K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2020

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

Kể lại truyện Thánh Gióng mẫu 2

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, nhưng lại không có con. Họ buồn lắm. Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ, bà lão đặt bàn chân mình vào để ước chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Thấm thoát thời gian trôi đi, bà lão có thai, rồi mười hai tháng sau bà sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng già mừng lắm. Nhưng lạ thay, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Vợ chồng ông lão đâm lo?

Bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.

Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà con xóm làng thấy thế, bèn xúm vào kẻ ít người nhiều nuôi chú bé.

Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. Ai nấy đều lo lắng, sợ sệt. Vừa lúc, sứ giả mang đủ các thứ mà chú bé đã dặn. Chú bé vươn vai, trong phút chốc đã trở thành tráng sĩ thật oai phong, thật lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp cầm roi sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lữa xông thẳng vào quân giặc hết kớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt bị gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre ven đường quất vào quân giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời.

Để tưởng nhớ người tướng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

Hiện nay vẫn còn dấu tích đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hàng năm, đến tháng tư là làng mở hội tưng bừng để tưởng nhớ người tráng sĩ Thánh Gióng. Và để ngắm nhìn những dấu tích mà tráng sĩ và ngựa sắt đã đánh tan giặc Ân, đó là tre đằng ngà, những ao hồ liên tiếp…

19 tháng 9 2020

Dài quá chép sao được lão sư🤪🤪🤪🤪.Nhưng thôi lão sư đã trả lời rồi thì em cảm ơn lão sư.Thế là tôi có hai lão sư rồi: 1.lalisa: blackpink; 2.hacker(team ASL)

15 tháng 12 2019

Từ mượn (hay còn gọi là từ vay mượn, ngoại lai): Từ của tiếng nước ngoài (đặc biệt là tiếng Hán) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị sự vật hiện tượng, đặc điểm, .....mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.

  • Ví dụ minh họa: Xì căng đan (Scandal), xì ke (scag), công te nơ (container), sạc (charge), ti vi (TV), tắc xi (taxi), nghi vấn, phụ lão, ...

Mỗi năm nước ta phải trải qua vô số những cơn lũ lụt thảm khốc, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Cảnh tượng ấy đã không xa lạ gì, thật tội nghiệp cho những người dân vùng xảy ra thiên tai. Nhưng cao hơn, chúng ta cũng cần ý thức sâu sắc những hoạt động của con người đã gây ra cơn thịnh nộ với thiên tai, vì thế chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường, cũng chính là bảo vệ cuộc sống bình yên của chính mình.

Cơn lũ kéo đến như một con quỷ thần hung hăng, nhấn chìm tất cả trong biển nước. Những cây cổ thụ lâu năm, điên cuồng trong gió bão, những cây bé hơn thì bị gió quật tung rễ, bay tứ tung trong không gian. Khắp đất trời vần vũ trong một màu đen đặc, những cơn mưa xối xả như muốn ăn tươi nuốt sống con người. Mưa ầm ầm, xầm xập xuống mọi nơi, tất cả nhà cửa, công trình công cộng bị phá tan tành, đổ vỡ, lênh láng trong biển nước. Trên con đường giờ đã trở thành dòng sông đang cuộn những đợt nước đục ngầu, lênh láng xác của những con vật nuôi như gà, chó mèo...Tất cả đất trời bị rung chuyển, vần vũ điên cuồng trong cơn bão xoáy của nước mưa làm trôi chìm toàn bộ. Chao ôi! Xót thương thay khi chúng kiến hình ảnh những bà mẹ, ông bố lạc mất con, những người quần áo rách tả tơi, lang thang bơ vơ tìm kiếm những đồ vật còn sót lại sau cơn lũ khinh hoàng ấy.

Khi cơn lũ đã đi qua, thì một thảm cảnh khác lại tiếp diễn. Đó là những khối bê tông đổ nát, cây cỏ xác xơ, trần trụi, bị bật gốc. Những xác người tội nghiệp xấu số bị nước lũ nhấn chìm. Tất cả cuộc sống bình yên xưa kia thì giờ chỉ còn là cảnh tượng điêu tàn, đổ nát, hoang vu. Nhìn cảnh tượng ấy thật khiến lòng người hoang mang. Những tiếng khóc, tiếng hờn trách, rên xiết xót thương khi biết người thân của mình hào lẫn vào âm thanh thê lương của con người và cảnh vật nơi ấy. Thật là một thảm kịch của nhân loại. Sau mỗi cơn lũ ấy, là hàng ngàn tổn thất về mặt tiền bạc, người và của. Nhà nước phải rút ngân khố hỗ trợ đồng bào miền lũ lụt. Cả nước chung tay, tinh thần “lá lành đùm lá rách”, quyên góp tất cả tấm lòng mình từ quần áo, lương thực, tiền bạc để ủng hộ người dân gặp thiên tai.

