K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2016

Mở bài: Giới thiệu việc tốt mà em đã làm. Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

– Việc tốt mà bạn đã làm là gì?

– Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?

– Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?

– Có người khác chứng kiến hay không?

– Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?

– Em có vui khi làm công việc đó?

– Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

Bài làm 

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm

Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

–    Có chuyện chi đó cháu?

–    Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

–    Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

10 tháng 4 2016

Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.

Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:

– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?

Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:

– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.

Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt

Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:

– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!

Bà cụ mừng rỡ:

– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.

Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi. Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:

– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.

Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình

– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn. Cô phê bình bạn Dương trước lớp.

Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:

– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.

Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.

Nguyễn Thuỳ Dương

(Trường THCS Sơn T

30 tháng 1 2016

Mình nghĩ bạn nên đưa ra các vụ tai nạn do ko đội mũ bảo hiểm gây ra, phân tích lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm trong trường hợp đó . Sau đó sẽ nói đến vấn đề giữ an toàn của bản thân sẽ làm cho gđ và bạn bè bớt lo lắng về mình hơn,... mình chỉ có chút ý kiến v thôi. Tại mình ngu văn bm >.<

31 tháng 1 2016

thế cũng OKE rùi thanks!hihi

4 tháng 4 2016

Đặt ra quyền bảo vệ trẻ em

6 tháng 3 2018

đặt ra các quyền về trẻ em để bảo vệ trẻ

25 tháng 1 2016

Không riêng gì người lớn, trẻ em lúc đang ngồi cùng bố mẹ trên xe cũng cần phải đội nón bảo hiểm để bảo vệ an toàn cho bản thân. Tuy nhiên cũng lắm khi các bậc phụ huynh quên mất việc nhắc nhở con mình mang theo, thậm chí ngay cả lúc đi một mình. Đã xuất hiện nhiều vụ tai nạn thương tâm mà trong khi đó trẻ em chẳng được đội mũ bảo hiểm, do đó hãy lưu tâm đến chuyện này thường xuyên. Vậy Chọn nón bảo hiểm cho con như thế nào là chính xác?

Đầu tiên hãy tạo lập thói quen đội mũ bảo hiểm cho bé lúc đi ra ngoài. Chỉ cần bé ngồi trên xe máy hay xe đạp điện, ngay lập tức các ông bố bà mẹ mang ra và cài dây thật chắc chắn. Hãy giải thích dần dần tầm quan trọng của vấn đề này tác động đến tâm trí, thường xuyên cho bé xem các tranh ảnh bằng các bài học tuyên truyền trong sách giáo khoa hay ti vi. Bởi lẽ độ tuổi này rất dễ bắt chước hành vi mọi người xung quanh, phụ huynh có thể dẫn bé đi chơi ở gần công viên và chỉ cho thấy người ta đang lái xe với mũ bảo hiểm nhiều cỡ nào.

Như đã nói, trẻ em rất dễ ảnh hưởng từ người lớn. Trước tiên, họ cần phải làm gương, ví dụ như lái xe máy hay xe đạp điện rồi sau đó chỉ rõ từng hành động lấy cho đến lúc ra khỏi nhà. Ngược lại, nếu bạn không thường xuyên đội mũ bảo hiểm ra ngoài, trẻ sẽ học theo và tiềm thức nhận định rằng chẳng quan trọng cần thiết làm vậy. Điều này thực sự không tốt cho độ tuổi này.

Chính sự bắt chước hành vi từ người khác của trẻ nhỏ, bạn hãy đội mũ bảo hiểm thường xuyên để trẻ cũng “muốn” giống như bạn. Sau khi đã tạo lập thói quen đó, bạn nên chỉ ra những tác dụng “thần kỳ” ấy về chuyện bảo vệ đầu con người, bộ phận quan trọng nhất cơ thể người. Ví dụ như các chấn thương rất dễ làm đau đầu, khiến đầu bị chảy máu, mất trí thông minh chẳng thể tiếp tục học hành. Nói chung các bà mẹ chỉ cần dẫn chứng mũ bảo hiểm trẻ em sao cho nhẹ nhàng nhưng đủ sâu sắc là được.

