K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2016

Chào bạn, bạn hãy theo dõi câu trả lời của mình nhé! 

Năm 40 : Hai Bà Trưng 

Năm 248 : Bà Triệu 

Năm 542 : Lý Bí

Năm 550 : Triệu Quang Phục 

Năm 722 : Mai Thúc Loan 

Năm 776 : Phùng Hưng 

Năm 905 : Khúc Thừa Dụ

Năm 931 : Dương Đình Nghệ

Năm 938 : Ngô Quyền 

Chúc bạn học tốt!

17 tháng 4 2016

Những vị anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí , Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,... Có sự tham gia nữ binh ( vì họ cũng là tham gia cuộc kháng chiến cùng Hai Bà Trưng ) : Lê Chân, Thánh Thiên, Lê Thị Hoa,...

17 tháng 4 2016

lý bí, hai bà trưng, bà triệu, triệu quang phục, phùng hưng

 

14 tháng 5 2021

HELP ME CHỦ NHẬT NỘP RÙI AI TRẢ LỜI ME K HẾT CHO

15 tháng 5 2021

giải giúp me k cho

4 tháng 7 2020

Hành động của Kiều Công Tiễn và những chuẩn bị của Ngô Quyền trước và trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán (thế kỉ X).

- Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán, thay họ Khúc nắm quyền tự chủ

- Đến đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn - một nha tướng của ông, ám hại để đoạt chức Tiết độ sứ

- Nhân dân và các tướng lĩnh rất bất bình, trong đó có Ngô Quyền ( là con rể của Dương Đình Nghệ). Tháng 10/ 938, Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn

- Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ 2

- Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội) , bắt giết Kiều Công Tiễn và khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Để chuẩn bị cho trận chiến trên sông sông Bạch Đằng, Ngô Quyền dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng - đóng hàng nghìn cọc đẽo nhọn và có bịt sắt, cho quân mai phục hai bên bờ sông. Khi thủy triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, nhử quân Nam Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô lên, quân ta đổ đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ .Chủ tướng giặc là Hoằng Tháo bị giết tại trận

Qua đó em có nhận xét như thế nào về Kiều Công Tiễn và Ngô Quyền?

- Kiều Công Tiễn :

+ Là một kẻ tham lam chỉ vì ham danh lợi mà vô ơn khi giết chết Dương Đình Nghệ là chủ tướng cũ của mình

+ Sau khi giết Dương Đình Nghệ, nghe tin Ngô Quyền kéo quân ra bắc liền cầu cứu nhà Nam Hán, chỉ vì lợi ích riêng của bản thân, tham sống sợ chết mà bán nước, "cõng rắn cắn gà nhà" .Cuối cùng bị Ngô quyền giết chết ở thành Đại La

=> Hành động của Kiều Công Tiễn vô cùng thâm độc và nhục nhã khi cầu cứu nhà Nam Hán là kẻ thù của mình

- Ngô Quyền:

+ Là bậc anh hùng tuấn kiệt, trí dũng song toàn

+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.

+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.

=> Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra thời địa mới- thời đại đôc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta


30 tháng 4 2023

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:năm 40-43                                                               Khởi nghĩa Bà Triệu:năm248                                                                           Khởi nghĩa Lý Bý-Triệu Quang Phục:năm542-602                                           Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:năm713-722                                                         Khởi nghĩa Phùng Hưng:cuối năm VIII

24 tháng 4 2021

Bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

 


 

STTTên cuộc khởi nghĩaThời gianQuân thùNgười lãnh đạoKết quả
1Hai Bà TrưngNăm 40Quân HánHai Bà Trưng 
2Bà TriệuNăm 248Quân NgôBà Triệu 
3Lí BíNăm 542 - 602Quân LươngLí Bí 
4Mai Thúc LoanĐầu thế kỉ VIIIQuân ĐườngMai Thúc Loan 
5Phùng HưngKhoảng năm 776 - 791Quân ĐườngPhùng Hưng 
6Khúc Thừa DụCuối thế kỉ IXQuân ĐườngKhúc Thừa Dụ 

*Kết quả: không biết làm.

