Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 / Cụm danh từ : " một con ếch sống lâu ngày "
Danh từ trung tâm : con ếch
2 / Chúa tể là từ mượn của nước Trung Quốc ( vì đây là từ Hán Việt )
3 / Chúa tể là người có quyền lực cao nhất , chi phối những kẻ khác
Em đã giải thích nghĩa của từ bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị .
a, Các chi tiết nói về Thái y lệnh:
+ Đem hết của cải, mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, chữa trị, cho cơm cháo cho người khổ
+ Dựng nhà cho người đói khát, bệnh tật, cứu sống nhiều người.
+ Chữa bệnh cho người bị nặng hơn, không ngại bị Trần Anh Vương quở trách.
+ Được Trần Anh Vương ngợi khen tấm lòng lương y
→ Thái y dốc hết lòng để cứu người, không sợ quyền y, địa vị. Y đức ngời sáng của người thầy thuốc được mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng
- Trong những hành động của ông, điều làm em cảm phục nhất là Thái y nhận đi chữa bệnh cho người dân thường nhưng nguy kịch trước rồi mới đi chữa bệnh cho vua.
Bài 1:
Trong văn bản Thánh Gióng, em thích nhất chi tiết cậu bé 3 tuổi mà không biết nói cũng chẳng biết cười bỗng chốc trở thành 1 tráng sĩ mình đồng da sắt sau khi nghe tin nhà vua tìm người tài đánh giặc. Đây là hình ảnh tưởng tượng kì ảo, làm cho câu chuyện thêm phần sinh động đồng thời như đưa đọc giả lạc vào thế giới cổ tích đầy hứng thú. không những thế hình ảnh này còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. 1 con người nhỏ bé phút chốc trở nên to lớn và vĩ đại tượng trưng cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta. Khi đất nước bình yên họ là những người vui vẻ, chất phác, khi đất nước có giặc xâm lăng, họ vùng lên với tất cả sức mạnh vốn có, không màng đến hiểm nguy.Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )
Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.
Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.
Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hố’ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.
Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.
Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.
Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?
Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.
Ếch khi ở trong giếng:
Không gian trong giếng chật hẹp, không thay đổi
Cuộc sống nơi đó đơn giản, nhỏ bé.
Tự thấy mình oai phong to lớn hơn cả bầu trời.
Ếch là kẻ hiểu biết nông cạn, nhưng lại huênh hoang.
Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
+ Môi trường sống khi ở trong giếng: chật hẹp, xung quanh ếch cũng chỉ có những con vật nhỏ bé.
Môi trường sống khi ra ngoài: vô cùng rộng lớn.
+ Cách ra ngoài giếng là ý muốn khách quan của ếch.
+ Vì khi ở trong giếng rất chật hẹp, những con vật xung quanh ếch lại nhỏ bé nên chúng rất sợ ếch nên ếch nghĩ mình là một vị chúa tể. Và khi ra ngoài ếch vẫn giữ thói huênh hoang, kiêu ngạo đó.
+ Ếch chuốt lấy hậu quả: Ếch bị trâu giẫm bẹp.
+ Em rút ra bài học:
- Trong cuộc sống và trong học tập không được huênh hoang, kiêu ngạo, chủ quan, cần phải khiêm tốn.
- Phải học tập để mở rộng tầm hiểu biết.
- Không được coi thường người khác.
- Cần phải thích nghi với môi trường sống.
+ Em có nhận xét rằng cuộc sống của chú ếch quá chật hẹp, chỉ gói gọn trong cái giếng nhỏ bé. Vì vậy, ếch chỉ có được vốn hiểu biết cạn hẹp, dẫn đến thái độ coi thường người khác. Kết quả là chú bị trâu giẫm bẹp.
+ Vì ếch chỉ có thể ngắm bầu trời qua miệng giếng nhỏ nên nó tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung.
Mọi loài vật sống xung quanh nó đều nhỏ bé, mỗi khi ếch đi qua, chúng đều rất sợ hãi, Vì vậy ếch tưởng rằng mình oai như một vị chúa tể.
+ Qua đó cho thấy ếch chỉ biết được những điều mà nó thấy được trong cái giếng nhỏ hẹp, còn khi ra ngoài nó lại không biết gì cả.
