Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày xưa ở một gia đình nọ có hai anh em, sau khi bố mẹ qua đơi người anh bèn chia gia tài. Cậy thế mình là anh cả anh ta chiếm hết mọt tài sản bố mẹ để lại cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ở góc vườn
Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể. Bỗng đâu có một con chim đại bàng bay đến ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim " Chim ăn hết khế, ta lấy gì sinh sông? Đại bàng liền nói: "Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng"
Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau đại bàng bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em lấy đầy một túi ba gang rồi cưỡi lên lưng chim trở về. Từ đó người em trở nên giàu có.
Người anh biết chuyện đòi đổi toàn bộ gia tài của mình lấy cây khế, người em đồng ý. Ngày ngày cả hai vợ chồng túc trực dưới cây khế. Đại bàng lại đến. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ và cũng được đại bàng nói những lời từng nói với người em trước đây. Hắn ta về nhà, bàn với vợ may một cái túi mười hai gang. Chim lại đến chở hắn ra đảo. Hắn hoa mắt trước đảo vàng, cố nhét thật đầy vàng bạc châu báu vào cái túi. Chưa hết hắn còn nhét vào trong người những chỗ nào còn nhét được . Rồi khệ nệ kéo túi vàng lên lưng chim
Do túi vàng quá nặng, đại bàng phải ba lần bảy lượt mới nhất mình lên khỏi mặt đất. Khi bay qua biển rộng, bần thần một cơn gió thổi tới, đại bàng nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển. Kết thúc số phận của một kẻ tham lam.
Tôi đi học
Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
Hieu hai so la 55. Tï so cua hai so la 4/9 .Tim hai so do
Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Nhưng dì ghẻ của Tấm là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng.
Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: - "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!".
Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủnh đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:
- Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.
Bấy giờ Tôi đang ngồi trên tòa sen. Bỗng nghe tiếng khóc của Tấm liền hiện xuống hỏi:
- Con làm sao lại khóc?
Tấm kể sự tình cho Tôi nghe. Tôi bảo:
- Thôi con hãy nín đi! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?
Tấm nhìn vào giỏ rồi nói:
- Chỉ còn một con cá bống.
- Con đem con cá bống ấy về nhà thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn, con nhớ gọi như thế này:
Bống bống, bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người
không gọi đúng như thế nó không lên, con nhớ lấy!
Nói xong là Tôi biến mất. Tấm theo lời Tôi thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày một lớn lên trông thấy.
Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn bảo Cám đi rình. Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm cho thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe.
Tối hôm ấy mụ dì ghẻ bảo Tấm sáng mai dậy sớm chăn trâu, và dặn:
- Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.
Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà mẹ con con Cám mang bát cơm ra giếng, cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi. Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước. Mẹ con Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về làm thịt.
Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn uống xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng. Tấm gọi mãi nhưng chẳng thấy bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy một cục máu nổi lên mặt nước. Biết có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc. Tôi lại hiện lên, hỏi:
- Con làm sao lại khóc?
Tấm kể sự tình cho Tôi nghe, Tôi bảo:
- Con bống của con người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi. Rồi về nhặt lấy xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm.
Tấm trở về theo lời dặn của Tôi đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó vườn góc sân mà không thấy đâu cả. Một con gà thấy thế, bảo Tấm:
- Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!
Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì được xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn.
°
° °
Ít lâu sau, nhà vua mở hội luôn mấy đêm ngày. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài. Sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm:
- Con hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi có đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở, về không có gì để thổi cơm dì đánh đó.
Nói đoạn, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường, Tấm ngồi nhặt một lúc mà chỉ mới được một nhúm, nghĩ rằng không biết bao giờ mới nhặt xong, buồn bã, bèn khóc một mình. Giữa lúc ấy Tôi hiện lên, hỏi:
- Con làm sao lại khóc?
Tấm chỉ vào cái thúng, thưa:
- Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem.
Tôi bảo:
- Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp.
- Nhưng ngộ chim sẻ ăn mất thì khi về con vẫn cứ bị đòn.
- Con cứ bảo chúng thế này:
Rặt rặt (tức chim sẻ) xuống nhặt cho tao
Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết[1]
thì chúng sẽ không ăn của con đâu.
Tự nhiên ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Tôi lại hỏi:
- Con làm sao còn khóc nữa?
- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.
- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.
Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.
Tấm mừng qua vội tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.
Giữa lúc ấn thì đoàn xa giá cũng vừa tiến đến chỗ lội. Hai con voi ngự dẫn đầu đoàn đến đây tự nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên không chịu đi. Vua sai quân lính xuống nước thử tìm xem; họ nhặt ngay được chiếc giày thêu của Tấm đánh rơi lúc nãy. Vua ngắm nghía chiếc giày không chán mắt, bụng bảo dạ: - "Chà, một chiếc giày thật xinh! Người đi giày này hẳn phải là trang tuyệt sắc".
Lập tức vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xe hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các vô chen nhau đến chỗ thử giày. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm thử một tý cầu may. Nhưng chả có một chân nào đi vừa cả. Mẹ con con Cám cũng trong số đó. Khi Cám và dì ghẻ bước ra khỏi lầu thì gặp Tấm. Cám mách mẹ:
- Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giày đấy!
Mụ dì ghẻ của Tấm bĩu môi:
- Con nỡm!
Chuông khánh còn chả ăn ai,
Nữa là mảnh chỉnh vứt ngoài bờ tre.
