K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I-Lí thuyết

1.Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền ở người?

2.Có quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái, quan niệm đó đúng hay sai ? Vì sao?

3.Việc sinh con trai hay con gái là do bố hay mẹ quyết định vì sao?

4.Người ta vận dụng mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình vào thực tiễn như thế nào?

5.Tại sao đột biến gen lại gây hại cho bản thân sinh vật.

6.Tại sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật

7.Hãy cho 4 VD trong thực tiễn về các giống cây trồng được tạo ra do chủ động gây đột biến mang lại hiệu quả kinh tế cao

II-Bài tập.

1.Cho giao phấn 2 cây cà chua thu được F1 gồm 350 cây quả đỏ và 119 cây quả xanh. Hãy xác định kiểu hình của hai câu cà chua bố mẹ

2.Ở người thuận tay phải trội hoàn toàn so với thuận tay trái. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai

3.Cho một đoạn gen có X=600 nucleotit, T=2/3 số X

  a)Tính chều dài của đoạn gen

  b)Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nucleotit của đoạn gen trên 

  c)Do tác nhân phóng xạ gen nên bị đột biến có số nucleotit loại xitozin là 595 và số nucleotit loại timin vẫn giữ nguyên. Hãy cho biết đây là dạng đột biến nào ? Chiều dài của gen dột biến có gì khác ban đầu?

  d)Do sốc nhiệt gen nên bị đột biến có số nucleotit loại xitozin là 610 và số nucleotit loại timin vẫn giữ nguyên. Hãy cho biết đây là dạng đột biến nào? Chiều dài của gen loại đột biến có gì khác với gen ban đầu

2
3 tháng 1 2021

Phần bài tập: 

Bài 1:

 F1 gồm 350 cây quả đỏ và 119 cây quả xanh -> F1 tỷ lệ 3 : 1 = 4 tổ hợp

P: Aa x Aa (quả đỏ x quả đỏ)

GP: (1A : 1a) x (1A : 1a)

F1: 1AA : 2Aa : 1aa

(3 quả đỏ : 1 quả xanh)

 

3 tháng 1 2021

Bài 3:

X = G = 600 nu

A = T = 600 . 2/3 = 400 nu

a.

L = 1000 . 3,4 = 340 Ao

b.

%A = %T = 400 : 2000 = 20%

%G = %X = 600 : 2000 = 30%

c.

Do tác nhân phóng xạ gen nên bị đột biến có số nucleotit loại xitozin là 595 và số nucleotit loại timin vẫn giữ nguyên.

=> Đây là dạng đột biến mất 5 cặp G - X

Chiều dài của gen đột biến giảm so với gen ban đầu

d.

Do sốc nhiệt gen nên bị đột biến có số nucleotit loại xitozin là 610 và số nucleotit loại timin vẫn giữ nguyên.

-> Đây là dạng đột biến thêm 10 cặp G - X 

Chiều dài của gen loại đột biến tăng so với gen ban đầu

ở một loài thực vật tính trạng chiều cao thân do một gen có 2alen quy định, tính trạng màu sắc do 1 gen khác nhau có 2alen quy định.l biết rằng tính trạng trội là trội hoàn toàn các cặp gen phân li độc lập, trong quá trình thí nghiệm không phải ra hiện tượng đột biến. a, trong một thí nghiệm khi cho hai cây thân cao quả đỏ (P) giao phấn thu được F1 có tổng số 4000 cây với 4 loại kiểu hình...
Đọc tiếp

ở một loài thực vật tính trạng chiều cao thân do một gen có 2alen quy định, tính trạng màu sắc do 1 gen khác nhau có 2alen quy định.l biết rằng tính trạng trội là trội hoàn toàn các cặp gen phân li độc lập, trong quá trình thí nghiệm không phải ra hiện tượng đột biến. 
a, trong một thí nghiệm khi cho hai cây thân cao quả đỏ (P) giao phấn thu được F1 có tổng số 4000 cây với 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó kiểu hình thân thấp quả trắng có 250 cây. hãy biện luận tìm kiểu gen của P và viết sơ đồ lai minh họa. 
b, trong một thí nghiệm khác người ta đem lai hai cây ở F1 nói trên có kiểu gen khác nhau tự thụ phấn thu được F2 gồm 27 Thân cao, quả đỏ; 9 Thân cao, quả trắng; 9 thân thấp, quả đỏ ;435  thân thấp, quả trắng. em hãy biện luận để xác định kiểu gen kiểu hình của hai cây F1 đem lại và tỉ lệ mỗi loại kiểu gen là bao nhiêu

0
9 tháng 11 2016

Bài 12

1:Cơ chế: Bố cho 1 NST X, mẹ cho 1 NST X =>con trai

Bố cho 1 NST Y,mẹ cho 1 NST X =>con gái

Vậy quan niệm người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là sai. Vì ở người, mẹ có cặp NST là XX => chỉ có thể cho NST X.