Ếch nghĩ bầu trời bé bằng vung, nó to như chúa tể vì:
- Nó sống lâu năm dưới đáy giếng, nhìn thế giới bên ngoài qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.
- Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó
- Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật trong giếng sợ hãi nó.
⇒ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan
I-Văn bản
Câu 1
a) -TRUYỀN THUYẾT: Con rồng cháu tiên, Banh chưng bánh dày,thánh Gióng,Sơn tinh thủy tinh, sự tích hồ Gươm
-Cổ Tích:Sọ Dừa, Thạch Sanh, em bé thông minh, cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng
b) Thánh Gióng là người anh hùng được nhân dân tôn thờ, trân trọng và yêu quý. Gióng bất tử và là biểu tượng của đất nước văn lang. gióng không màng đến của cải vật chất và danh vọng. Giặc tan, Gióng bay thẳng về trời. thánh gióng là hình ảnh đẹp đẽ va kì lạ. thánh Gióng được thần thánh hóa nhằm thể hiện tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta. Gióng đến từ nhân dân,được nhân dân nuôi dưỡng và vì nhaan dân mà đánh giặc.Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tư tưởng yêu nước - tấm lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng, không truvện cố tích nào so sánh kịp. Bên cạnh đó, qua hình ảnh Thánh Gióng, chúng ta cũng có thể cảm nhận rõ được tư tưởng và văn hóa tryền thống của dân tộc ta từ thủa xa xưa.
Câu 2
a)
- Vì nó sống lâu năm dưới đáy giếng nhìn thế giới bên ngoài qua miêngj giếng nên nó tưởng bầu trời bằng chiếc vung
- xung quanh toàn những con vật nhỏ bé hơn nó
-Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật xung quanh sợ nó
=>Hoàn cảnh sống nhỏ bé, hạn chế, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn chủ quan
b) - môi trường sống hạn hẹp , tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới bên ngoài
- sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết
- từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo và sẽ phải trả cái giá đắt
Câu 3 Tóm tắt:
Ông Phạm Bân có nghề gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự Trần Anh Vương, ông đem của cải mua thuốc thang, trữ thóc để chữa cho người nghèo nên mọi người ai cũng quý trọng ông. Một hôm có người dân nghèo tới xin ông chữa gấp, đang lúc đó thì sứ thần Trần Anh Vương triệu ông vào khám cho quý nhân bị sốt, nhưng ông đã từ chối và đi chữa cho người đàn bà nguy kịch. Sau đó, ông tới gặp vương bày tỏ lòng thành, vương từ quở trách sang khen ngợi ông “là bậc lương y”. Về sau, con cháy ông đều làm quan lương y, được người đời ngợi khen.
a) truyện có: Thái y Phạm Bân, Vua trần Anh Vương, Người dân nghèo, quan trung sứ
b)+ Đem hết của cải, mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, chữa trị, cho cơm cháo cho người khổ
+ Dựng nhà cho người đói khát, bệnh tật, cứu sống nhiều người.
+ Chữa bệnh cho người bị nặng hơn, không ngại bị Trần Anh Vương quở trách.
+ Được Trần Anh Vương ngợi khen tấm lòng lương y
→ Thái y dốc hết lòng để cứu người, không sợ quyền y, địa vị. Y đức ngời sáng của người thầy thuốc được mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng
c)- Trong những hành động của ông, điều làm em cảm phục nhất là Thái y nhận đi chữa bệnh cho người dân thường nhưng nguy kịch trước rồi mới đi chữa bệnh cho vua mà không sợ quở trách
II- TIẾNG VIỆT
-ghẻ lạnh( Động từ):tỏ ra lạnh nhạt đối với người lẽ ra là thân thiết, gần gũi
-kinh ngạc( động từ):hết sức ngạc nhiên, sửng sốt trước điều hoàn toàn không ngờ
- nao núng( động từ) bắt đầu thay lung lay không còn vững vàng tinh thần
b)Nghĩa của từ được giải thích bằng cách: đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.
Câu 2
Từ thuần Việt: ông, bà ,cô , cậu, phố, sách, vở, táo, lê
từ mươn: các từ còn lại
Câu 3
số từ: mười tám, một
lượng từ: các, những, mấy vạn
III- TLV
cảm ơn bạn nhiều