Nhưng chính những cơn lũ ấy là tiếng chuông nguy cấp yêu cầu mọi người cần phải chung tay bảo vệ môi trường. Một phần lũ xoáy càng mạnh là do rừng đầu nguồn và những cánh rừng phòng hộ bị chặt phá bừa bãi do ý thức và lòng tham của người dân chưa có nhận thức sâu sắc bản chất vấn đề. Chính vì vậy, chúng ta cần phải chung tay bảo vệ môi trường, vì sự bình yên, cuộc sống và sự phát triển vững bền của dân tộc.

Bài làm

Đất nước ta nay đã yên bình, nhân dân được tự do, hạnh phúc, mọi người bắt tay vào xây dựng. Thế nhưng cuộc sống của nhân dân ta vẫn còn gặp phải khó khăn, mất mát do thiên tai đem lại. Nào là hạn hán, cháy rừng, sạt lở đất, lũ lụt... đặc biệt là nhân dân ở một số tỉnh miền Trung vừa bị cơn bão lũ hoành hành. Hậu quả thật khủng khiếp.

Hôm ấy bầu trời u tối. Gió quay cuồng, gào rít. Cây cối ngả nghiêng rồi nạp mình bởi những cơn gió xoáy. Những cơn mưa ào ào đổ xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây. Trận này chưa qua, trận khác kéo đến. Mưa ròng rã suốt ngàv đêm. Thế rồi, nước ở sông dâng cao, đỏ lừ. Nước tràn vào thôn xóm, làng mạc, thành phổ. Nước ngập các con đường. Ruộng đồng chỉ một màu trắng xóa. Gió to. Mưa lớn. Chúng cứ tiếp nối nhau. Nước ồ ạt đổ vào các rảnh cống, kênh rạch. Nước sông sôi sục chảy xiết, cuốn theo bao khúc gỗ từ miền ngược xa xôi. Cơn bão lũ vẫn diễn ra dữ dội, mọi tầng lớp nhân dân ở đây cùng các lực lượng vũ trang ra sức chống đỡ. Hàng nghìn người dùng bao đất và cọc tre để chắn giữ đê, chắn giữ bờ sông, không cho sạt lở, ngăn dòng nước tràn vào thành phố, làng mạc. Tiếng rào rào bất tận của mưa, tiếng ào ào của nước chảy cùng tiếng gọi í ới của bao người đang chống lũ làm thính giác của con người ta như mệt mỏi. Tuy vậy họ vẫn cương quyết chống chọi với bão lũ. Nước vẫn dâng lên cao, tràn mênh mông. Từng chiếc thuyền lòa nhòa ẩn hiện trong cơn mưa bao phủ. Người dân ở gần bờ sông và tài sản của họ được di dời đến nơi an toàn. Thanh niên cùng các lực lượng cứu hộ phải lênh đênh trong biển nước để làm nhiệm vụ. Từng chiếc thuyền dập dềnh trên sóng nước, mọi người tất bật khẩn trương. Cơn bão lũ vẫn cứ tiếp tục, nước ở các sông ầm ầm đổ ra biển. Gió biển thổi mạnh vào đất liền, từng cơn bão dữ tiếp nhau đe dọa. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, bay loang choảng. Hàng loạt nhà bị sạt móng, ngã vách. Có những ngôi nhà chỉ còn là đống gạch vụn mặc dù nó là nơi mà mọi người phải làm từ lâu lắm mới có được. Tài sản bị bão lũ cướp đi, mạng người cũng không tránh khỏi. Trường học, bệnh viện, nhà máy đều bị hư hại khủng khiếp vô cùng đến mấy ngày liền.

Cơn bão lũ qua đi, làng mạc, phố phường nơi đây là một màu đơn điệu, quang cảnh thật lặng lẽ trầm buồn, mọi người nhìn cảnh mất mát mà lòng như thôi miên, thất vọng.

Cơn bão lũ đã để lại biết bao nhiêu cảnh màn trời, chiếu đất, đói ăn, thiếu mặc... Cả nước đang hướng về miền Trung, đang dang rộng vòng tay nhân ái dể giúp đồng bào bị nạn đi lên khỏi bờ vực thẳm.