Nhất là môi trường giáo dục như những trường học, các thầy cô nên chỉ dạy về an toàn giao thông ở tiết học chính khóa. Bởi lẽ độ tuổi này chưa thể nhận thức hết mức độ nguy hiểm về tai nạn đang thường xuyên xảy ra hàng ngày; bằng cách lồng ghép bài học trẻ em sẽ biết được mình nên làm gì để luôn tự bảo vệ an toàn cho mình. Quan trọng hơn, người lớn luôn phải tác động đến suy nghĩ và hành động trẻ em khi sử dụng mũ bảo hiểm.

22 tháng 1 2016

vì hiện nay 70% vụ gây thương tích đều liên quan đến xe máy và trong số đó có đến 20 % là trẻ em

leuleu

23 tháng 4 2016

a. Việc làm của Hoa như thế là sai

b. Em sẽ khuyên : Hoa ơi, bố mẹ bạn đã cố gắng để cho bạn đi học để cho bạn thông minh, tài giỏi vậy là bạn lại lười học, mình ko đồng ý với cách làm của bạn Hoa à !

 

7 tháng 8 2016

a) Hoa nghĩ như vậy là sai .

b) Em khuyên Hoa nên học hành chăm chỉ hơn các bạn khác , vì chính nhà Hoa khó khăn nên mới cần học giỏi để khi Hoa lớn lên mới có tiền lo cho gia đình , bù đắp công bố mẹ đã nuôi Hoa và cho Hoa đi học.
c) Em cần học tập chăm chỉ , ngoan ngoãn, nghe lời ông bà , cha mẹ , thầy cô , vừa học siêng năng , đạt thành tích cao , khi lớn lên sẽ thành công và được nhiều người yên mến.

Đây là câu trả lời của tớ.Không có đúng hay gì đâu ! Nhưng mà tớ học lớp 7 rồi nên thấy đề này dễ nên góp ý ! Cậu tham khảo nhé !haha

25 tháng 4 2016

3. Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc học tập rèn luyện tư tưởng đạo đức cách mạng, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một nền tảng tinh thần xã hội, là động lực vượt qua khó khăn thách thức để tiến lên. Do đó học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một biện pháp quan trọng hàng đầu để mỗi cán bộ Đảng viên và Tổ chức cơ sở Đảng khắc phục sửa chữa tình trạng suy thoái có “tính chất nghiêm trọng” về đạo đức và lối sống, suy thoái về tư tưởng chính trị, giữ vững niềm tin trong nhân dân về lãnh đạo Đảng. 
Con người toàn diện là con người phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tri thức và năng lực nghề nghiệp chuyên sâu và thể chất lành mạnh. Đó là con người đủ đức và tài để lập thân, lập nghiệp, để phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Tùy vào hoàn cảnh và diều kiện học tập công tác cá nhân để xác định và xây dựng kế hoạch phấn đấu, rèn luyện. Học tập và rèn luyện tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. 
Thực trạng đạo đức sinh viên hiện nay nổi cộm nhiều vấn đề đáng lo ngại: Một bộ phận chạy theo lối sống cá nhân thực dụng, đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội, tiếp thu thiếu chọn lọc lối sống từ bên ngoài... Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên cần đổi mới và toàn diện. 
Điều quan trọng nhất là cần xác định một số nguyên tắc chủ yếu, làm cơ sở đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức cụ thể. Nói khái quát, đó là những nguyên tắc của đạo đức cách mạng dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có bốn nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng: Rèn luyện đạo đức là công việc phải tiến hành lâu dài, bền bỉ suốt đời; giáo dục đạo đức bằng nêu gương sáng; xây dựng đạo đức cách mạng, đồng thời đấu tranh chống lại những hiện tượng phi đạo đức; khắc phục những biểu hiện của tư tưởng, đạo đức cũ không còn phù hợp và xây dựng tư tưởng đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải có giáo dục đạo đức công dân để mọi người hiểu rõ: Lợi ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí". Người viết về nguyên tắc kế thừa và đổi mới khi xây dựng một nền đạo đức mới: "Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm". Người nói về tác dụng của việc nêu gương sáng đạo đức: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". 
“Người cách mạng chúng ta nếu không tu dưỡng thì cũng có phen có cái đuôi ấy, dù nhỏ sẽ có ngày gây hậu quả khôn lường”… 
Bác nhắc nhở mọi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng, rèn luyện. Nếu không chịu khó học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thì có ngày ""cái đuôi dốt nát"" sẽ lòi ra; vì không ai trên đời này chỉ cần học một lần là xong xuôi hết cả. Mặt khác, nếu không chịu khó tu dưỡng đạo đức, thì ""cái đuôi cá nhân chủ nghĩa"" cũng sẽ được mọc dần lên, vì trong mỗi người đều tồn tại cả cái tốt và cái xấu. 
Học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấm nhuần những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới mà Người nêu lên và đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình; giáo dục, động viên, cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng thực hiện. Đó là: Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; Xây đi đôi với chống; Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"". Thực vậy, cái ác, cái xấu là kẻ thù của đạo đức, nhưng nó thường ẩn giấu bên trong con người, thậm chí đội lốt ngay trong cái vỏ đạo đức. Hơn nữa, nó là ""giặc nội xâm"", là kẻ thù bên trong nên vừa nguy hiểm, vừa khó phát hiện. Phương thuốc đặc hiệu nhất để phòng và chống kẻ thù vô hình này là phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức. Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải tự ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong suốt cuộc đời; coi tu dưỡng đạo đức là một việc làm như rửa mặt hằng ngày.

