Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vương Huyền Nhân( tên này mk tự nghĩ nha) là một nhà thơ có ít nhiều tên tuổi trong ngành văn học hiện đại. Tuy còn rất trẻ nhưng ông đã đóng góp rất nhiều tác phẩm tiêu biểu và nổi tiếng. Rất nhiều người đến xin lời khuyên từ ông. Một ngày, có một cô bé đến xin học ở ông. Cô bé mới chỉ 12 tuổi, đôi mắt cô thẳm buồn. Ông nhận lời và hứa sẽ dạy cô làm được 1 bài thơ hoàn chỉnh trong vòng 1 tháng tới.
Vài ngày trôi qua, ông nhận thấy cô ko có tài năng cho lắm. Các biện pháp nghệ thuật hay phương pháp làm thơ cô đều ko thể nhớ nổi. Cô chỉ im lặng và cúi đầu mỗi khi Huyền Nhân nhắc nhở. Các học sinh khác đều là những người ưu tú và thường xuyên kiễu cợt, coi thường cô bé đáng thương. Tuy nhiên, Vương Huyền Nhân vẫn không từ bỏ, vẫn kiên nhẫn chỉ bảo em.
Đến ngày tổ chức khoa thi tuyển chọn tập thơ quốc tế, ông vẫn chọn cô bé đi thi. Nhiều người cho rằng, việc này sẽ ảnh hưởng ko ít đến danh tiếng lâu nay của ông. Nhưng cô bé đã nài nỉ ông cho cô đi thi vì bà cô luôn muốn em trở thành một nhà thơ. Thế là ông đồng ý mặc dầu mọi người đều nói rằng ông đã chọn nhầm người.
Và kết quả thật không ngờ...
Bài thơ của cô đã đạt giải nhất quốc tế. Vượt qua hàng trăm đối thủ nặng kí, cả hàng trăm bài thơ dài. Bài cô chỉ vỏn vẹn 4 dòng:
" Bà ơi, bà như người mẹ,
Thay cha gánh vác cả gia đình
Thay mẹ nuôi con khôn lớn
Thế gian này, chỉ cần mỗi bà thôi...."
Nhưng đến ngày nhận giải, cô bé lại ko xuất hiện khiến Vương Huyền Nhân rất lo lắng và ngạc nhiên. Hóa ra, ba mẹ cô bé mất sớm, em ở với bà...nhưng bà lại qua đời vào sáng nay, lúc MC xướng tên em nhận giải. Thật thương xót cho em biết bao... Vậy là, Vương Huyền Nhân đã nhận em làm con nuôi.
Sự kì vọng của ông vào em bé 12 tuổi ấy là quyết định thật đúng đắn, đập tan mối hoài nghi trong lòng mọi người. Với sự chính trực, lòng kiên nhẫn và lòng tự trọng của mk. Ông quả thật là một nhà thơ chân chính.
Mới đầu mk làm nên có j sai thông cảm nhaaa
1. Ngày xưa ở vương quốc Đa- ghét –xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược, cuộc sống của nhân dân hết sức lầm than. Trương thảm cảnh ấ, dân chũng đã phản ứng bằng cách truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Bài hát lọt đến tai vua. Ngài ra sức lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy nhưng không tài nào bắt được. Cuối cùng nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
2. Ba hôm sau, nhà vua bắt mỗi người phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác. Ai cũng hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng. Vua lệnh thả tất cả những người đã hát còn tống giam vào ngục tối ba nhà thơ kia. Ba tháng sau ngài cho giải họ tới và phán "Giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ !" Một trong ba người, lập tức cất cao lời ca ca tụng nhà vua. Nhà thơ ấy được thả ra ngay. Còn hai người kia đưa đến giàn thiêu. Vị vua phán "Đây là cơ hội cuối cùng để cứu sống các ngươi. Hãy hát lên " Một trong hai người vội cất tiếng hát ca ngợi nhà vua, và người ấy được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận hét lên " Trói hắn lại ! Nổi lửa lên !
