K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2018

Can Lộc là địa phương có nhiều di tích nhất gồm: Đền Khiêm Ích (xã Đồng Lộc), Đình làng Quần Ngọc (xã Khánh Lộc), Chùa Lưu Ly (xã Sơn Lộc), Mộ Nguyễn Công Ban (xã Trường Lộc), Nhà thờ Trần Đình Trù (xã Xuân Lộc), Nhà thờ Lương Hữu Xưởng (xã Thiên Lộc).

ha tinh co them 19 di h lich su van hoa cap tinh

Đón nhận bằng di tích LSVH cấp tỉnh đền Cô, đền Cậu (thôn Hội Tiến, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân)

Tiếp đó là huyện Thạch Hà với 4 di tích, gồm: Chùa Thanh Quang (xã Thạch Hải), Nhà thờ Nguyễn Hoằng Nghĩa (xã Thạch Thắng), Nhà thờ Nguyễn Hữu Ngân (xã Thạch Khê), Nhà thờ Lê Văn Nghĩa (xã Thạch Đỉnh).

Xếp thứ 3 trong số các địa phương có nhiều di tích đợt này là Nghi Xuân, với Đền Am (xã Xuân Liên), Đền Bến (xã Xuân Liên), Nhà thờ và Mộ Đậu Vĩnh Tường (xã Xuân Viên).

Sau Nghi Xuân là huyện Hương Sơn với 2 di tích: Nhà thờ Cù Nhiệm, Cù Trọng Năng (xã Sơn Bằng); Nhà thờ và Mộ Hà Huy Quang (xã Sơn Thịnh).

Có 4 địa phương có 1 di tích, gồm: Đền Bà Chúa (Cẩm Sơn - Cẩm Xuyên), Nhà thờ Nguyễn Xứng (Mai Phụ - Lộc Hà), Di tích danh thắng chùa Hang (Bắc Hồng - TX Hồng Lĩnh), Nhà thờ Lê Đăng Ái (Đức Nhân - Đức Thọ).

UBND tỉnh giao Sở VHTT&DL chỉ đạo các địa phương có di tích được công nhận thực hiện quản lý Nhà nước đối với di tích theo quy định hiện hành.

H.X

Tin liên quan

Đền Gôi Vị được xếp hạng Di tích lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 618/QĐ-BVHTTDL xếp hạng đền Gôi Vị (xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là di tích cấp quốc gia.

Khánh thành miếu Mây và đón bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Sáng ngày 27/1, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khánh thành miếu Mây. ...

Xem nhiều

26 tháng 4 2018

Can Lộc là địa phương có nhiều di tích nhất gồm: Đền Khiêm Ích (xã Đồng Lộc), Đình làng Quần Ngọc (xã Khánh Lộc), Chùa Lưu Ly (xã Sơn Lộc), Mộ Nguyễn Công Ban (xã Trường Lộc), Nhà thờ Trần Đình Trù (xã Xuân Lộc), Nhà thờ Lương Hữu Xưởng (xã Thiên Lộc).

ha tinh co them 19 di h lich su van hoa cap tinh

Đón nhận bằng di tích LSVH cấp tỉnh đền Cô, đền Cậu (thôn Hội Tiến, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân)

Tiếp đó là huyện Thạch Hà với 4 di tích, gồm: Chùa Thanh Quang (xã Thạch Hải), Nhà thờ Nguyễn Hoằng Nghĩa (xã Thạch Thắng), Nhà thờ Nguyễn Hữu Ngân (xã Thạch Khê), Nhà thờ Lê Văn Nghĩa (xã Thạch Đỉnh).

Xếp thứ 3 trong số các địa phương có nhiều di tích đợt này là Nghi Xuân, với Đền Am (xã Xuân Liên), Đền Bến (xã Xuân Liên), Nhà thờ và Mộ Đậu Vĩnh Tường (xã Xuân Viên).

Sau Nghi Xuân là huyện Hương Sơn với 2 di tích: Nhà thờ Cù Nhiệm, Cù Trọng Năng (xã Sơn Bằng); Nhà thờ và Mộ Hà Huy Quang (xã Sơn Thịnh).

