Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi con người chúng ta đều phải biết tôn trọng tài sản của người khác , một tấm gương sáng mà tôi biết là A - một học sinh nghèo khó ở trường tôi . Có một lần , A bị rơi mất tiền đóng học , em ấy cảm thấy vô cùng thất vọng về bản thân , bởi đó là số tiền mà gia đình em đã tích góp bao nhiêu lâu mới có được . Đang ủ rũ ngồi khóc trên ghế đá , A đã nhìn thấy tiền của ai đó đánh rơi trên sân trường , em ấy đã nhặt lên rồi ngay lập tức bước về phòng cô giáo . Một số bạn nhìn thấy , ngỡ là A lấy tiền đó để đóng học phí nên đã chạy theo . Khi thấy A đưa tiền cho cô giáo , mấy đứa thi nhau hét toáng lên :"Cô ơi nó nói dối ! Đây không phải tiền của nó đâu !" Cô giáo giật mình quay lại , bước tới chỗ đám bạn để nói gì đó . Thì ra A đến gặp cô để đưa cô số tiền đem trả cho ng mất . Cả bọn ngơ ngác, xấu hổ, lúng túng không biết lm thế nào . Để chuộc lỗi , cả lớp đã quyên góp tiền đóng học cho A, A rất vui và cảm động . Thế nhưng mấy ngày sau , tôi lại thấy A bán kẹo ở trước một cổng trường tiểu học, hóa ra A không muốn lấy không tiền của lớp nên đã đi làm để kiếm thêm nộp vào quỹ lớp , "dù sao cũng tại tớ k cẩn thận"-A nói . A đúng là một tấm gương biết tôn trọng tài sản của người khác , xứng đáng để mọi người học tập .
- Không cùng bạn che giấu việc xấu
- Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai
- Chấp hành tốt mọi quy định nơi mình sống làm việc và học tập .
- Phê phán những hành động sai trái của người khác
- Nghe ý kiến của bạn,tự phân tích,đánh giá xem ý kiến vào hợp lý nhất thì theo
-Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn và giúp đỡ bạn để làn sau bạn không bị mắc khyết điểm đó nữa
- Làm theo cái đúng,không làm theo cái xấu
Em hãy kể một vài việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em được nghe từ bố mẹ, hay đọc được từ trọng sách báo.
* Tôn trọng lẽ phải :
- Chấp hành nội quy nơi sống và làm việc .
- Phê phán việc làm sai trái .
- Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý .
- Tôn trọng các quy định của nhà trường đề ra .
* Không tôn trọng lẽ phải :
- Làm trái quy định của pháp luật .
- Vi phạm nội quy trường học .
- Thích việc gì thì làm .
- Không dám đưa ra ý kiến của mình .
- Không muốn làm mất lòng ai, gió chiều nào che chiều ấy .
những hành vi tôn trọng lẽ phải là
- chấp hành mọi nội quy nơi mình sống ,làm việc và học tập
-phê phán những việc làm sai trái
những hành vi không tôn trọng lẽ phải là
-chỉ làm việc mà mình thích
-tránh tham gia vào những việc làm không liên quan đến mình
Câu1:
Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
- Tấm gương về tôn trọng lẽ phải:
Ngay từ thuở còn ấu thơ tôi đã được nghe những lời ru ngọt ngào:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Vâng! Chủ tịch Hồ Chí Minh – một con người sinh ra từ chân lí – Người Việt Nam đẹp nhất. Người đã đi xa “Phòng lặng rèm buông tắt ánh đèn” nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Người đã trở thành bất tử. Người là kết tinh và toả sáng những gì ưu tú nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam. Phẩm chất và đạo đức của Người mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho dân tộc Việt Nam noi theo.
Trong suốt cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức của người cách mạng. Tư tưởng đạo đức của Người bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc đã được hình thành trong suốt chiều dài của lịch sử, kế thừa những tinh hoa đạo đức của nhân loại để lại. Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và cùng Đảng ta dày công xây dựng, bồi đắp đó chính là “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”. Người coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông núi. Bởi lẽ con đường giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước không phải là một đại lộ thẳng tắp, nó đầy chông gai và gian khổ, đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mọi người, mọi thế hệ. Việc chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng là công việc làm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, và toàn xã hội.
Ngạn ngữ có câu. “Mọi việc bắt đầu từ lời nói”. Đại thi hào Gớt lại viết: “Khởi thủy là hành động”. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh lời nói luôn đi đôi với hành động, điều đó đã trở thành một nguyên tắc sống. Người không chỉ là nhà giáo dục đạo đức mà còn là biểu tượng cao đẹp của đạo đức. Gần nửa cuộc đời bôn ba tìm đường cứu nước, chịu bao đắng cay gian khổ, Người vẫn một lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, sống giản dị, thanh bạch, gần gũi yêu thương con người. Cuộc đời của Người, tấm lòng của Người với quê hương đất nước là câu chuyện sinh động nhất về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong vô vàn những mẫu chuyện về Người, tôi thực sự tâm đắc và thấm thía trước bài học đạo đức lớn về tấm lòng trung hiếu, nhân nghĩa của Người qua câu chuyện: “Tấm gương gương mẫu tôn trọng luật lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu chuyện được kể theo lời kể của các đồng chí cảnh vệ của Bác gồm Phan Văn Xoàn – Hoàng Hữu Kháng – Hồng Nam in trong cuốn: “Những mẫu chuyện đạo đức của Bác Hồ”.
Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi (Phan Văn Xoàn – Hoàng Hữu Kháng – Hồng Nam) phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.
Một hôm, chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.
Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:
– Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.
Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao thông bật đèn xanh để xe qua.
-
Một số câu ca dao:
-
- Chí công vô tư.
-
- Luật pháp bất vị thân.
- Tha kẻ gian, oan người ngay.
- Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
- Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.
- Cầm cân nảy mực.
- Bênh lí, không bênh thân.
- Vay thì trả, chạm thì đền.
- Làm người trông rộng nghe xa
Biết luật biết lí mới là người tinh.
- Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm.
- Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.
- Đất có lề, quê có thói.
- Nước có vua, chùa có bụt.
- Ở quen thói, nói quen sáo.
- Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
- Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
- Dột từ nóc dột xuống.
- Nhà dột tại nóc.
- Đục từ đầu sông đục xuống.
- Tôn ti trật tự. -
Câu 2:So sánh pháp luật và kỉ luật:
- Pháp luật là các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động chặt chẽ của mọi người.
- Một số biện pháp mà học sinh cần rèn luyện:
- Thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước.
- Tham gia phát biểu, xây dựng bài.
- Góp ý xây dựng kế hoạch trong những giờ sinh hoạt của lớp.
- Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.
- Câu 3:
- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của cá dân tộc, tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc.
Tấm gương nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký. Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Ông đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy, ông đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo. Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”.