K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2021

Tôi là một chú rùa chậm chạp. Nhưng vào một ngày nọ, tôi đã thắng trong cuộc thi chạy cùng với người chạy nhanh nhất trong khu rừng chình là thỏ. Câu chuyện diễn ra như sau:

    Vào một ngày nọ, chú thỏ kiêu ngạo nói với mọi người rằng :"Tôi là người chạy nhanh nhất trong khu vườn này. Có ai muốn chạy thi với tôi để chứng minh lời nói của tôi rất đúng không." Đúng lúc đó tôi đi ngang qua, nghe được những lời hống hách của thỏ tôi bực mình và nói tôi muốn thi với chú. Thỏ cười ngạo tôi và nói: " Ấy ấy tôi không muốn thi với bác đâu. Sợ bác thua, bác buồn, mọi người lại nói tôi thế này thế nọ". Có gì đâu chứ. Chúng ta cứ thi thử xem ai thắng ai bại. Tôi biết tôi sẽ thua nhưng tôi không chịu được sự kiêu ngạo của thỏ. Rồi cuộc thi bắt đầu. tôi chỉ có chạy được mấy bước mà thỏ đã chạy được nửa quãng đường. Thỏ chạy một lúc, rồi chú thấy một cái cây to. Chú nghĩ: "Mình cứ ngồi nghỉ ở đây một lúc rồi chạy tiếp. Có khi đến lúc đó rùa mới chạy chưa được nửa quãng đường". Vì mệt quá, thỏ vừa nằm xuống gốc cây đã ngủ thiếp đi luôn. Cho đến khi tôi dã chạy gần đến đích thì thỏ mới thức dậy. Thỏ giật mình khi thấy tôi đã về gần đến đích. Chú đứng dậy và cố gắng chạy thật nhanh để đuổi kịp tôi. Nhưng không, cuối cùng tôi đã về đến đích. Tôi đã thắng cuộc rồi, tôi rất vui vẻ. Mọi người tung hô tôi và đồng thanh nói: Rùa vô địch! Rùa vô địch!

     Nhờ sự kiên trì của mình mà tôi đã thắng thỏ. Còn thỏ thì đã nhận được một bài học nhớ đời. thỏ đã hiểu rằng cái gì cũng phải cần sự kiên trì mới thành công. nếu chủ quan bạn sẽ không thể thành công được.

3 tháng 12 2017

Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.

Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.

-     Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?

-     Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:

-     Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?

Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:

-               Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:

Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...

Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.

3 tháng 12 2017

Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.

Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.

-     Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?

-     Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:

-     Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?

Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:

-               Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:

Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...

Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.

Kết quả hình ảnh cho koro sensei

9 tháng 1 2018

lên mạng nhé bn

9 tháng 1 2018

Vào một buổi sáng mùa thu tiết trời mát mẻ, Rùa ra bãi cỏ tập chạy. Một chú Thỏ đi qua trông thấy mỉa mai châm chọc nói: “Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?”. Thấy Thỏ nói vậy, Rùa thủng thẳng đáp: “Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn ai?”.

Thỏ vểnh tai lên tự đắc nói: “Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó”. Rùa không nói gì, biết mình chậm chạp nên cố sức chạy thật nhanh. Còn Thỏ nhìn theo mỉm cười, nó nghĩ: “Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích ta phóng cũng vừa”. Thế rồi nó lại nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. Bỗng nghĩ đến cuộc thi, nó thấy Rùa đã sắp tới đích, cậu ta cắm cổ chạy thục mạng nhưng không kịp nữa rồi vì Rùa đã tới đích trước nó.

Qua câu chuyện trên, em nghĩ rằng muốn làm được việc gì dù khó khăn đến đâu nếu ta quyết tâm, chịu khó thì sẽ thắng lợi. Còn kiêu ngạo, chủ quan thì sẽ bị thất bại.

Bài làm tham khảo 2

Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: “Rùa và Thỏ”. Câu chuyện như sau:

Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:

– Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.

Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:

– Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?

Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:

– Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.

Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:

– Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.

Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.

Đây là một số kết bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào.a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mạnh mà chủ quan, biếng nhác.c) Đó là...
Đọc tiếp

Đây là một số kết bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào.

a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.

b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mạnh mà chủ quan, biếng nhác.

c) Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.

d) Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ: không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.

e) Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.

