Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Học sinh tự chọn lấy câu chuyện để kể sao cho đúng với yêu cầu của tiết học.
Ví dụ: Kể chuyện mình đã giúp đỡ một ông khách nước ngoài không biết Tiếng Việt tìm đường về khách sạn.
Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.
Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".
Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.
Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.
TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõhai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động.
Giọng thày trầm trầm:"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."
Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"
Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.
Xem nội dung đầy đủ tại:
https://123doc.org/document/3121655-hay-ke-lai-mot-cau-chuyen-xuc-dong-ve-tinh-cha-con-ruot-thit.htm
Một số việc làm thể hiện tình hữu nghị hợp tác :
+ Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, động đất gây nên;
+ Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài;
+ Giúp đỡ người nước ngoài sang du lịch, tham quan ở quê hương mình khi họ có yêu cầu;
+ Viết thư kêu gọi hoà bình, phản đối chiến tranh.
+ tham gia các hoạt động ủng hộ hòa bình chống chiến tranh
Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cỏ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một con heo chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
- Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
- Gì thế nhóc?
Em đáp:
- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác con heo còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem con heo này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: "Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạch máu trong người mình
Nghĩa trang thôn Tiền Lưu cuối năm ngoái có thêm hai ngôi mộ mới. Thế là sau gần 40 năm từ đỉnh dốc Mã Pí Lèng thuộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, hai người con gái Tiền Lưu mới được "trở về" quê hương bản quán. Đó là cô Trần Thị Lụa và cô Thái Thị Na lên miền Tây mở đường những năm 60 của thế kỉ trước.
Hai cô vừa học xong lớp 7 cấp 2 (tương đương học sinh lớp 9 THCS) thì gia nhập đội quân đi xây dựng kinh tế miền núi. Mỗi gia đình chỉ còn giữ lại được tấm ảnh nhỏ của hai cô; tấm ảnh ngày nào nay cũng đã ố vàng. Gia đình cụ Chính còn giữ được 2 lá thư chữ nhỏ như con kiến của cô Lựu từ Hoàng Su Phì gửi về, đó là vào cuối năm 1965. Cô kể chuyện đục đá, mở đường từ Đồng Văn đi Mèo Vạc, từ Mèo Vạc đi Mã Pí Lèng, suốt mấy tháng trời ăn toàn bánh bột ngô, phải chia nhau từng thìa muối, từng ca nước, phải treo mình lên vách đá, phải đu mình chênh vênh nơi mép vực Mã Pí Lèng nhìn dòng sông Nho Quế sau cổng trời để đục đá, nổ mìn mở đường. Mỗi cung đường là một chiến công. Đường mở đến đâu thông xe đến đấy. Quãng Đồng Văn – Mèo Vạc dài 24 cây số thế mà 8 đại đội thanh niên xung phong phải làm mất 18 tháng trời, 38 đội viên đã bỏ mình khi đục đá bắc cầu, trong đó có hai cô gái Tiền Lưu.
Không biết vì chiến tranh kéo dài hay đường lên Mèo Vạc quanh co dốc núi mà cuộc đời hai cô gái xấu số này bị quên lãng. Gia đình đã cố công tìm kiếm nhưng khác nào chuyện đáy bể mò kim.
Thế rồi năm 2004, anh Lục người Tiền Lưu, kĩ sư địa chất lên công tác ở Đồng Văn, đến xem tấm bia đá ghi công những chàng trai, cô gái đi mở đường 40 năm về trước ở chân dốc Mã Pí Lèng. Anh kể lại là đêm nằm mơ có hai cô gái mặc áo trắng cứ đến tốc chăn lên lay goi: "Chú nhớ đưa hai chị về đồng bể Tiền Hải với. Ở đây rừng núi lạnh lắm!...". Chuyện mộng mị đó cứ làm anh thao thức nhiều đêm. Và sau đó 3 ngày, anh đã tìm thấy mộ hai cô gái đồng hương.