Có 4 địa phương có 1 di tích, gồm: Đền Bà Chúa (Cẩm Sơn - Cẩm Xuyên), Nhà thờ Nguyễn Xứng (Mai Phụ - Lộc Hà), Di tích danh thắng chùa Hang (Bắc Hồng - TX Hồng Lĩnh), Nhà thờ Lê Đăng Ái (Đức Nhân - Đức Thọ).

UBND tỉnh giao Sở VHTT&DL chỉ đạo các địa phương có di tích được công nhận thực hiện quản lý Nhà nước đối với di tích theo quy định hiện hành.

H.X

Tin liên quan

Đền Gôi Vị được xếp hạng Di tích lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 618/QĐ-BVHTTDL xếp hạng đền Gôi Vị (xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là di tích cấp quốc gia.

Khánh thành miếu Mây và đón bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Sáng ngày 27/1, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khánh thành miếu Mây. ...

Xem nhiều

12 tháng 10 2017

Hồ Tây , hồ Gươm, chùa Một Cột

12 tháng 10 2017

                 

Nhắc đến những địa danh nổi tiếng của người Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Một Cột, ngôi chùa có lịch sử lâu đời và có lối kiến trúc vô cùng độc đáo. 

Chùa một cột được xây dựng vào mùa đông tháng mười Âm lịch năm 1049, theo truyền thuyết thì chùa đươc xây dựng theo giấc mơ của vua Lí Thái Tông và gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Thời đó, đạo Phật với tư tưởng từ bi hỉ xả hết sức nhân văn đang được trọng dụng. Một đêm, nhà vua nằm mơ thấy được Phật Bà Quan Âm dắt lên tòa sen. Nhà vua bèn vời nhà sư Thiền Tuệ vào triều để hỏi về giấc mộng của mình. Theo gợi ý của nhà sư, vua Lí Thái Tông đã cho xây dựng ngôi chùa này. Ban đầu chùa có tên là Diên Hựu với ý nghĩa lâu dài mãi mãi, sau này chùa mới được đổi theo nhiều tên gọi khác nhau và cái tên Một Cột được giữ lại đến ngày nay là dựa vào đặc điểm hình dáng vô cùng độc đáo, đặc sắc của ngôi chùa. 

Chùa Một Cột có lối kiến trúc vô cùng độc đáo, được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền. Chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay để thờ. Bao quanh chùa là một hồ nước nhỏ có tên là Linh Chiểu. Chùa bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong dựng trên cột cao 4m, có đường kính là 1,2m và một cột đá hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Chùa có một hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ rất quy mô. Đài Liên Hoa có mái ngói nhà bốn góc uốn cong, trên có hình lưỡng long triều nguyệt. Hình ảnh ngôi chùa nhô lên khỏi mặt nước, khiến cho ta nghĩ đến hình tượng bông hoa sen vươn thẳng lên khỏi ao hình vuông, xung quanh bao bọc bằng hàng lan can làm men với những viên gạch sành tráng men xanh. Trong chiếc hồ nhỏ bao quanh chùa có trồng rất nhiều hoa sen. Vào những dịp xuân về những bông sen đua nhau nở hoa, tỏa hương thơm ngát, làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm cho chùa. Kiến trúc đơn giản mà tinh tế ấy đã tạo cho chùa Một Cột nét đẹp giản dị, tao nhã; nó thể hiện cái hồn cốt thanh cao của văn hóa Hà Nội nghìn năm văn hiến. 

Chùa Một Cột nằm trong khu di tích gồm cả Bảo tàng Hồ Chí Minh, khu Lăng của Bác và trở thành điểm nhấn cho quần thể di tích này. Vào những dịp lễ tết mọi người lại đến chùa thắp hương khấn Phật mong điều an lành cho gia đình và bản thân. Chùa Một Cột từ lâu đã trở thành điểm thăm quan của du khách trong và ngoài nước và là một trong những điểm đến quan trọng của khách nước ngoài khi có dịp đến Hà Nội

Chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng truyền thống của văn hóa Hà Nội. Với ý nghĩa đó, địa danh này đã được chọn làm biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội và đài truyền hình Hà Nội, ngoài ra chùa còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng. Chùa Một Cột đã trở thành một chứng nhân lịch sử của những năm tháng thăng trầm của Hà Nội. Cho dù đã qua nhiều lần trùng tu những chùa vẫn không mất đi vẻ đẹp giản dị và thiêng liêng. Và chắc hẳn dù có đi đến đâu con người Việt Nam cũng sẽ tự hào kể cho bạn bè năm châu được biết về di tích lịch sử này.