25 tháng 4 2016

Khi bị xâm hại danh dự, nhân phẩm phải tỏ thái độ phản đối và báo cho nhà trường các cơ quan có trách nhiệm ở địa phương biết để xử lí.

20 tháng 3 2016

Hình ảnh của mẹ (hoặc bố) em khi em mắc lỗi

Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi có bố chở che, có mẹ yêu thương chăm sóc. Tôi yêu, tự hào và kính trọng bố vô cùng. Nhưng có lẽ người gần gũi dấu yêu nhất trong gia đình đối với tôi là mẹ. Mẹ đã sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn trưởng thành. Đôi tay thân thương, dòng sữa ấm áp, lời hát ru ngọt ngào của mẹ cứ lớn dần trong tôi, để tôi thêm yêu tha thiết và khắc ghi sâu hình ảnh mẹ lúc buồn cũng như lúc vui, khi tôi mắc lỗi cũng như khi làm được một việc tốt.

“Vì con là con ba, con của ba rất ngoan

Vì con là con mẹ, con của mẹ rất hiền…”

            Tôi thuộc bài hát này từ hồi đi học mẫu giáo. Nhưng tôi chưa hẳn là đứa con ngoan hiền của mẹ. Bởi cái tính hiếu động, nghịch ngợm của mình mà nhiều lúc tôi đã khiến mẹ buồn. Có một lần, mặc dù đã hơn một năm trôi qua, song mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.

            Lần đó tôi được điểm 4 môn toán. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ. Bởi đến trưa, vừa đi học về, tôi đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà với nét mặt vừa buồn vừa giận. Biết có chuyện, tôi len lén ôm cặp sách định lẻn lên gác, nhưng mẹ đã gọi lại. Tôi sợ hãi nghĩ thế nào mẹ cũng quát mắng và đánh cho một trận. Nhưng không, mẹ không đánh cũng chẳng nói to, chỉ nhẹ nhàng hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Tôi thở phào đoán mẹ chưa biết chuyện nên yên tâm nói dối một cách trơn tru. Khi mẹ hỏi về bài kiểm tra toán, tôi nói: “Mẹ hỏi làm gì? Con làm được tất. Với lại cô giáo chưa trả bài mẹ ạ!” (Nói dối vậy thôi, chứ thật ra điểm 4 toán to tướng đang nằm chềnh ềnh trong cặp sách tôi rồi). Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại. Trong đôi mắt mẹ thoáng một chút ngỡ ngàng, một chút bực bội, một chút thất vọng và cả đau đớn nữa. Cái cặp rơi xuống, xổ tung ra. Bài kiểm tra toán rơi ra ngoài nằm phơi giữa sàn nhà. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được. Mặt mẹ sầm lại, mẹ nhìn tôi nghiêm khắc như muốn nói: “Lâm! Con hư quá, đã học kém mà lại còn nói dối ư?”… Rồi mẹ buồn bã, thẫn thờ đi vào bếp.

            Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng nề. Bố tôi ở lại cơ quan còn anh trai thì đi công tác, chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh thang. Mẹ lặng lẽ chuẩn bị bữa trưa một mình, không cần tôi giúp như mọi ngày. Rón rén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn phiền hiện trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ làm nhưng ánh mắt nhìn buồn bã xa xăm. Thường ngày mẹ rất hay cười và nói chuyện với tôi tôi, thế mà hôm nay mẹ chẳng nói cười gì cả. Hình như mẹ đang lén tiếng thở dài. Trên khuôn mặt hiền từ của mẹ đã có nhiều nếp nhăn nơi khoé mắt. Mấy sợi gân xanh nổi trên vầng trán rộng, đôi môi mẹ không còn tươi thắm như trước… Có phải vì tôi mà mẹ già trước tuổi hay không?

            Tuy rất buồn, nhưng mẹ vẫn quan tâm chăm sóc tôi chu đáo. Mẹ giục tôi ăn cơm, nhắc tôi ngủ trưa để có sức học chiều. Mẹ càng quan tâm, tôi càng xót xa ân hận. Còn mẹ, chưa kịp nghỉ ngơi đã lại vội vã đến trường làm việc. Ánh nắng vàng vẫn nhảy nhót ngoài sân nhưng tôi chẳng thấy vui chút nào. Ánh mắt thất vọng, giọng nói buồn rầu của mẹ cứ ám ảnh mãi tâm trí tôi. Tôi biết, mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít mà mẹ đau đớn vì thái độ ngang ngạnh nói dối của tôi thì nhiều. Tôi thấy mình quả là một đứa trẻ hư. Tôi chỉ muốn oà khóc cho vơi đi phần nào nỗi ân hận đang giày vò trong lòng mình.

20 tháng 3 2016

Tả mẹ lúc em bị ốm:

"Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con"

Đúng thế, tới tận bây giờ tôi mới hiểu được ý nghĩa của câu thơ đó. Tôi đã nhiều lần tự hỏi "Liệu ba mẹ có thương mình không"? Chắc la các bạn đang rất ngạc nhiên về câu hỏi này nhỉ? Tôi thường luôn nghĩ rằng mẹ không quan tâm tâm đến tôi nhưng tôi đã lầm.

Từ lâu rồi tôi không nhìn kĩ mặt mẹ, cho dù mẹ có thay đổi ra sao tôi cũng không biết. Hôm đó, tôi đi học với tâm trạnh uể oải, đầu đau như búa bổ. Tôi gắng gượng ngồi học cho hết buổi như có tấn đá nặng ngàn cây đè lên đầu tôi. Tối về, tôi trèo vào phòng ngay, bỏ bữa cơm tối mà cô giúp việc đã dọn sẵn. Tôi nằm bẹp trên giường, tai ù hẳn đi. Trờii khuya lắm rồi, tôi nằm quằn quại trên giường, mồ hôi toát ra như tắm. Đột nhiên có bàn tay mát lạnh đặt trên trán tôi. Tôi cố mở mắt nhưng hình như chúng không phải của tôi nữa. Tôi mơ màng thiếp đi trong vòng tay yêu thương ấy.

Ánh nắng lọt qua khe cửa sổ, không khí mát mẻ của mùa lá rụng ùa vào phòng tôi. Tôi mở mắt và thấy mẹ đang ngồi trên đầu giường, mẹ nói:

_ Con uống thuốc đi nào!