# Chúc bạn học tốt #

24 tháng 11 2017

Một hôm trong bữa cơm, bố tôi kể một câu chuyện rất buồn cười: một ông mở hàng bán cá, hôm đầu treo tấm biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Chẳng biết nghe người tạ xui thế nào, cứ mỗi hôm ông ta lại tháo bỏ đi một chữ, rốt cuộc đến cái biển cũng tháo xuống nốt. Thật là “Đẽo cày giữa đường”.

- Ông ta còn ở đấy không bố? Tôi hỏi.

- Còn chứ, vẫn bán cá như mọi ngày, chỉ không treo biển mà thôi.

Vì tò mò, hôm sau tôi quyết định ra phố gặp người bán cá để hỏi về chuyện tấm biển. Đến nơi, thấy ông đang ngồi buồn thiu bên sọt cá, tôi hỏi:

- Có đông khách không bác?

- Khổ quá cậu ạ. Từ hôm tháo tấm biển xuống, chẳng có mấy người mua. Thỉnh thoảng gặp được khách quen, hỏi thì họ bảo: “Thấy ông tháo biển đi, tưởng không bán nữa, chúng tôi đã mua ở hàng đằng kia rồi”. Chẳng lẽ lại treo biển lên. Nhưng kể ra mấy tay ấy nói cũng có lí.

- Họ nói sao hả bác?

- Tôi treo biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Một tay đi qua bảo: “Nhà này trước nay chỉ bán cá ươn hay sao mà phải bảo là tươi”, nếu tất khách hàng đều nghĩ vậy thì tôi còn buôn bán làm sao, thế nên tôi mới bỏ chữ “tươi” đi chứ.

- Bác hồ đồ quá. Cá có bao nhiêu loại nhưng đều phải tươi mới ngon, viết thế là phải chứ.

- Lại có người khách vào mua hàng nhìn lấm biển nói: “Ông bày cá ở đây, chẳng bán ở đây thì bán ở đâu, không nhẽ người ta vào hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là "ở đây". Nghe cũng phải, thế là tôi bèn xóa hai chữ ấy.

Tôi buồn cười bảo:

- Hai chữ ấy có thừa đâu. Bác không thấy ông hàng rắn thì đề “Ở đây có bán rắn”, ông bán thịt chó đề “A! Đây rồi! Cầy tơ bảy món”, trẻ em thì rao “Báo đây! Báo đây!” à? Hai chữ “ở đây” là để khiến cho người mua phải chú ý. Thế còn ba chữ “có bán cá”, sao bác lại tháo xuống?

- Một người khác góp ý: “Bác bày cá ra, không để bán thì để chơi hay sao mà phải đề là “có bán”. Hắn nói cũng đúng đấy chứ!

- Đành rằng thế! Nhưng đó chỉ là cái lí bề ngoài. Nhưng nếu bác bày cá mà không đề “có bán”, người ta biết đâu rằng bác là người bán cá, nhỡ bác thu mua cá thì sao? Có hai chữ ấy thì khách hàng khỏi băn khoăn vẫn hơn chứ!

- Cậu nói thế cũng có lí lắm. Nhưng tôi hỏi cậu: người khuyên tôi bỏ nốt chữ "cá" đi vì: “chưa đến đầu phố đã thấy tanh nồng mùi cá. Ai chẳng biết nhà ông bán cá mà phải đề biển”. Hắn là hàng xóm của tôi đấy. Cậu giải thích ra sao?

Tôi ngẩn người, ừ nhỉ! Biết giải thích thế nào? Bỗng tôi nhớ, có lần bố tôi bảo: “Thiên hạ nhiều người thích đùa, thấy người ta gần ngã, đã không kéo dậy lại còn đẩy thêm cái nữa cho ngã hẳn. Tuy như như vậy cũng không hẳn là ác ý. Bởi càng ngã đau thì càng nhớ lâu, lần sau càng cẩn thận hơn”. Tôi đem nguyên ý đó nói lại với bác bán cá, luôn thể khuyên bác cứ treo lại tấm biển như cũ. Bác bán cá xem chừng đã nghe ra, gật đầu đồng ý, lại hỏi tôi làm sao mà có thể nói tường tận thế? Tôi chỉ biết mỉm cười.

Bác tặng tôi một con cá thật to để cảm ơn. Nhưng tôi từ chối và đi về nhà.

Hôm sau tôi ra, thấy hàng cá của bác đã treo lại tấm biển thật to và đông khách như xưa.

24 tháng 11 2017

Sao giống trên mạng zậy bạn,bộ bạn copy hả

6 tháng 4 2019

Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường.

Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.

Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. .

Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào.

Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.

Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo.