K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2016

Các quốc gia cổ đại phương Đông mà em biết là :

Ấn Độ , Lưỡng Hà , Ai Cập , Trung Quốc

23 tháng 9 2016

Mơn bạn

13 tháng 10 2016

- Các quốc gia cổ đại Phương Đông: Ai Cập + Lưỡng Hà + Trung Quốc + Ấn Độ
- Phần mở rộng: Các quốc gia cổ đại Phương Tây: Hi Lạp + Rô-Ma.
 

13 tháng 10 2016

Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ

20 tháng 12 2017

1.Ngô Quyền, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo

2.-Đinh Bộ Lĩnh: Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[1] Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc[2] rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam[3][4][5], vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.

-Lý Công Uẩn: là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.

-Lý Thường Kiệt: là nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý nước Đại Việt, làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075-1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việtcủa quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy (1077). Ông đã làm tể tướng hai lần dưới thời Lý Nhân Tông và là một trong 3 người phụ chính khi vua này còn nhỏ tuổi. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể và Du lịch liệt ông vào trong những 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.

-Trần Quốc Tuấn: là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông nổi bật với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285, 1288.

Hưng Đạo vương là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh vua Trần Thái Tông. Ông được sử cũ mô tả là người "thông minh hơn người". Năm 1257, ông được Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên-Mông Cổ đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông(em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam vương Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,..., quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.

Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với nhà vua: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, vua Nhân Tông gia phong ông làm Hưng Đạo Đại vương. Sau đó ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300; trước khi mất, ông khuyên vua Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".[1] Sinh thời ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.

3. Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

1 tháng 1 2018

1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.

1 tháng 1 2018

2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.

14 tháng 12 2016

Về văn học:
-Văn học Campuchia tiếp nhận vốn văn học Ấn Độ- Bà La Môn, từ thế kỉ XIV trở đi văn học Ấn Độ và Phật Giáo chiếm ưu thế. Tiêu biểu trong nền văn học là tác phẩm Riêmkê (IX-XIV) mang nhiều dấu ấn thời đại

Tôn giáo
-Văn hóa Myanmar chịu ảnh hưởng rõ nét nhất bởi Phật giáo Ấn Độ. Myanmar có dân số 55 triệu người với 89% theo đạo Phật.

Nghệ thuật kiến trúc
-Điều này được thể hiện rõ trong các công trình có tính chất tôn giáo, có thể nói hầu hết các công trình ở Đông Nam Á không làm theo kiến trúc thì cũng là để thờ một vị thần nào đó của Ấn Độ. Các mô típ điêu khắc, trang trí, kiến trúc chủ đề, các mảng phù điêu,.. mang đậm dấu ấn Ấn Độ.
-Các công trình kiến trúc nơi đây rất phong phú đa dạng và theo nhưng hình mẫu nhất định. Như kiến trúc Phật giáo: có hình dạng tháp, mái vòm tròn, chiếc bát úp. Kiến trúc Islam: mái tròn, cửa vòm, có hình tháp nhọn, sân rộng (Taj Mahal). Kiến trúc Hindu: nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, bên ngoài được trang trí bằng các phù điêu với nhiều hình dạng khác nhau. Một số công trình kiến trúc nổi bật như: Borobudur, Angkor Wat, Pagan, tháp Chàm..

Lễ hội-Ẩm thực
-Với các dân tộc cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, chúng ta sẽ gặp một bức tranh lễ tết năm mới rất gần nhau về thời gian tiến hành lễ hội, mục đích và tính chất lễ hội.
-Ẩm thực Ấn Độ truyền thống với mòn cà ri nổi tiếng đã được phổ biến ở khắp quốc gia trên thế giới, và dĩ nhiên khu vực Đông Nam Á cũng không là ngoại lệ.

 

15 tháng 12 2016

Về tôn giáo, hầu như tất cả các nước ĐNA đều chịu ảnh hưởng lớn từ đạo Phật-tôn giáo ra đời ở Ấn Độ từ rất sớm (khoảng 560-480 TCN) và được truyền bá vào vùng ĐNA theo dấu chân các nhà tu hành.
Giáo lý của nhà Phật từ khi ra đời đã gắn con người với cuộc sống hiện hữu, không tôn thờ một vị thần nào cũng không tự coi mình là thần, chỉ chú trọng đến "triết lý nhân sinh quan", do đó phù hợp với suy nghĩ và tín ngưỡng truyền thống của cư dân ĐNA, và lâu dần, do cảm phục mà đạo Phật được người ta tôn thờ.
Sau này, Phật giáo chia làm 3 phái khác nhau: Tiểu thừa, Đại thừa và Mật tông. Phật giáo ở ĐNA là Phật giáo Tiểu thừa, tức là phái nhìn nhận Phật như lúc đạo Phật mới sinh ra, mẫu mực, tu thành đắc đạo và gần gũi với cuộc sống nhân gian.

Về chữ viết, từ hơn 2000 năm về trước (có những sách mình thấy họ nói là 5000 năm), văn tự cổ Ấn Độ đã ra đời, đó là văn tự Phạn ngữ ( chữ Phạn). Chữ Phạn cổ được truyền bá vào ĐNA cũng từ rất sớm, đầu tiên chủ yếu được dùng để viết sách, giảng giải đạo Phật. Người ta đã tìm thấy chữ Phạn cổ trên nhiều công trình kiến trúc từ xa xưa của người ĐNA. Viêt Nam thời cổ có nền văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng rất mạnh của văn hóa Ấn Độ, trong đó có chữ Phạn, là một ví dụ.

Tóm lại, vùng ĐNA chịu ảnh hưởng của tôn giáo: đạo Phật (và một vài tôn giáo khác như Bà-la-môn, nhưng rất ít thôi, chủ yếu vẫn là Phật giáo)
chữ viết: chữ Phạn

Về kiến trúc, văn học, âm nhạc, ... cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.


Còn nếu bạn hỏi về chính trị...mình không biết nói gì vì ảnh hưởng chính trị của Ấn Độ ở ĐNA không sâu đậm lắm. Nhưng có thể nói: Ấn Độ là quốc gia có quan điểm tích cực, tiến bộ, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống áp bức ở ĐNA. Quan hệ giữa quốc gia Nam Á này đối với các nước ĐNA là tương đối ổn định và ngày càng phát triển.

26 tháng 12 2019

- Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

- Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

- Văn hóa: Được hình thành gắn liền với sự hình thành các “quốc gia dân tộc”. Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị văn hóa độc đáo.

Chúc bạn học tốt!

10 tháng 10 2016
   Triều đại phong kiến        Người sáng                             lập  Thời gian tồn tại
 Vương triều Gúp-ta         không biết từ thế kỉ IV -> thế kỉ V
      Vương quốc
     Hồi giáo Đê-li
  Người Thỗ Nhĩ Kì từ thế kỉ XII -> thế kỉ XVI
  Vương triều Ấn Độ 
          Môn-gô
 Người Mông Cổ từ thế kỉ XVI -> giữa
       thế kỉ XIX