Tôi miễn cưỡng há miệng mặc dù tôi rất ghét thuốc. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn mẹ thật kĩ. Hình như mẹ đã già hơn trước thì phải. Mái tóc mẹ đã điểm mấy sợi bạc, không còn đen óng nữa. Trên gương mặt trái xoan của mẹ đã có vài nếp nhăn. Tôi cố gắng nhìn thật rõ. Đuôi mắt của mẹ đã có vài vết chân chim, chứng tỏ suốt  thời gian qua mẹ đã phải vất vả nhiều. Cái mũi dọc dừa và đôi môi anh đào mọng nước là thứ đã tạo nên nét yêu kiều của mẹ nhưng giờ đã phai tàn. Tôi chợt nhận ra chỉ có hơi ấm từ bàn tay mẹ và tấm lòng yêu thương của mẹ dành cho tôi là không hề thay đổi. Đến trưa vì tôi khong nằm được gió quạt máy nên mẹ đã lấy quạt giấy quạt cho tôi. Vì đã là giữa trưa nên trời nóng bức lạ kì. Thường thì giờ này mẹ đã ngủ trưa nhưng vì tôi bị ốm nên mẹ vẫn ngồi đó, ngồi kế bên tôi lúc này. Những giọt mồ hôi lấm tấm nhảy nhót, lăn dài trên mặt mẹ như những hạt mưa. Mái tóc mẹ cột cao, điểm thêm cái nơ tôi đích thân làm cho mẹ vào ngày 8/3. Tôi kinh ngạc không ngờ rằng mẹ vẫn còn giữ nó, thì ra bấy lâu nay mẹ vẫn quan tâm và và gìn giữ những món quá của tôi tặng cho mẹ. Không gian đột nhiên vắng lặng chỉ còn tiếng quạt kêu phành phạch giữa trưa nắng oi ả. Hôm nay, mẹ mặc bộ quần áo màu tím sẫm thứ màu mà tôi rất thích. Mẹ cũng dùng loại nước hoa trái cây mà tôi hay xuýt xoa khi mẹ xịt cho tôi. Không! Mẹ chưa hề thay đổi, chỉ có lòng tôi thay đổi mà thôi. 

Ôi! Tôi không biết nói thế nào cho hết rằng tôi thương mẹ biết bao. Mẹ tuy có những lần đánh mắng tôi nhưng tôi biết rắng chỉ vì mẹ thương tôi. Mong sao mẹ sẽ sống mãi cùng với con cháu để hình ảnh tận tụy chăm sóc con khi ôm khi ngủ:

"Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"        

20 tháng 4 2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:1. Lý do chọn đề tài:Từ năm học 2005-2006 Trung Ương Đoàn TTNCS Hồ Chí Minh triển khai cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”. Đây là cuộc vận động lớn, được triển khai rộng rãi cho Thiếu niên nhi đồng cả nước cùng với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các em thiếu nhi bước vào cuộc vận động với tinh thần thi đua sôi nổi, với quyết tâm cao.Với nhiều hình thức triển khai khác nhau, cuộc vận động đã mang nhiều khởi sắc cho phong trào thiếu nhi trên cả nước, trong đó có Liên đội THCS Nguyễn Tri Phương. Tại Liên đội THCS Nguyễn Tri Phương, cuộc vận động đã xuyên suốt qua nhiều năm học, được BGH nhà trường và các đoàn thể quan tâm, các anh chị phụ trách và các em thiếu niên tích cực hưởng ứng. Cuộc vận động đã giúp Liên đội tạo nên nhiều phong trào thi đua lập thành tích cao trong học tập và rèn luyện của các em thiếu niên, trong những năm qua Liên đội luôn là một trong những lá cờ đầu của huyện về công tác Đội và phong trò thiếu nhi.Trong quá trình triển khai công tác Đội và phong trào thiếu nhi, từ việc thực hiện các phong trào để đi đến kết quả của cuộc vận động giúp Liên đội có nhiều thành công. Là một giáo viên – Tổng phụ trách Đội (GV-TPT) là người chịu trách nhiệm chính của hoạt động của Liên đội về việc triển khai các nội dung, kế hoạch, hướng dẫn của Hội đồng Đội cấp trên về Liên đội, tổ chức cho phụ trách, đội viên của Liên đội thực hiện cuộc vận động, bản thân tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm dẫ đến thực hiện thành công. Vì thế, tôi mạnh dạn trình bày đề tài với mong muốn tâm sự, chia sẽ với đồng nghiệp, những người đang thực hiện vai trò của một GV-TPT Đội để góp sức mình vào công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng, giúp các em phát triển, hoàn thiện nhân cách, góp phần xây dựng những công dân tương lai gương mẫu cho xã hội.