3
17 tháng 12 2018

a, Kết bài không mở rộng chỉ cho biết kết cục của câu chuyện không bình luận gì thêm.

b, Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

c, Kết bài mở rộng nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

d, Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

e, Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

1 tháng 12 2021

plth hkt;flhk tlghkgh

tgdj fk fk fk fk fk fk fk fk fkbhn

\

6 tháng 10 2018

Tham khảo cách kể nhé

Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ, có một con Cáo già tinh ranh, độc ác. Nó thường nghĩ ra đủ mưu mẹo để lừa những con vật nhẹ dạ, cả tin, biến thành mồi ngon cho nó.

Sáng hôm ấy, trên đường đi kiếm ăn, Cáo nhác trông thấy chú Gà Trống có cái mào đỏ chót rung rinh, bộ lông bóng mượt, đôi chân vàng rực bám chắc vào cành cây. Chú Gà Trống đang mê mải gáy vang, chào đón Mặt trời, báo hiệu cho tất cả muông thú trong rừng biết một ngày mới đã bắt đầu.

Cáo ta thèm chảy dãi. Nó nghĩ bụng: “Chà ! Thịt chú Gà Trống kia chắc là ngon tuyệt! Mình phải dụ cho Gà Trống xuống đất thì mới vồ được!”. Cáo ngoác mồm cười rồi đon đả ngỏ lời:

-  Kìa! Xin chào anh bạn quý mến của tôi! Mời anh xuống đây nghe tôi báo tin vui này: Từ giờ trở đi, muôn loài sống trong rừng sẽ kết thành bè bạn. Tôi sung sướng lắm nên muốn báo cho bạn hữu xa gần đều biết. Nào! Gà Trống ! Xin đừng e ngại, hãy xuống nhanh để tôi hôn bạn, bày tỏ tình thân ái!

Nãy giờ, Gà Trống vẫn yên lặng nghe Cáo dụ dỗ nhưng trong lòng thì chẳng lạ gì trò lừa bịp của Cáo. Muốn doạ cho Cáo sợ, Gà Trống nhanh trí bảo:

- Cảm ơn anh Cáo đã có lòng tốt! Từ nay trở đi, Gà và Cáo chung sống hoà bình với nhau thì quả là chẳng có tin mừng nào hơn! Ô kìa! Tôi thấy có hai anh chó săn đang chạy lại phía này. Chắc là họ cũng vội vàng đi loan tin vui như anh vậy!

Nghe thấy thế, Cáo hồn bay phách lạc, quắp đuôi, co cẳng chạy biến. Gà Trống khoái chí cười khì:

-   Rõ là phường gian dối, hèn nhát! Ngữ ấy thì làm gì được ai!

21 tháng 7 2017

Ngày xưa, ở một làng nọ có hai mẹ con sống bên nhau. Một ngày kia, người mẹ ốm rất nặng. Người con trai của bà chăm sóc bà tận tụy. Cậu bé ở bên giường mẹ suốt đêm. Nhưng bệnh tình của mẹ cậu vẫn không thuyên giảm. Một hôm cậu nghe người làng nói bệnh của mẹ cậu còn chữa được bằng một cây thuốc quý, mọc trong rừng sâu, nơi ấy rất nguy hiểm. Cậu quyết tâm lên đường tìm thuốc về chữa bệnh cho mẹ. Cậu nhờ hàng xóm coi chăm sóc mẹ mình rồi lên đường. Trên đường đi, cậu phải vượt qua không biết bao nhiêu là núi cao, khe sâu, gai nhọn, thú dữ. Nhưng cậu vẫn không sờn lòng - Thấy thế, bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cậu, đã ra tay giúp cậu. Cậu bé lạy tạ bà tiên rồi chạy như bay về nhà lấy thuốc chữa bệnh cho mẹ.

Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa...
Đọc tiếp

Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?

a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.

b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.

c) Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bọn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hơn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau:

d) Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi ? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua, thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này :

1
30 tháng 7 2018

a, Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện).

b, Mở bài gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

c, Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

d, Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

Đọc đoạn văn sauVào một buổi sáng mùa thu tiết trời mát mẻ, Rùa ra bãi cỏ tập chạy. Một chú Thỏ đi qua trông thấy mỉa mai châm chọc nói: “Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?”. Thấy Thỏ nói vậy, Rùa thủng thẳng đáp: “Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn ai?”. Thỏ vểnh tai lên tự đắc nói: “Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau

Vào một buổi sáng mùa thu tiết trời mát mẻ, Rùa ra bãi cỏ tập chạy. Một chú Thỏ đi qua trông thấy mỉa mai châm chọc nói: “Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?”. Thấy Thỏ nói vậy, Rùa thủng thẳng đáp: “Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn ai?”.

 

Thỏ vểnh tai lên tự đắc nói: “Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó”. Rùa không nói gì, biết mình chậm chạp nên cố sức chạy thật nhanh. Còn Thỏ nhìn theo mỉm cười, nó nghĩ: “Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích ta phóng cũng vừa”. Thế rồi nó lại nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. Bỗng nghĩ đến cuộc thi, nó thấy Rùa đã sắp tới đích, cậu ta cắm cổ chạy thục mạng nhưng không kịp nữa rồi vì Rùa đã tới đích trước nó.

Hãy kể lại câu chuyện bằng lời của em

 

2
6 tháng 10 2017

Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: “Rùa và Thỏ”. Câu chuyện như sau:

Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:

– Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.

Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:

– Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?

Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:

– Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.

Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:

– Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.

Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.

Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.

1 tháng 12 2021

bgfdk ghrsw^78548934578024677485467952226

34512964857-/*8-+9

26 tháng 11 2021

1. 

Bài làm

Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.

May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất. 
 

Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.

Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.
2. 

ó những lỗi lầm có thể sửa chữa, nhưng tôi đã mắc phải một lỗi lầm không bao giờ sửa được. Tôi đã bị mất đi người thân yêu nhất của mình. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện đó để các bạn nghe và cùng rút kinh nghiệm:

Năm đó, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông. Bố tôi di công tác xa nên ít khi về thăm nhà được. Ông tôi 96 tuổi rồi nên ông hay ốm vặt lắm.

Một buổi chiều, tôi nghe thấy ông nói với mẹ tôi:

- Bố khó thở quá!

Mẹ liền gọi tôi vào, dúi vào tay tôi tờ giấy ghi tên thuốc, nói:

- Con chạy đi mua loại thuốc này cho mẹ. Nhanh lên con nhé!

Tôi liền nhanh nhẹn đi ngay. Đường từ nhà tôi đến hiệu thuốc không xa nhưng lại qua một sân bóng rộng. Thấy tôi, bọn bạn gọi:

- An- đrây- ca ơi, vào đây chơi với chúng tớ đi!

Biết mình là một tiền đạo giỏi và nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để thể hiện tài năng, tôi nhận lời ngay. Chơi rất vui nên tôi quên mất lời mẹ dặn. Mãi đến khi sút bóng vào lưới, nghe bọn bạn reo hò, tôi mới sực nhớ đến ông, liền ba chân bốn cẳng chạy đi mua thuốc.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt khi nhìn thấy mẹ đang khóc nấc lên. khi đó, tôi đã hiểu chuyện gì đang sảy ra. Tôi xà vào lòng mẹ, khóc:
 

- Mẹ ơi, chỉ vì con thích chơi bóng nên đã quên lời mẹ dặn, mua thuốc về chậm mà ông mất.

Nhưng mẹ lại an ủi tôi:

- Không, con không có lỗi gì cả. Ông già và yếu lắm rồi nên không thuốc nào cứu được ông đâu. Ông đã qua đời từ khi con vừa ra khỏi nhà.

Thế nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo trước nhà. Cây táo này được ông chăm sóc rất cẩn thận. Tôi thấy đêm đó thật tối và buồn quá. Thì ra, giờ đây, tôi đã mất đi người ông thân yêu, nghĩ vậy, tôi oà khóc.

Sau này, mãi đến khi trưởng thành, tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình:

- Giá mình đừng mải chơi, mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa. Mình còn được nghe ông kể chuyện nhiều nữa.

Câu chuyện của tôi là thế đấy. Mong các bạn đừng ai mắc phải lỗi lầm lớn như tôi để phải ân hận suốt đời.
3.

Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... và cố tìm ra hướng làm ăn mới.

Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. Ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào. Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế - Vua tàu thuỷ".

26 tháng 11 2021

k hộ nha : >