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện hay trả lời một cách rèn khi hỏi như thế làm sao có thể khẳng định giá trị của bản thân làm sao người khác nhìn bạn bằng con mắt để trọng nếu chính mình còn không tự tin vào bản thân mọi suy nghĩ ước muốn của bạn sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. câu 1 xác định một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên và chỉ ra từ ngữ được dùng để làm phương tiện liên kết Câu 2 theo tác giả "Nếu chính mình không tự tin vào bản thân" thì sẽ như thế nào? Câu 3 từ nội dung của đoạn trích trên bằng một đoạn văn khoảng hai đến ba trang giấy thi hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến "Khi bạn tự tin bạn có thể làm được những điều tuyệt vời "

0
“Trong thành công, sự tự tin giữ vai trò rất quan trọng và đã được khẳng định. Thế nhưng một số bạn trẻ dù tài năng không thiếu nhưng vẫn không dám tin vào tài năng của mình, không dám nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện, hay trả lời một cách rụt rè khi hỏi… Như thế làm sao có thể khẳng định giá trị của bản thân, làm sao người khác nhìn bạn bằng con mắt nể trọng? Nếu chính mình không tự tin vào...
Đọc tiếp

“Trong thành công, sự tự tin giữ vai trò rất quan trọng và đã được khẳng định. Thế nhưng một số bạn trẻ dù tài năng không thiếu nhưng vẫn không dám tin vào tài năng của mình, không dám nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện, hay trả lời một cách rụt rè khi hỏi… Như thế làm sao có thể khẳng định giá trị của bản thân, làm sao người khác nhìn bạn bằng con mắt nể trọng? Nếu chính mình không tự tin vào bản thân, mọi suy nghĩ, ước muốn của bạn sẽ không bao giờ trở thành hiện thực!”

(Nguồn Internet)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Hãy thử đặt nhan đề cho đoạn trích.

2. Theo tác giả, “Nếu chính mình không tự tin vào bản thân” thì sẽ như thế nào? Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

3. Xét về ý nghĩa, câu văn “Nếu chính mình không tự tin vào bản thân, mọi suy nghĩ, ước muốn của bạn sẽ không bao giờ trở thành hiện thực!” thuộc kiểu câu gì và dùng để làm gì?

4. Vì sao tác giả lại khẳng định: “trong thành công, sự tự tin giữ vai trò rất quan trọng”?

5. Từ nội dung của đoạn trích và những hiểu biết về xã hội, trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy) về ý kiến: Khi bạn tự tin bạn có thể làm được những điều tuyệt vờ

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân. 

Đoạn văn trên phù hợp với phần nào của bài văn?

A. Mở bài   

B. Thân bài   

C. Kết bài   

D. Có thể dùng cho cả 3 phần

1
13 tháng 5 2018

Đáp án cần chọn là: A

4 tháng 3 2019

1. Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

Giải thích cụm từ "nhà văn của lịch sử tâm hồn con người" từ đó khẳng định thành công nổi bật trong các sáng tác của Kim Lân là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

b. Chứng minh:

  • Nêu khái quát vai trò và các hình thức miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
  • Giới thiệu ngắn gọn nội dung đoạn trích truyện trước đó.
  • Làm sáng tỏ tài năng miêu tả tâm lý của nhà văn qua đoạn truyện từ khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi nghe tin cải chính: (Học sinh bám sát các sự việc sau nhưng chú ý làm rõ tài năng miêu tả tâm lý nhân vật, tránh phân tích chung chung, không bám sát yêu cầu của đề bài):

Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân càng tỏ ra sâu sắc khi đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thử thách để làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Đó là tình huống ông Hai đột ngột nghe tin dữ: Làng chợ Dầu của ông theo giặc lập tề. Khi nghe tin đột ngột ấy, ông sững sờ, cổ họng nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, ông lặng đi, tưởng không thở được. Những biểu lộ qua hình dáng bên ngoài được chọn lựa hết sức cô đúc đã có khả năng gợi tả những khoảnh khắc đau đớn trong tâm tư của ông Hai lúc này.

Từ lúc ấy, trong tâm trí ông chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con.

Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quẩn quanh ở nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài.

Tác giả đã sử dụng lời độc thoại nội tâm, hình thức câu văn, giọng điệu... để diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.

Ông bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi mà mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết nên sau cuộc đấu tranh nội tâm, ông Hai đã dứt khoát lựa chọn: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Câu văn với mười ba từ nhỏ bé mà chất chứa được hết nỗi đau nhân thế và sự đời éo le. Mười ba từ nhỏ bé mà ghi lại được nhịp máu trong tim, gói cả hơi thở trong lồng ngực và kết đọng tình cảm nồng thắm với đất nước của ông Hai. Một câu văn giản dị mà có sức ngân tỏa ngàn đời.

Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai, đó là đoạn ông trò chuyện với đứa con út. Qua hình thức độc thoại, nhà văn diễn tả rất cảm động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai – một người nông dân với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến.

Kết thúc truyện là sự việc ông chủ tịch làng ông lên cải chính cái tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông Hai như trút được gánh nặng trong lòng, ông vui mừng đến tột độ. Những chi tiết miêu tả về gương mặt, giọng nói, hành động, cử chỉ của ông Hai lúc này, đã "nói" được với chúng ta nhiều điều về tình yêu làng, yêu nước sâu đậm trong trái tim người nông dân hiền lành, chất phác.

c. Khái quát và nâng cao:

  • Khái quát nghệ thuật của đoạn truyện phân tích:

Đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thử thách, sử dụng nhiều thủ pháp: khi thì thông qua hành vi, biểu hiện bên ngoài để diễn tả tâm lý, khi thì khéo léo kết hợp hành động với ngôn ngữ thoại, có khi tâm lý lại bộc lộ một cách trực tiếp với những đối thoại nội tâm bên cạnh lời kể của tác giả, nhờ đó, nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ... đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. Ông xứng đáng với sự tôn vinh: Nhà văn của lịch sử tâm hồn con người.

  • Khái quát nội dung của đoạn truyện phân tích:

Miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi nghe tin cải chính, nhà văn đã cho ta hiểu được tình yêu làng vốn đã có sẵn trong máu thịt những người nông dân như ông Hai. Tình yêu ấy nay được mở rộng hơn trong tình yêu nước. Đó cũng là một sự chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của người nông dân từ sau Cách mạng. Truyện Làng vì thế còn là câu chuyện nói về lòng yêu nước, về tinh thần kháng chiến của những người nông dân.

  • Liên hệ, mở rộng đến một số tác phẩm khác và nâng cao vấn đề

Qua truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân muốn gửi lời nhắn nhủ đến với người cầm bút về quan điểm và cách nhìn người nông dân: Nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng, những con người hiền lành, chất phác trong đời sống hàng ngày nhưng rất giàu lòng yêu nước, đặc biệt là khi đất nước lâm nguy, họ sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc. Vì thế, người nghệ sỹ, khi viết về họ, cần có thái độ tôn trọng, yêu mến, cần khai thác ở họ những phương diện tốt đẹp để từ đó động viên, khích lệ họ tham gia xây dựng và bảo vệ làng quê, tổ quốc.

Nhà văn cũng kín đáo gửi đến bạn thông điệp: Ai cũng sinh ra từ một làng quê, vậy nên mỗi người cần yêu quê hương, đất nước, nếu không sẽ không lớn nổi thành người.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.