Chùa Một Cột không chỉ có danh thắng nổi tiếng, là biểu tượng của thủ đô. Chùa còn là di tích lịch sử lâu đời, chứng kiến những thăng trầm của đất nước. Thế hệ chúng ta cần phải, gìn giữ, bảo tồn và lưu giữ tất cả những gì liên quan đến ngôi chùa. Để sau này con cháu chúng ta nhìn vào nhân chứng đó mà sống cho tốt, cho xứng đáng.

11 tháng 2 2018

ngô quyền,hoàng văn thụ,hùng vương,lý tự trọng,lê lợi.

24 tháng 12 2017

Di tích lịch sử-văn hóa

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CẤP QUỐC GIA, do Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận:

  • Đền Đức Hoàng thờ vua Lê Trang Tông tại xã Yên Sơn.
  • Đền thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan tại xã Tràng Sơn.
  • Đền thờ Thái phó Chân quận công Thái Bá Du tại xã Yên Sơn (bên Quốc lộ 7).
  • Đền Quả Sơn thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ tám của Lý Thái Tổ. Đây là ngôi đền lớn có lịch sử hàng trăm năm.Theo nhiều người đây là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, Dân gian lưu truyền câu: "Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".
  • Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần gắn với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
  • Đình Lương Sơn bên bờ sông Lam.
  • Khu di tích lịch sử Truông Bồn.
  • Đền Phú Thọ tại xã Lưu Sơn (Đang hoàn thiện thủ tục)

DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP TỈNH:

  • Nhà thờ họ Nguyễn Nguyên và Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành.
  • Đền Hội Thiện tại thôn Cự Đại, xã Trù Sơn thờ một nàng công chúa, gọi là Ngọc Hoa công chúa, con gái thứ 9 của vua Trần Dụ Tông.
  • Đền Khai Long tại xã Tân Sơn.
  • Chùa Bà Bụt (Tiên Tích tự) ở xã Lam Sơn
  • Đình Long Thái tại xã Thái Sơn, gắn với truyền thuyết về vua Lê Trang Tông.
  • Đền Linh Kiếm tại xã Thuận Sơn.
  • Đình Phúc Hậu tại xã Lam Sơn.
24 tháng 12 2017

đền Khai Long ở thôn Đông Bích (thờ Khai Long sứ quân và Nguyễn Cảnh Mô), đền Bà chúa Nhâm ở xã Hoà Sơn, đền Nghiêm Thắng xã Đông Sơn (thờ Trịnh Bá Tương - văn thần đời Lê), Đền Đông Trung xã Đông Sơn (thờ Trần Kim Vĩnh - thần khai canh), Đền Kẻ Cà ở làng Yên Thạch, tổng Bạch Hà, nay là xã Thái Sơn (thờ Nguyễn Quang Thiều), đền Đặng Thượng (thờ Cao Sơn Cao Các hay gọi Đền Cả), Đền Tiên Đô (Tiên Đô Miếu linh tự) xã Đặng Sơn nơi thờ 3 vị thần Bản cảnh thành Hoàng: Mạc Đăng Lượng, Hoàng Trần Ích, Hoàng Bá Kỳ; Đền phủ Nghè Ná thờ Thành Hoàng ngài Hoàng Bá Kỳ ở Thôn Khả phong trên sân vận động xã Nam sơn hiện nay, đền Bụt Đà ở xã Đà Sơn (thờ đức Thánh Thiên Giám), đền Thuần Trung (thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Mô), đền Nại Lăng (thờ Thái gia linh ứng tôn thần), đền Phúc Đồng ở xã Liên Sơn (cũ) nay là thị trấn Đô Lương, đền Đào Giang (thờ Thái Đăng Khoa), đền Bần Xá (thờ Phụ quốc quế linh tôn thần), Đền Nhà Vi ở xã Đông Sơn.

26 tháng 5 2018

Dịp hè vừa rồi, ba dẫn em đi thảm thác Đam-bri, cảnh đẹp nơi đây đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về đất trời cao nguyên.