Anh Lục đã gọi điện thoại về xã, về làng. Chỉ 5 ngày sau, đoàn cán bộ và gia quyến cô Lụa, cô Na đã lên tới Mèo Vạc gặp Phòng thương binh – xã hội huyện, đi viếng mộ hai cô gái quê nhà. Thủ tục di dời mộ hai cô đã được giải quyết chóng vánh, chu đáo. Huyện Mèo Vạc tặng mỗi cô một chiếc tiểu gỗ pơ mu và 2 triệu đồng "gọi là chút quà tình nghĩa".
Lễ truy điệu hai cô gái Tiền Lưu được tổ chức trọng thể vào ngày 28/12/2004 tại xã nhà. Trường Tiều học và Trung học cơ sở Tiền Phú viếng hai vòng hoa, gần 500 thầy trò đến dự lễ. Em chưa từng thấy và được dự một lễ truy điệu nào trọng thể như thế!
Hôm ấy, anh Lục kĩ sư địa chất và 2 cán bộ huyện Mèo Vạc có về dự lễ. Nhiều người cứ vậy quanh.
Nguyễn Thị Hải
Tiền Hải – Thái Bình
Ông bà nội em sinh được bốn người con, ba người đi làm ăn xa, chỉ còn chú Út ở nhà với ông bà. Trước kia, nhà chỉ có ít ruộng nên thóc lúa không đủ ăn, mọi người phải làm thuê để kiếm sống. Chú Út sau khi học hết lớp 12 đã quyết định ở lại quê hương để tự khẳng định mình, ở xã bên có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, chú đến xin làm ở đó. Chú chăm chỉ chịu khó nên được ông chủ tin yêu và truyền nghề. Sau mấy năm học tập và làm việc vất vả, chú đã thành thạo, được ông chủ cho phép về quê để tạo dựng cơ nghiệp. Chú cùng với mấy người bạn trong ấp lập một xưởng nhỏ chuyên sản xuất đồ gỗ thủ công mĩ nghệ.
Hôm về thăm ông bà nội, bước vào sân, em đã thấy những khúc gỗ đủ mọi kích cỡ đặt la liệt khắp nơi. Dưới mái che bằng bạt, chú út đang say mê tạc bức tượng em bé cưỡi trâu thổi sáo. Lúc ấy, em thực sự bị cuốn hút vào công việc tỉ mỉ, khó khăn nhưng đầy thú vị. Chú út một tay cầm đục, một tay cầm chiếc dùi bằng gỗ, thận trọng gõ từng nhát một. Những miếng dăm gỗ nhỏ xíu rơi lả tả xuống đất. Chỉ một lát sau, hình thù cậu bé và con trâu đã hiện ra nhưng còn xù xì, đơn giản. Chú út lấy một con dao nhỏ thật sắc, gọt tỉa từng đường cong mềm mại. Mỗi động tác của chú đều toát lên sự cần mẫn, tài hoa lạ lùng.
Đến chiều, bức tượng nhỏ đã hoàn thành. Chú út lấy giấy nhám đánh cho nhẵn rồi thoa vẹc ni màu nâu bóng. Từng đường vân gỗ hiện lên thật đẹp. Chú Út nâng bức tượng ngang tầm mắt, ngắm nghía kĩ lưỡng và đôi môi chú nở nụ cười mãn nguyện. Chú bảo em muốn thành công trong mọi việc, phải có sự say mê và tính cần cù, chịu khó.
Nhìn bức tượng cậu bé đội chiếc nón lá đang thổi sáo, ngồi vắt vẻo trên lưng con trâu mộng có cặp sừng cong vút, đầu cúi xuống như đang thong dong gặm cỏ, em càng mến phục tài nghệ của chú em và những người thợ có bàn tay vàng như chú đang góp phần làm đẹp cuộc đời.