3. Mặc dù bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu nhưng tiếng hát của nhà thơ vẫn cất lên vang vọng khắp nói vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca được lưu truyền khắp đất nước. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Nhà vua bất ngờ thét to: "Dập tắt lửa đi ! Cởi trói cho ông ta. Trẫm không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của dân tộc này!"
Ý nghĩa câu chuyện:
Ca ngợi nhà thơ chân chính của vương quốc Đa- ghét- xtan sẵn sàng chết chứ nhất định không nói sai sự thật. Chính hành động và khí phách ấy đã khiến một vị vua nổi tiếng tàn bạo phải khâm phục kính trọng và thay đổi thái độ.
Ngay bên cạnh nhà em có một người phụ nữ sống độc thân một mình cô tên là Hồng Anh. Cô Hồng vốn là con gái của một gia đình giàu có nhưng ba mẹ không may qua đời để cô một mình trên thế gian với một căn biệt thự rộng lớn và nhiều tài sản có giá trị khác.
Cô Hồng là người tuy sống trong cảnh giàu có từ nhỏ nhưng lại có trái tim vô cùng nhân hậu. Cô thường yêu thương che chở cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Hiện tại cô đang nhận nuôi 5 người con nuôi, đều là những em bé lang thang cơ nhỡ được cô xin phép chính quyền địa phương mang về nhà mình chăm sóc và nhận làm con nuôi.
Cô Hồng còn đứng ra quyên góp tiền xây dựng cho ngôi chùa của làng em trở nên khang trang to đẹp hơn để khách thập phương khi tới vãn cảnh chùa có chốn nghỉ chân, có nơi ăn chốn ở cho những cụ già lang thang cơ nhỡ. Cô Hồng đã xây dựng một quỹ tình thương nhằm duy trì hoạt động của quỹ này và kêu gọi mọi người ủng hộ.
Cô Hồng đã dành toàn bộ thời gian và tâm huyết của mình vào việc chăm sóc những đứa cô nuôi. Ngoài thời gian làm việc tại công ty thì cô đều dành hết thời gian để chăm sóc các con của mình. Cho chúng ăn uống, rồi tắm giặt. Cô chăm sóc các con của mình vô cùng chu đáo thương yêu chúng như con ruột, toàn tâm toàn ý để nuôi dưỡng chúng tới mức quên đi hạnh phúc của cá nhân mình.
Em nhớ có lần người con trai út của cô bé Hoàng mới 5 tuổi bị sốt cao giữa đêm, rồi lên cơn co giật cô Hồng sợ quá một mình bế con chạy giữa đêm khuya tới bệnh viện gần nhất nơi em ở tới mức quên mang giày, làm chân cô bị chảy máu. Tới khi bé Hoàng qua cơn nguy kịch cô mới cảm thấy chân mình có gì ươn ướt hóa ra trong lúc cô Hồng chạy đã có mảnh thủy tinh chân cô nhưng cô vì lo lắng cho bé Hoàng mà quên đi cơn đau của mình, không màng gì tới sức khỏe của bản thân.
TL: Bạn có thể dựa vào bài của mình một tý chứ đừng có chép 100%
thế thì là cậu chỉ đạo à. việc gì phải làm cho câụ. caauh cứ như chúng mình rảnh lắm í . rảnh gì viết văn cho cậu
Đã được ba năm rồi, em được ngồi học tập dưới mái trường tiểu học Minh Sơn. Ba năm em gắn liền với ngôi trường này, với bao nhiêu kỉ niệm buồn vui, bên cạnh các bạn và thầy cô thân yêu. Em rất tự hào khi được là học sinh học tập và trưởng thành hơn từ mái trường này.
Mái trường em đang học tập mang tên Trường tiểu học Minh Sơn nằm trên địa bàn em đang sinh sống. Ngôi trường cấp bốn nằm cạnh cánh đồng lúa rộng mênh mông, nhìn ra phía trước chỉ nhìn thấy lúa và lúa bạt ngàn. Có lẽ chính điều này đã tạo nên không gian thoáng đãng cho ngôi trường.