Từ chợ huyện Bảo Lâm thuộc tỉnh Lâm Đồng, con đường đất đỏ dẫn vào thác ngoằn ngoèo uốn quanh đồi chè đều tăm tắp, xanh mướt. Bên lề đường, từng hàng dã quỳ, hoa nở vàng, rực rỡ, lấn át đám cúc dại lan trên mặt đất. Không khí mát mẻ, dễ chịu.

Để lên thác, em phải cùng ba trèo qua hàng trăm bậc thang đá ẩm ướt. Hai bên vệ đường, từng tán lá cây lòe xòe như níu chân du khách.

Con đường đá dẫn lên một cây cầu bắc ngang hai bờ thác. Nhìn từ trên xuống dòng thác thật dữ dội, nước chảy ầm ầm. Dòng nước trắng xóa đổ xuống như một dải băng trắng khổng lồ. Bụi nước li ti mát lạnh, bọt tung trắng xóa. Dưới chân dòng thác, những tảng đá lớn bị nước bào mòn, nhẵn nhụi, đón dòng nước cuồn cuộn chảy qua. Nhưng chỉ dữ dội một đoạn, chảy thêm vài chục mét nữa, con nước đã hiền hòa trở lại, uốn mình theo các quả đồi, len vào các lạch nhỏ dẫn nước về đồi chè, nương dâu.... Phía dưới chân thác, du khách thay nhau chụp ảnh, người ngồi thả chân xuống nước để cảm nhận sự mát lạnh của dòng nước thấm vào, xua tan mệt mỏi, người quay phim ... Em thấy một bạn gái tóc vàng, chắc là người ngoại quốc đang cười thích thú trên lưng ngựa. Chú ngựa được cho thuê để du khách chụp hình, quen khách, hiền lành đứng im cho bác thợ chụp ảnh tạo kiểu.

Nhưng rực rỡ nhất khi nhìn từ dưới lên, hơi nước bốc lên mù mịt như sương khói, ánh nắng mặt trời chiếu xuống tạo thành một dải cầu vồng bảy sắc, rực rỡ vô cùng ... Đứng phía dưới nhìn lên, em thấy mình thật nhỏ bé, dòng thác như muốn đổ sập xuống, cuốn phăng đi tất cả.

Chuyến đi thăm thác để lại cho em một ấn tượng mạnh mẽ về sự hùng vĩ của đất trời cao nguyên. Bây giờ thì em đã tin rằng "cảnh đẹp có thể làm say lòng người”! Nếu có cơ hội, nhất định em sẽ xin ba được đi thăm một lần nữa ...


 

26 tháng 5 2018

1. Nội dung:
- Viết đúng thể loại văn miêu tả ( kiểu bài tả cảnh).
- Tuỳ theo cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử học sinh chọn tả để làm rõ, nổi bật nội dung cần tả. Đối với tả cảnh, biết chọn những nét tiêu biểu nhất làm nổi bật vẻ đẹp chung song cũng thể hiện rõ những nét riêng, đặc sắc của cảnh đẹp. Đối với di tích lịch sử, ngoài yêu cầu chung về văn tả, cần làm rõ giá trị của di tích lịch sử đó.
- Thể hiện được tình cảm yêu mến, gắn bó với cảnh đẹp hoặc di tích được tả và gây ấn tượng cho người đọc.

2 tháng 12 2017

B. Bảo tồn

2 tháng 12 2017

B. bảo tồn

3 tháng 3 2019

Truông Bồn là một địa danh thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A trong kháng chiến chống Mỹ. Tuyến đường chiến lược này có chiều dài gần 200km, tiếp nối từ quốc lộ 1A - giáp với tỉnh Thanh Hóa, đi qua địa bàn các huyện: Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương về đến huyện Nam Đàn.

Tại đây có một ngả rẽ về bến phà Linh Cảm, tỉnh Hà Tĩnh; một ngả đi về thành phố Vinh, qua phà Bến Thủy vào ngã ba Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là huyết mạch giao thông quan trọng để vận chuyển nhân tài, vật lực chi viện cho chiến trường miền Nam khi máy bay Mỹ ném bom đánh phá, phong tỏa tuyến đường sắt, đường sông, đường biển và quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh Nghệ An. Trên tuyến đường chiến lược này, Truông Bồn là điểm nút giao thông đặc biệt quan trọng.