Hàng của chú phần lớn bán ở các cửa hàng mĩ nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đời sống gia đình ông bà em nhờ có chú mà ngày càng khá lên. Chú đang có ý định mở rộng sản xuất, dạy nghề cho thanh thiếu niên trong xóm. Nay mai lớn lên, em sẽ nhờ chú truyền nghề. Trước mắt, em phải chăm chỉ và cố học cho giỏi.
Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện có tựa đề Nâng niu từng hạt giống. Nội dung câu chuyện như sau:
Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông ở nước ngoài gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quí. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn tay. Tối tối ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp hạt giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt. Chính những hạt giống này ông đã tạo ra một giống lúa mới có năng suất cao và khả năng kháng bệnh tốt.
Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quí cho nền nông nghiệp Việt Nam, đóng góp nhiều cho cuộc sông của người dân ngày một ấm no và hạnh phúc hơn.
Một hôm ,đang từ trường đi về nhà, em chợt thấy một cậu bé nằm bên vệ đường . Trông người ngợm cậu bẩn thỉu , khô thác như bị bỏ đói ngày ngày . Bỗng cậu rên lên một tiếng : " Nước...làm ơn cho em ít nước ! Nghe thấy vậy , em liền nói : Em cứ nằm đây đợi chị , chị đi mua nước cho em ! Em chạy vụt đi , rẽ sang quán bà Hai , xin mua ít nước . Mua xong , em trở lại chỗ cậu bé . Cậu nhận lấy chai nước rồi uống . Xong cậu nói : Em cảm ơn chị nhiều !
Em xin kể về phong trào quyên góp cứu trợ nhân dân các nước bị thảm hoạ sóng thần xảy ra vào cuối năm 2018.
Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm cũ. Nhân dân toàn thế giới đang náo nức chuẩn bị đón chào năm mới với bao điều hứa hẹn đang chờ phía trước. Bỗng nhiên, trời đất nổi cơn giận dữ. Bão tố, cuồng phong, sóng thần, động đất... bất ngờ ập đến, tàn phá bao cơ sở vật chất và cướp đi sinh mạng hàng vạn con người. Đau thương, tang tóc trùm lên cuộc sống. Cả nhân loại bàng hoàng, đau đớn và ngay sau đó đã nhanh chóng tổ chức phong trào cứu trợ, giúp đỡ nạn nhân các vùng bị thiên tai.
Thay mặt nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã kịp thời gửi điện chia buồn. Phong trào quyên góp được phát động rộng rãi trong cả nước. Xem tivi, em thấy các vị lãnh đạo cao cấp ủng hộ đầu tiên. Rồi các cơ quan, đoàn thể, công an, quân đội, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp... nhiệt tình hưởng ứng.
Trường Tiểu học Lương Văn Can của chúng em trong tiết chào cờ sáng thứ hai, thầy Hiệu trưởng đã phát động phong trào quyên góp. Không khí trong trường, trong lớp khác hẳn mọi ngày, ở đâu cũng bàn tán xôn xao về hậu quả khủng khiếp của thiên tai mà bao người đang phải hứng chịu.
Sáng thứ ba, mấy chục bạn học sinh 5A mang theo “heo đất” đến lớp. Một cuộc “mổ heo” diễn ra nhanh chóng. Được bao nhiêu tiền, các bạn đóng góp hết cả. Với số tiền dành dụm suốt năm được hai trăm ngàn, em định để may quần áo mới và mua chiếc cặp mới, nhưng lúc này, em sẵn sàng đóng góp để chia sẻ hoạn nạn với mọi người.
Chẳng mấy chốc, việc quyên góp đã xong. Trên bàn cô giáo, đống tiền xu để riêng, đống tiền giấy để riêng. Các bạn tổ trưởng ghi danh sách của tổ mình. Dù nhiều, dù ít, không bạn nào là không đóng góp.