Ngôi trường được chia thành 5 dãy cấp 4, mỗi dãy tương ứng với 1 khối xếp hình chữ U nhìn rất đẹp mắt. Mỗi lớp học đều được sơn màu vàng nhạt ở bên ngoài, mái ngói màu đỏ nhưng đã bị lớp rêu phong phủ đầy trên mái. Điều này mới chứng tỏ được sự lâu bền cùng năm tháng của ngôi trường này.
Ở bên trong trường được sơn màu xanh nhạt nhìn rất dịu nhẹ. Những chiếc bàn gỗ ngăn nắp được kê san sát vào nhau. Không ai được vẽ bậy lên bàn ghế mà mình đang ngồi, nếu bị phát hiện sẽ bị cô giáo phạt. Tấm bảng màu đen cũ kĩ không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng 3 năm rồi chúng em vẫn chăm chú nghe cô giảng bài trên chiếc bảng thời gian đó. Tuy bảng màu đen nhưng rất mịn và nhìn chữ rất rõ.
Ở trên sân trường có rất nhiều loại cây lâu năm, nào cây bàng, cây xà cừ, cây phượng, cây bằng lăng. Mỗi loại cây đều có một đặc trưng riêng. Khi mùa hè đến, tiếng ve kêu râm ran hoa phượng nở đỏ rợp trời, hoa bằng lăng nở tím một góc. Đó cũng là lúc chúng em bước vào một kì nghỉ hè mới.
Ở sau trường em có một cái sân bằng đất rất to, là nơi mà chúng em tập thể dục mỗi khi đến giờ. Ở 4 góc của chiếc sân này có 4 cây bàng xung quanh, tỏa bóng rất mát mỗi khi chúng em ngồi nghỉ ngơi.
Văn phòng của thầy cô giáo nằm ở một góc, gần với nhà xe của học sinh nên thường đông vui và nhộn nhịp.
Sừng sững giữa sân trường là cột cờ cao chót vót như chọc lên nền trời xanh thẳm màu đỏ của lá cờ tạo nên vẻ uy nghiêm. Đó là nơi mà sáng thứ 2 đầu tuần chúng em vẫn ngước nhìn lên để chào cờ, lắng nghe tiếng cô giáo hiệu trưởng phổ biến kế hoạch sắp tới.
Em rất tự hào khi học ở mái trường này, sau này khi xa nơi đây chắc chắn em sẽ nhớ về nơi này rất nhiều.
Ngôi trường của em chính là trường THCS Bình Minh. Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị. Ngôi trường nằm khuất trong những khu tập thể của phường Phương Mai.
Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ. còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá. Chính vì vậy nên chúng em luôn cố gắng đi học đúng giờ, chẳng bạn nào muốn đi học muộn vì ai cũng sợ phải đứng ngoài, bị bác bảo vệ ghi tên và bị phê bình mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Sân trường của em hình chữ nhật, rất nhỏ và hẹp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, đến giờ chào cờ, chúng em xếp hàng rất vất vả, lớp nọ nối sát lớp kia, cả sân trường chật kín, chẳng còn chỗ hở nào. Nhưng cũng chưa vất vả bằng những giờ thể dục, chúng em tập mà không thể duỗi tay ra thoải mái vì sẽ chạm vào nhau. Chính vì thế nên trường em có bài tập thể dục riêng, khác với các trường khác. Học sinh chúng em vốn quen với điều kiện của ngôi trường nên chẳng ai phàn nàn điều gì. Những cây bàng, cây phượng vẫn tỏa bóng mát che cho chúng em khỏi cái nắng chang chang của mùa hè. Trường em còn có cả khu vườn sinh thái để phục vụ cho bộ môn sinh học.
Nhìn sâu vào trong là hai dãy nhà tầng tường quét vôi vàng sáng sủa. Trường em chia làm khu A và khu B. Khu A thì tầng một là phòng hội đồng và phòng ban giám hiệu. Tầng hai là phòng máy. Phòng máy có những máy móc hiện đại, phục vụ cho chúng em những giờ học trên máy đầy lý thú. Bên cạnh phòng máy là phòng vi tính và thư viện. Những tiết trống, hãy những giờ nghỉ, chúng em thường lên thư viện đọc sách, báo và truyện. Khu B là các phòng học được trang bị đầy đủ quạt và đèn chiếu sáng. Phòng học của trường em rất đẹp. Chúng em còn treo tranh và bảng hoa điểm tốt để thi đua học tập. Phòng học nào cũng có anh và có khẩu hiệu “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “5 điều bác Hồ dạy” và “Tiên học lễ hậu học văn”.
Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn dẫn đầu phong trào thi đua “dạy tốt học tốt’ của quận. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.
Sau này, dù có xa mái trường thân yêu nhưng em vẫn luôn nhớ mãi mái trường này. Nơi đây, em đã học tập, vui chơi và lớn lên trong sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.
Thấm thoắt năm học đã kết thúc. Hoa phượng nở bừng như lửa, tiếng ve ngân ra rả trong những vòm cây quanh sân trường. Chúng em vui vẻ bước vào một kì nghỉ hè với bao điều thú vị đang chờ phía trước.
Sáng thứ năm tuần qua, trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Chiếc xe chở chúng em đầy ắp tiếng cười và những ánh mắt vui tươi, háo hức. Sau mấy tiếng đồng hồ, chúng em đã ra đến biển.
Xe vừa dừng, chúng em cùng reo to: “Biển đây rồi!’’. Biển mênh mông xanh thẳm và chan hoà ánh nắng. Gió biển lồng lộng thổi tung mái tóc. Bờ cát trắng phau vui đón bước chân các bạn nhỏ. Những ngôi nhà cao tầng kéo dài thành dãy phố chạy thẳng ra sát bờ cát. Chúng em được đưa đến một khách sạn trông ra biển, tha hồ mà đón gió và ngắm cảnh suốt ngày, đêm.
Bãi biển đã đông người, rộn rã tiếng reo hò hoà cùng tiếng sóng. Bầu trời trong sáng. Biển xanh thăm thẳm nối với chân trời. Gió êm, sóng lặng Mặt biển như một tấm kính khổng lồ màu ngọc bích. Những đám mây trắng in bóng trên mặt nước lung linh. Sóng biển xôn xao như mời gọi chúng em hãy ngụp lặn, vui đùa cho thoả thích.
Mỗi người một chiếc phao, chúng em ùa xuống nước, thi nhau trồi lên, ngụp xuống theo từng đợt sóng. Được cùng bạn bè nô giỡn trong làn nước biếc, em thấy thật vui sướng. Biển vẫn ru nhè nhẹ. Ngoài khơi xa, thấp thoáng những con thuyền đánh cá với buồm trắng, buồm nâu giống như cánh bướm chập chờn. Dân chài mải mê quăng lưới giữa trời nước bao la.
Mặt trời lên cao toả ánh nắng chói chang. Bãi biển thưa dần. Đến giữa trưa, mọi người về nhà nghỉ, chỉ còn bãi cát trắng phau nằm dài tâm sự với biển xanh.
Chiều về, nắng dịu, bãi biển lại đông đúc, ồn ào hơn buổi sáng. Gió mạnh hơn. Biển dâng sóng trắng vỗ bờ. Tiếng reo hò vang dậy khắp nơi. Chúng em nhảy lên giỡn sóng. Có bạn bị sóng xô thẳng vào mặt, choáng váng vài giây rồi lại tiếp tục cuộc chơi. Những con sóng tinh nghịch làm cho chúng em say mê nô đùa không biết chán.
Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng cuối cùng đã tắt, mặt biển từ từ đổi sang màu tím sẫm. Biển đêm thật là bí ẩn. Nhờ ánh điện từ dãy phố toả sáng tới bãi cát, chúng em nán lại để ngắm biển đêm. Tiếng sóng vỗ ì ầm, ẩn chứa một sức mạnh phi thường, khó hiểu. Nước triều dâng cao ngập tràn bãi cát. Gió biển ban đêm mát rượi đem đến sự sảng khoái cho con người.
Thế là hết ngày đầu tiên ở sầm Sơn. Sáng mai, chúng em sẽ dậy thật sớm để kịp ngắm cảnh mặt trời nhô lên trên biển cả.
-----^^------
Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới.