Trong tiếng Nghệ, “truông” là danh từ để chỉ một đoạn đèo dốc chạy giữa hai vách núi hiểm trở. Trọng điểm Truông Bồn có chiều dài 5 km nằm trên tuyến đường 15A. Cung đường này có địa hình phức tạp, lầy, hẹp và dốc, gồm dãy núi đồi liên kết với nhau xen kẽ thung lũng sâu với những địa danh mà sau mấy chục năm, cánh lính trung đoàn chúng tôi mỗi khi họp mặt vẫn không thể nào quên như: Cầu Om, dốc U Bò, khe Vực Chỏng, dốc Kỳ Lợn…

Đặc biệt, tôi và các đồng đội trong chiếc xe đặc chủng P405 đã có lần hút chết tại đây trong một lần hành quân đêm di chuyển khí tài tên lửa qua trọng điểm ác liệt này vào mùa hè năm 1972 rực lửa. Do biết đây là tuyến đường vận tải chiến lược, là yết hầu của con đường chi viện cho miền Nam nên không quân Mỹ đã không ngừng ném bom bắn phá, huỷ diệt. Bom đạn Mỹ đã làm cho một vùng Truông Bồn vốn xanh tươi, trù phú trở nên hoang tàn, rừng bị tiêu huỷ, hầu hết các thôn làng dọc tuyến đường 15A bị tàn phá, rất nhiều bộ đội và TNXP đã hy sinh để bảo vệ trọng điểm huyết mạch này. Nhưng nói đến Truông Bồn là nói về một chứng tích hào hùng, bất hủ, ghi dấu những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31/10/1968 của 13 chiến sĩ TNXP “Tiểu đội cảm tử” - “Tiểu đội thép” - “Tiểu đội cọc tiêu sống” Anh hùng thuộc Ðại đội 317 - Đội 65 - Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An.

 


Ngược thời gian trở về những năm tháng chiến tranh khốc liệt ngày ấy, để bảo vệ trọng điểm giao thông chiến lược này, chúng ta đã thành lập các đơn vị TNXP cùng các bộ phận mạng lưới thông tin liên lạc, lực lượng điều hành phương tiện giao thông, giữ gìn an ninh khu vực Truông Bồn, trong đó có Đại đội TNXP 317 - đại đội TNXP chủ lực được lệnh điều chuyển đến Truông Bồn từ năm 1967.


Vào tháng 7/1968, đại đội đã chọn 14 chiến sĩ, gồm 12 nữ và 2 nam, làm nhiệm vụ trực chiến 24/24 giờ hàng ngày để quan sát, cảnh báo máy bay Mỹ, đánh dấu bom nổ chậm, phối hợp với công binh phá bom, bảo đảm cho chặng đường giao thông qua Truông Bồn luôn thông suốt. Sau chiến dịch “100 ngày đêm đảm bảo mạch máu giao thông”, Ban chỉ huy Tổng đội đã cho phép xét chọn 8 chiến sỹ đã phục vụ hết thời gian 3 năm và có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn được xuất ngũ.

Trong 8 người được chọn thì có 1 người ở nhà chỉ còn mỗi mẹ già đau yếu không có người chăm sóc, 1 người có anh trai là liệt sĩ vừa hy sinh trên chiến trường miền Nam, một đôi nam nữ yêu nhau đã 3 năm chỉ chờ xuất ngũ là tổ chức lễ cưới và 4 người được nhận giấy báo nhập học tại các trường trung học chuyên nghiệp. Tất cả 8 người đã chia tay đồng đội, chờ sáng mai trở về nhà.