24 tháng 3 2016

Những việc làm của Lý Bí sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi rất công bằng.Ông đã cho những người khác phát huy hết khả năng của mình như Tinh Triều thì đứng đầu môn Văn, Phạm Tu thì đứng đầu ban võ. Ông đã cùng những cận thần luôn sát cánh bên nhau phất cờ khởi nghĩa để chống ách đô hộ của nhà Lương. Lý Bí xông pha, chính trực luôn bảo vệ những người dân. Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị thất bại, thì ông vẫn luôn luôn được người dân tưởng nhớ. Ông vẫn mãi là vị anh hùng của đất nước Việt Nam, vẫn luôn nhớ đến ông, cho dù qua bao nhiêu thế kỉ.

8 tháng 4 2018

Hơn một tháng trước khi bước vào năm học mới, xem buổi truyền hình nào, đọc tờ bào nào em cũng thấy nói về tình hình lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. Những ngày ấy có biết bao việc làm tình nghĩa “lá lành đùm lá rách” làm em xúc động. Em còn nhớ rõ một việc.

Hôm ấy là ngày chủ nhật, em cùng mẹ ra chợ. Trong khi chờ mẹ mua một vài thứ đồ ăn, em chợt nhìn thấy ở phía trước có mấy anh chị thanh niên và mấy bạn thiếu niên đeo khan quàng đỏ. Họ đứng thành nhóm. Một chị trong số họ đang nói gì nhưng vì xa quá nên em nghe không rõ. Nhóm người tiến dần về phía em. Lúc họ đến gần, em nhận ra có một bạn thiếu niên đi trước, hai tay bê một cái hộp gỗ nhỏ. Rồi nhóm người dừng lại. Mấy cô bác xung quanh em cũng dừng lại hướng về phía chị thanh niên có khuôn mặt xinh xắn đang nói:

- Thưa cô bác, đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị tai họa lũ lụt rất nặng nề. Lá lành đùm lá rách, xin cô bắc đóng góp chút ít vào quỹ cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt. Chúng cháu là nhóm cứu trợ của Thành đoàn.

Có mấy người nghe vậy thì bước tới, nhét qua khe hở chiếc hộp gỗ mấy tờ giấy bạc, không biết là bao nhiêu. Lúc ấy ngay bên cạnh em có một người phụ nữ mặc quần áo trông rất diện, đang cúi xuống mua hàng. Có lẽ mặc cả không xong món gì đấy, bà ta đứng thẳng dậy, toan đi thì nhóm cứu trợ đến:

- Cô ơi, xin cô đóng góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt.

Đôi mắt bà ấy chợt sầm xuống:

- Lại đóng góp nữa!

Rút một tờ hai ngàn từ xấp tiền đang cầm trên tay, bà ta bực dọc nhét vào cái hộp quyên góp. Rồi hướng về mấy người xung quanh, bà ta như phân bua:

- Thật là như mắc nợ. Nào là đóng góp ở phường, nào là đóng ở cơ quan, rồi quỹ từ thiện, rồi hội phụ nữ … sức mấy mà chịu nổi! Thôi thì cũng đóng góp với quyên đi cho rồi!

Chị thanh niên trong nhóm cứu trợ sững người, mặt ngơ ra; chị định cười gượng mà tự nhiên hai mắt lại hoe hoe. Một lát sau chị mới lấy lại vẻ tự nhiên. Đúng lúc ấy, một em gái nhỏ không biết từ đâu chạy đến bên chị. Em bé đưa vào tay chị một tờ tiền và nói:

- Chị ơi! Đừng buồn nữa chị. Chị cho em đóng góp với nhé! Nhưng em chỉ có năm tram thôi, nhận cho em đi nghe chị!

Chị thanh niên sung sướng nhìn em bé. Một tay xoa lên tóc em và chị chói:

- Chị nhận chứ! Món tiền này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì rất lớn đấy!

Được chứng kiến hai sự vật trái ngược nhau trong một khoảng khắc ngắn ngủi, em thấy lòng bâng khuâng khó tả.