Xuất phát từ ý muốn khám phá trái đất, tìm thêm những miền đất lạ, Ma-gien-lăng đã chỉ huy năm hải thuyền lớn, xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la của Tây Ban Nha vào ngày 20-9-1519, băng ra Đại Tây Dương.
Đoàn thuyền đã đi theo bờ biển Nam Mĩ rồi đi vào Thái Bình Dương. Thái Bình Dương quá rộng lớn, đoàn thuyền đã phải lênh đênh trên biển rất nhiều ngày, đến nỗi nước ngọt để uống và lương ăn đều cạn kiệt. Có người phải uống nước tiểu của mình. Đoàn thủy thủ phải ninh cả giày da và thắt lưng da để ăn cho đỡ đói. Mỗi ngày đều có người chết, phải ném xác xuống biển. Đang khi cực kì nguy hiểm thì họ gặp một hòn đảo nhỏ. Họ đổ bộ lên đảo và được tiếp tế thức ăn nước uống. Sau đó họ liên tiếp gặp nhiều hòn đảo có người ở. Họ đã giải quyết được chuyện ăn uống nhưng lại phải luôn chiến đấu với người bản địa. Nhiều người đã tử vong. Chính Ma-gien-lăng cũng đã bỏ mình trong một trận giao tranh.
Sau đó họ vẫn tiếp tục đi, đến Ấn Độ Dương. Họ vượt Ấn Độ Dương và đến ngày 8 tháng 9 năm 1522, họ đã trở về Tây Ban Nha nhưng chỉ còn có một chiếc hải thuyền với mười tám thủy thủ.
Như thế, tính ra đoàn thuyền của Ma-gien-lăng đã đi 1083 ngày trên biển, gần 200 thủy thủ đã chết trên đường đi. Tuy nhiên họ đã đạt được mục đích của chuyến đi và đã xác định được một điều quan trọng: trái đất hình cầu.
Chuyến thám hiểm này đã phải trả bằng một giá rất đắt, nhưng thành công của nó cũng cực kì lớn lao, góp phần vào việc tìm hiểu, khám phá trái đất của chúng ta.
Bài tham khảo 2
Thấm thoắt năm học đã kết thúc. Hoa phượng nở bừng như lửa, tiếng ve ngân ra rả trong những vòm cây quanh sân trường. Chúng em vui vẻ bước vào một kì nghỉ hè với bao điều thú vị đang chờ phía trước.
Sáng thứ năm tuần qua, trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Chiếc xe chở chúng em đầy ắp tiếng cười và những ánh mắt vui tươi, háo hức. Sau mấy tiếng đồng hồ, chúng em đã ra đến biển.
Xe vừa dừng, chúng em cùng reo to: “Biển đây rồi!’’. Biển mênh mông xanh thẳm và chan hoà ánh nắng. Gió biển lồng lộng thổi tung mái tóc. Bờ cát trắng phau vui đón bước chân các bạn nhỏ. Những ngôi nhà cao tầng kéo dài thành dãy phố chạy thẳng ra sát bờ cát. Chúng em được đưa đến một khách sạn trông ra biển, tha hồ mà đón gió và ngắm cảnh suốt ngày, đêm.
Bãi biển đã đông người, rộn rã tiếng reo hò hoà cùng tiếng sóng. Bầu trời trong sáng. Biển xanh thăm thẳm nối với chân trời. Gió êm, sóng lặng Mặt biển như một tấm kính khổng lồ màu ngọc bích. Những đám mây trắng in bóng trên mặt nước lung linh. Sóng biển xôn xao như mời gọi chúng em hãy ngụp lặn, vui đùa cho thoả thích.
Mỗi người một chiếc phao, chúng em ùa xuống nước, thi nhau trồi lên, ngụp xuống theo từng đợt sóng. Được cùng bạn bè nô giỡn trong làn nước biếc, em thấy thật vui sướng. Biển vẫn ru nhè nhẹ. Ngoài khơi xa, thấp thoáng những con thuyền đánh cá với buồm trắng, buồm nâu giống như cánh bướm chập chờn. Dân chài mải mê quăng lưới giữa trời nước bao la.