Thế nhưng, đêm 30/10/1968, Đại đội 317 nhận lệnh phải cấp tốc thông đường để đoàn xe quân sự vượt qua Truông Bồn vào Nam trước khi trời sáng. Cả 8 TNXP chuẩn bị xuất ngũ ấy đã xung phong cùng các đồng đội của mình ra hiện trường làm nhiệm vụ. 4 giờ sáng ngày 31/10/1968, toàn đơn vị khẩn trương san lấp hố bom. Đến 6 giờ 10 phút khi công việc sắp hoàn thành thì bất ngờ máy bay Mỹ đến oanh tạc. Vì giữ nhiệm vụ trực chiến nên 14 chiến sĩ TNXP ấy không kịp rút về hầm trú ẩn và 13 người đã hy sinh khi chỉ còn hơn 10 tiếng đồng hồ nữa là đến thời điểm 0 giờ ngày 1/11/1968 - thời điểm không quân Mỹ ngừng ném bom bắn phá trên toàn miền Bắc. 13 TNXP - 11 cô gái và 2 chàng trai - hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, người trẻ nhất  là 17 tuổi và người nhiều tuổi nhất mới có 22 tuổi. Sự hy sinh của các chị, các anh đã làm nên huyền thoại Truông Bồn!

 

Với ý nghĩa to lớn đó và được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhằm xây dựng Truông Bồn trở thành “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, ngày 19/4/2010, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình “Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn”. Cùng với tỉnh Nghệ An, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông Vận tải và nhiều cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã đầu tư, quyên góp, ủng hộ xây dựng, tôn tạo Khu di tích trên diện tích 217.327m2 với tổng mức đầu tư 365 tỷ đồng.

Công trình được khởi công vào ngày 27 tháng 10 năm 2012. Tháng 7/2015, công trình được hoàn thành và ngày 7/8/2015, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ khánh thành trong niềm xúc động của nhân dân khắp mọi miền của Tổ quốc, của hàng ngàn đại biểu và nhân dân về dự lễ tại nơi chứng tích một huyền thoại bất tử!

Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn được xây dựng trên diện tích 22ha với nhiều cụm công trình quy mô lớn, kéo dài theo trục đường 15A huyền thoại. Ngoài một số hạng mục chính như: Nhà che mộ 13 liệt sỹ, Khu tưởng niệm, Khu quảng trường, Đài chiến thắng, Tháp chuông còn có nhiều công trình phụ trợ khác làm nên cảnh quan tổng thể của khu di tích. Gây ấn tượng mạnh nhất đối với khách tham quan chính là khu Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Truông Bồn.

Đây là công trình văn hóa nghệ thuật nhiều màu sắc, vừa để tưởng niệm ghi nhớ, vinh danh các anh hùng liệt sỹ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước trên mặt trận giao thông vận tải vô cùng gian khổ, ác liệt; vừa là điểm nhấn văn hóa du lịch tâm linh, thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan chiêm ngưỡng và hành lễ. Ở công trình này có một đài hương gồm ba cây hương được làm từ đá xanh nguyên khối cao 27m, đường kính hơn 1m, bên trên có những áng mây phủ đồng tượng trưng cho những nén tâm nhang gửi đến những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tại Truông Bồn.

Phía sau đài hương là bức phù điêu lớn với nhiều họa tiết được chạm khắc tinh xảo, tái hiện hình ảnh cuộc sống, quá trình lao động, chiến đấu đảm bảo giao thông của các cán bộ, chiến sĩ và TNXP trên tuyến đường. Phần chính giữa bức phù điêu là Bia ghi danh 1.240 liệt sỹ hy sinh tại Truông Bồn. Xung quanh Đài tưởng niệm là 2 nhóm tượng và 6 trụ huyền thoại khắc tạc hình ảnh mang tính biểu tượng cho tinh thần chiến đấu, hy sinh anh dũng của lực lượng TNXP nơi đây.

Đây là tấm lòng của các thế hệ được sống, được hưởng hạnh phúc hòa bình hôm nay thành kính biết ơn các liệt sỹ TNXP Truông Bồn - những người đã dâng hiến tuổi xuân cho Tổ quốc./.

3 tháng 3 2019

minh vy , bạn tự làm hay là chép mạng ?

15 tháng 4 2018

Đó là danh lam thắng cảnh nào hả bn ???

15 tháng 4 2018

Đạo đức lớp 5 hả

17 tháng 5 2020

tớ ko bt

nếu bạn nói ko sao chép trên mạng thì tiên biêt !

18 tháng 2 2022

5A mấy vậy trường nào

3 tháng 11 2018

nhưng các bạn phải thật lòng nha

3 tháng 11 2018

ko đăng câu hỏi linh tinh