Nhưng khi Tấm đặt chân vào giày thì vừa như in. Nàng mở khăn lấy chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước nàng vào cung. Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con con Cám.
nguồn : sachhayonline
Tôi vốn là một nhà sư tu luyện nhiều năm trên đỉnh Thiên Sơn. Nhờ chuyên tâm tu luyện mà tôi có thể đi mây về gió để cứu khổ cứu nạn cho những ai gặp khó khăn. Ấy vậy nên mọi người xem tôi như vị thần cai quản hạ giới và kính cẩn gọi tôi là Bụt. Trong một lần đang cưỡi mây du ngoạn, tôi nghe thấy tiếng khóc nức nở của một cô thôn nữ...
- Nàng Tấm kể lại là đã bắt được một giỏ tôm tép đầy. Nhưng vì trót dại nghe theo lời cô em tên Cám nên đã lội xuống ao sâu tắm rửa nên đã mất hết cả giỏ
- Trong lúc nàng đang tập trung khóc, tôi lén bỏ vào trong giỏ nàng 1 con cá bống. Sau đó tôi dặn nàng đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi và tặng nàng câu gọi cửa miệng tôi vẫn hay dùng khi cho bống ăn.
- Về núi, tôi dùng giếng nước xem lai lịch của nàng, biết được nàng sớm mồ côi mẹ, cha tái giá và ko bao lâu cũng qua đời. Nàng sống với mẹ con dì ghẻ và hàng ngày đều phải làm việc cật lực hầu hạ mẹ con hai người ấy.
- Một thời gian sau, tôi lại nghe thấy nàng bật khóc.
- Sau một hồi nàng tường tận kể sự tình, tôi hiểu ra mẹ con nhà Cám đã làm thịt nó
- Vẫn có một chút nghi ngờ về nàng, tôi bảo nàng đi tìm xương bống để ktra xem tấm chân tình của nàng.
- Và khi thấy nàng thực tâm, tôi đã nhờ bạn gà đến giúp sức
- Vào một ngày đẹp trời, tôi dạo ngang qua cung cấm nghe vua đang ra lệnh viết chiếu chỉ mở hội. Lúc ấy, tôi nảy ra ý định tặng nàng Tấm một bộ trang phục. Tôi đã nhờ mẹ thiên nhiên làm nó. Và âm thầm đặt bộ y phục và một bạn ngựa thần vào những cái lọ mà tôi đã dặn với nàng trc đây.
- Tôi đã có mặt ở nhà nàng vào thời điểm hai mẹ con Cám vừa đi dự hội. Nhờ đó, tôi đã nhờ các bạn sẻ đến giúp nàng nhặt thóc và gạo để nàng có thể tham gia hội đúng giờ. Tôi đã tặng nàng câu thơ về sẻ để giúp nàng yên tâm. Và ko quên nhắc nàng đi đào lọ để nhận quà
- Vì được tôi dặn trc, khi đi ngang qua cầu đá, ngựa thần đã cố tình làm rơi đôi hài xuống nước. Và cả voi ngự của nhà vua giả vờ ko chịu bước tiếp cũng do tôi sắp xếp
- Đúng như dự định, nhà vua đã nhặt được chiếc hài ấy. Và đấng minh quân đã mê mẩn nó đến mức mở hội thử giày kén vợ. Và chủ nhân của nó đã đi vừa
- Tôi thầm chúc phúc cho nàng và nhân đêm tân hôn, tôi tặng nàng món quà cuối cùng. Đó là bốn lần hồi sinh theo ý thích nhưng ko đánh mất kí ức.
- ....
Bụt nhìn qua giếng thần để theo dõi hoạt động của Tấm nhưng toàn quyền cho nàng quyết định cuộc sống của chính mình.
P/s: Cái kết của câu chuyện này đúng của nó là nàng Tấm tha thứ cho Cám, mẹ con Cám hối lỗi và hai chị em cùng chung sống với vua. Hằng năm, hai người thường về thăm mẹ của Cám. Đến lúc bà đau yếu sắp qua đời, hai người thay phiên nhau về chăm sóc.... ^^
Ngày xưa ở một gia đình nọ có hai anh em, sau khi bố mẹ qua đơi người anh bèn chia gia tài. Cậy thế mình là anh cả anh ta chiếm hết mọt tài sản bố mẹ để lại cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ở góc vườn
Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể. Bỗng đâu có một con chim đại bàng bay đến ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim " Chim ăn hết khế, ta lấy gì sinh sông? Đại bàng liền nói: "Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng"
Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau đại bàng bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em lấy đầy một túi ba gang rồi cưỡi lên lưng chim trở về. Từ đó người em trở nên giàu có.
Người anh biết chuyện đòi đổi toàn bộ gia tài của mình lấy cây khế, người em đồng ý. Ngày ngày cả hai vợ chồng túc trực dưới cây khế. Đại bàng lại đến. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ và cũng được đại bàng nói những lời từng nói với người em trước đây. Hắn ta về nhà, bàn với vợ may một cái túi mười hai gang. Chim lại đến chở hắn ra đảo. Hắn hoa mắt trước đảo vàng, cố nhét thật đầy vàng bạc châu báu vào cái túi. Chưa hết hắn còn nhét vào trong người những chỗ nào còn nhét được . Rồi khệ nệ kéo túi vàng lên lưng chim
Do túi vàng quá nặng, đại bàng phải ba lần bảy lượt mới nhất mình lên khỏi mặt đất. Khi bay qua biển rộng, bần thần một cơn gió thổi tới, đại bàng nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển. Kết thúc số phận của một kẻ tham lam.