Mặt trời lên cao toả ánh nắng chói chang. Bãi biển thưa dần. Đến giữa trưa, mọi người về nhà nghỉ, chỉ còn bãi cát trắng phau nằm dài tâm sự với biển xanh.
Chiều về, nắng dịu, bãi biển lại đông đúc, ồn ào hơn buổi sáng. Gió mạnh hơn. Biển dâng sóng trắng vỗ bờ. Tiếng reo hò vang dậy khắp nơi. Chúng em nhảy lên giỡn sóng. Có bạn bị sóng xô thẳng vào mặt, choáng váng vài giây rồi lại tiếp tục cuộc chơi. Những con sóng tinh nghịch làm cho chúng em say mê nô đùa không biết chán.
Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng cuối cùng đã tắt, mặt biển từ từ đổi sang màu tím sẫm. Biển đêm thật là bí ẩn. Nhờ ánh điện từ dãy phố toả sáng tới bãi cát, chúng em nán lại để ngắm biển đêm. Tiếng sóng vỗ ì ầm, ẩn chứa một sức mạnh phi thường, khó hiểu. Nước triều dâng cao ngập tràn bãi cát. Gió biển ban đêm mát rượi đem đến sự sảng khoái cho con người.
Thế là hết ngày đầu tiên ở Sầm Sơn. Sáng mai, chúng em sẽ dậy thật sớm để kịp ngắm cảnh mặt trời nhô lên trên biển cả.
Mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa cô Tấm mồ côi, xinh đẹp, hiền lành với dì ghẻ và Cám ác độc, tàn nhẫn. Mâu thuẫn này phát triển từ thấp đến cao: ban đầu chỉ là những hơn thua về vật chất, tinh thần, sự ganh ghét mẹ ghẻ con chồng,…Khi đó, Tấm luôn là người nhường nhịn, chịu thua thiệt. Càng về sau mâu thuẫn chuyển thành sự đố kị, một mất một còn, tiêu diệt lẫn nhau. Đây là những mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền thời cổ nhưng trên hết là mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Mâu thuẫn này được tác giả dân gian giai quyết theo hướng thiện ác.
– Ý nghĩa những lần biến hóa của Tấm: dù bị mẹ con Cám tìm mọi cách tận diệt, Tấm vẫn tái sinh dưới các dạng thức khác nhau (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị). Càng về sau, Tấm càng đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống. Qua những lần biến hóa, dân gian muốn khẳng định: cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng, cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lí. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất làm nên chiến thắng.
Sau bữa cơm tối, Hà - đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.
- Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:
- Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này:
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật để kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức ăn gì ngon bà cũng nhường cho h Chu. Ban đêm khi Tích Chu ngủ thì bà thức để quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người nói với bà:
- Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên thể nào Tích Chu cũng không bao giờ quên ơn bà đâu.Thế nhưng Tích Chu lớn lên lại chẳng thương bà. Bà thì làm việc vất vả, còn Tích Chu thì suốt ngày rong chơi với bạn bè. Vì làm việc mệt nhọc, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. vì Tích Chu còn mải rong chơi với bạn bè. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:
- Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước nào. Bà khát khô cả cổ rồi!
Bà gọi một lần… hai lần… rồi ba lần… nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Khi Tích Chu về nhà thì thấy bà đã hóa thành con chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:
- Bà ơi, bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà. Bà ơi!
- Cúc… cu… cu! Cúc… cu…cu! Chậm mất rồi cháu ạ. Bà khát quá, không thể chụi nổi, phải hóa thành con chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây! Bà không về với cháu nữa đâu!
Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu vội chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:
- Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà. Cháu sẽ giúp đỡ bà. Cháu sẽ không làm cho bà buồn nữa đâu!
- Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!
Nghe tiếng chim nói, Tích Chu òa lên khóc. Tích Chu thương bà và hối hận lắm. Giữa lúc đó một bà Tiên hiện ra. Bà Tiên bảo Tích Chu:
- Tích Chu ơi! Nếu cháu muốn cho bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?