Cô giáo tuyên bố thu được tổng cộng là 3.745.000 đồng. Một con số thật “bất ngờ". Cô giáo khen ngợi chúng em đã nhiệt tình ủng hộ phong trào. Cả lớp vỗ tay vang dội. Những gương mặt ửng hồng, những ánh mắt long lanh xúc động trông thật đáng yêu!
Chúng em thực sự thông cảm và chia sẻ đau thương, mất mát với những người bị nạn, nhất là các bạn thiếu nhi. Số tiền chúng em đóng góp tuy chưa nhiều nhưng nó thể hiện tình cảm chân thành và ước mong mang lại chút an ủi, động viên đối với các nạn nhân, làm vơi bớt nỗi khổ của họ. Phong trào quyên góp cứu trợ này cũng thể hiện truyền thống nhân ái, thương người như thể tnương thân rất đáng quý của dân tộc Việt Nam.
Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm cũ. Nhân dân toàn thế giới đang náo nức chuẩn bị đón chào năm mới với bao điều hứa hẹn đang chờ phía trước. Bỗng nhiên, trời đất nổi cơn giận dữ. Bão tố, cuồng phong, sóng thần, động đất... bất ngờ ập đến, tàn phá bao cơ sở vật chất và cướp đi sinh mạng hàng vạn con người. Đau thương, tang tóc trùm lên cuộc sống. Cả nhân loại bàng hoàng, đau đớn và ngay sau đó đã nhanh chóng tổ chức phong trào cứu trợ, giúp đỡ nạn nhân các vùng bị thiên tai.
Thay mặt nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã kịp thời gửi điện chia buồn. Phong trào quyên góp được phát động rộng rãi trong cả nước. Xem tivi, em thấy các vị lãnh đạo cao cấp ủng hộ đầu tiên. Rồi các cơ quan, đoàn thể, công an, quân đội, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp... nhiệt tình hưởng ứng.
Trường Tiểu học Lương Văn Can của chúng em trong tiết chào cờ sáng thứ hai, thầy Hiệu trưởng đã phát động phong trào quyên góp. Không khí trong trường, trong lớp khác hẳn mọi ngày, ở đâu cũng bàn tán xôn xao về hậu quả khủng khiếp của thiên tai mà bao người đang phải hứng chịu.
Sáng thứ ba, mấy chục bạn học sinh 5A mang theo “heo đất” đến lớp. Một cuộc “mổ heo” diễn ra nhanh chóng. Được bao nhiêu tiền, các bạn đóng góp hết cả. Với số tiền dành dụm suốt năm được hai trăm ngàn, em định để may quần áo mới và mua chiếc cặp mới, nhưng lúc này, em sẵn sàng đóng góp để chia sẻ hoạn nạn với mọi người.
Chẳng mấy chốc, việc quyên góp đã xong. Trên bàn cô giáo, đống tiền xu để riêng, đống tiền giấy để riêng. Các bạn tổ trưởng ghi danh sách của tổ mình. Dù nhiều, dù ít, không bạn nào là không đóng góp.
Cô giáo tuyên bố thu được tổng cộng là 3.745.000 đồng. Một con số thật “bất ngờ". Cô giáo khen ngợi chúng em đã nhiệt tình ủng hộ phong trào. Cả lớp vỗ tay vang dội. Những gương mặt ửng hồng, những ánh mắt long lanh xúc động trông thật đáng yêu!
Chúng em thực sự thông cảm và chia sẻ đau thương, mất mát với những người bị nạn, nhất là các bạn thiếu nhi. Số tiền chúng em đóng góp tuy chưa nhiều nhưng nó thể hiện tình cảm chân thành và ước mong mang lại chút an ủi, động viên đối với các nạn nhân, làm vơi bớt nỗi khổ của họ. Phong trào quyên góp cứu trợ này cũng thể hiện truyền thống nhân ái, thương người như thể thương thân rất đáng quý của dân tộc Việt Nam.