12 tháng 4 2021

Suốt mười thế kỷ dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh giành lại độc lập. Ý chí tự lực, tự cường được biểu hiện trong cuộc đấu tranh bền bỉ và quyết liệt nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trước âm mưu đồng hoá của các triều đại phong kiến Trung Quốc đã cũng cố thêm tinh thần dân tộc và ý thức độc lập của nhân dân ta.

Các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I đến thế kỉ VIII:

-Sau phong trào khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 - 43, từ đầu thế kỷ II, phong trào khởi nghĩa nhân dân lại phát triển rộng rãi và mạnh mẻ hơn trước.

-Năm 178, hàng vạn ngưòi dân các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lương Long, làm chủ đất nước suốt 4 năm (178 - 181).

-Sang thế kỷ III cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248 được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng đã làm “chấn động toàn thể Châu giao”.

-Đầu thế kỷ VI, ở Trung quốc nhà Lương cướp ngôi nhà Tề. Như các triều đại phong kiến khác ở phương bắc, nhà Lương thực hiện chính sách thống trị và bốc lột hà khắc đối với nhân dân ta. Chúng chia nhỏ Châu Giao, cắt miền biển lập Châu Hoàng (Quảng Ninh) đặt Châu Ái ở Cửu Chân xưa (Thanh Hoá), Châu Đức ở Cửu Đức xưa (Đức Thọ - Hà Tỉnh), lập thêm hai châu mới để dễ bề cai trị. Với bộ máy cai trị, đô hộ khổng lồ, chúng tăng cường cướp bóc, vơ vét của cải, thu thuế nặng nề. -Trước tình hình đó, mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Lý Bí đã nổ ra đánh đổ nhà Lương giành lại độc lập dân tộc. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, tháng giêng năm 544 Lý Bí tuyên bố lập nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân (mãi mãi là mùa xuân). Lý Bí lên ngôi hoàng đế, xưng là Nam đế (vua của Nước Nam), dựng điện Vạn Thọ, tổ chức triều đình với hai ban Văn - Võ. Nam đế lược bỏ niên hiệu nhà Lương, đăt niên hiệu mới là Đại đức (Đức lớn). Ông sai dựng chùa Khai quốc (mở nước), ban sắc và phong thần cho các anh hùng tiền bối của dân tộc. Điều đó nói lên ý chí độc lập tự cường và lòng tin vững chắc của nhân dân ta về một nền độc lập dân tộc bền vững trong tương lai. Việc Lý Bí xưng đế vương và đặt niên hiệu riêng đã “phủ định ngang nhiên quyền làm bá chủ thiên hạ” của hoàng đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khoát rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập, là chủ nhân của đất nước và vận mệnh của mình”.

-Đầu năm 545, triều đại phong kiến nhà Lương đem quân đánh Vạn Xuân hòng xoá bỏ nền độc lập còn non trẻ, Lý Nam Đế lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Sau khi Lý Nam Đế bị bệnh chết, Triệu Quang Phục tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lần nữa giành lại độc lập dân tộc.

-Năm 589 nhà Tùy thống nhất Trung quốc, đặt ách đô hộ của chúng lên đất nước ta. Đến năm 622 ách thống trị của phong kiến phương bắc được chuyển qua nhà Đường. Trong suốt ba thế kỷ bị nhà Đường thống trị, nhân dân ta không ngừng nổi dậy chống lại ách áp bức nặng nề, sự bốc lột tàn bạo và đấu tránh giành quyền độc lập dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ này có thể kể đến: khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791), khởi nghĩa Dương Thanh (819-820).

 

Bài làm hơi dài, mong bạn thông cảm! Chúc bạn có một kết quả tốt trong kì thi cuối hk2 này nháyeu

28 tháng 4 2021

Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộcgiành độc lập cho Tổ quốc đó là: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.

           vị anh hùng mà em thích nhất là Hai Bà Trưng vì họ là những vị anh hùng đầu tiên nổi dậy chống lại chính quyền hà khắc của bon phong kiến phương Bắc

28 tháng 4 2021

Bạn có thể làm về vị anh hùng mà em thích là Ngô Quyền Hoặc Khúc Thừa Dụ không?