Cậu bé Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. Tích Chu chạy mãi, chạy mãi vượt qua bao nhiêu rừng núi hiểm trở, cuối cùng Tích Chu cũng đến được suối tiên. Chú vội vàng lấy đầy bình nước mang về cho bà. Về đến nhà Tích Chu gọi to:
– Bà ơi! Bà ơi! Cháu mang nước về cho bà rồi đây. Bà mau uống đi.
Vừa được uống nước bà Tích Chu trở lại thành người. Tích Chu ôm chầm lấy bà vừa khóc vừa nói:
– Bà ơi! Cháu biết lỗi rồi, từ nay trở đi cháu sẽ luôn ở bên và chăm sóc bà.
Từ đấy, cậu bé Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà. Hai bà cháu lại chung sống hạnh phúc bên nhau.
mình cũng chả biết mình chỉ biết là viết heo bố cục 3 phần
Một chú ong mải mê Một chú ong mải mê hút nhụy hoa,không hay biết trời đang sập tối.Sớm hôm sau,khi trở về gặp các bạn,ong nói :"Này các bạn ơi,hôm qua tớ đi theo bố mẹ để hút nhụy hoa, chẳng may tớ mải mê quá nên bố mẹ tớ đi đâu tớ không biết luôn ,đến sáng hôm nay tớ mới tìm thấy bố mẹ tớ . câu chuyện dài lắm các cậu ạ,khi tớ biết bị lạc bố mẹ thì họ đã đi xa tớ không tài nào mà tìm được,tớ cứ chạy theo bố mẹ mãi nhưng bố mẹ tớ cứ đi mãi để tìm tớ phải đi ngang qua chỗ của bác hổ để men theo đường về nhà đấy may là lúc đấy bác hổ đã ngủ nếu không tớ bị bác hổ vồ lấy từ lâu rồi ".Các bạn ong nói "thật khổ cho cậu".
Một chú ong mải mê Một chú ong mải mê hút nhụy hoa,không hay biết trời đang sập tối.Sớm hôm sau,khi trở về gặp các bạn,ong nói :"Này các bạn ơi,hôm qua tớ đi theo bố mẹ để hút nhụy hoa, chẳng may tớ mải mê quá nên bố mẹ tớ đi đâu tớ không biết luôn ,đến sáng hôm nay tớ mới tìm thấy bố mẹ tớ . câu chuyện dài lắm các cậu ạ,khi tớ biết bị lạc bố mẹ thì họ đã đi xa tớ không tài nào mà tìm được,tớ cứ chạy theo bố mẹ mãi nhưng bố mẹ tớ cứ đi mãi để tìm tớ phải đi ngang qua chỗ của bác hổ để men theo đường về nhà đấy may là lúc đấy bác hổ đã ngủ nếu không tớ bị bác hổ vồ lấy từ lâu rồi ".Các bạn ong nói "thật khổ cho cậu".
Ngày xưa ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược, cuộc sống của nhân dân hết sức lầm than. Trước thảm cảnh ấy, dân chúng đã phản ứng bằng cách truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Bài hát lọt đến tai vua. Ngài ra sức lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy nhưng không tài nào bắt được. Cuối cùng nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong. Ba hôm sau, nhà vua bắt mỗi người phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác. Ai cũng hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng. Vua lệnh thả tất cả những người đã hát còn tống giam vào ngục tối ba nhà thơ kia. Ba tháng sau ngài cho giải họ tới và phán "Giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!" Một trong ba người, lập tức cất cao lời ca ca tụng nhà vua. Nhà thơ ấy được thả ra ngay. Còn hai người kia đưa đến giàn thiêu. Vị vua phán "Đây là cơ hội cuối cùng để cứu sống các ngươi”. Hãy hát lên. Một trong hai người vội cất tiếng hát ca ngợi nhà vua, và người ấy được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận hét lên: Trói hắn lại! Nổi lửa lên! Mặc dù bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu nhưng tiếng hát của nhà thơ vẫn cất lên vang vọng khắp nói vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca được lưu truyền khắp đất nước. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Nhà vua bất ngờ thét to: "Dập tắt lửa đi! Cởi trói cho ông ta. Trẫm không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của dân tộc này!"
Bạn Trần Viết Đạo chép mạng đúng không ?