2:Vì; +Đàn ông có 2 loại tinh trùng với số lượng ngang nhau

+ 2 loại tinh trùng này tham gia thụ tinh với xác xuất ngang nhau

+Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau(điều kiện thuận lợi)

3:Người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì người ta đã nắm được chính xác cơ chế xác định giời tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính.Điều này có ý nghĩa tăng trưởng trong chăn nuôi.

Bài 23:Cơ chế hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST (2n+1) và (2n-1) là:

_ Trong cơ thể bố hoặc mẹ có 1 cặp NST không phân li tạo ra 2 giao tử bất bình thường là 1 giao tử chứa 2 NST của 1 cặp NST tương đồng nào đó còn 1 loại giao tử không chứa NST nào của cặp NST tương đồng nào đó.

_ Sự kết hợp giữa giao tử bình thường và giao tử bất bình thường thì tạo ra thể dị bội (2n+1) và (2n-1).

3:Hậu quả là gây biến đổi hình thái( hình dạng, màu sắc, kích thước...), gây bệnh NST ở người( bệnh Đao, Tớc- nơ ).

19 tháng 11 2016

Bài 12: cơ chế xác định giới tính

1/ cơ chế sinh con trai,con gái:

-bố cho giao tử X kết hợp với giao tử X của mẹ →con gái

-bố cho giao tử Y kết hợp với giao tử X của mẹ→con trai

-quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai vì người mẹ có cặp nhiễm sắc thể XX chỉ có thể cho giao tử X

2/ trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1 vì:

- hai loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau

-tinh trùng X và Y tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau

3/

-người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì:người ta nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình này.

-việc này có ý nhĩa trong chọn giống ,giúp tạo ra các giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao,góp phần làm cho nền chăn nuôi phát triển mạnh hơn

Bài 23: đột biến số lượng nhiễm sắc thể:

1/

cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST (2n+1) và(2n-1) là do sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó ở bố hoặc mẹ.kết quả tạo ra 1 giao tử có cả hai NST của một cặp, và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó,hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường(n) trong thụ tinh tạo ra thể 3 nhiễm hoặc thể 1 nhiễm.

3/hậu quả của đột biến dị bội:

-đột biến dị bội gây tác hại cho bản thân cơ thể sinh vật,tạo ra các bệnh hiểm nghèo,làm giảm sức sống cơ thể và có thể làm cho sinh vật tử vong

1 tháng 11 2021

- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người được giải thích dựa trên cơ chế xác định giới tính. Đó là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Giải bài 2 trang 41 sgk Sinh 9 | Để học tốt Sinh 9

    (A là cặp NST thường, XX là cặp NST giới tính nữ, XY là cặp NST giới tính nam).

- Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là không đúng vì qua giảm phân người mẹ chỉ sinh ra một loại trứng (mang NST X), còn người bố cho ra hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y). Sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng mang NST X sinh ra con gái, còn sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng mang NST Y sẽ sinh ra con trai. Như vậy chỉ có con trai có NST Y quyết định giới tính nam, ở nữ không có NST Y quyết định giới tính nam nên quan niệm trên là sai.

- Nam giới khó kết hôn, kết hôn muộn, thậm chí là không thể kết hôn do không tìm được bạn đời dẫn đến phải tìm cô dâu là người nước ngoài. Trong khi việc kết hôn với người nước ngoài cũng có nhiều vấn đề nảy sinh như: khác biệt lớn về văn hóa, ngôn ngữ… sẽ dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đối với gia đình, phân biệt đối xử và mất bình đẳng giới. Ngoài ra, mặc dù đã đến tuổi kết hôn nhưng họ không lấy được vợ vì thiếu phụ nữ, dễ dẫn đến gia tăng tội phạm về tình dục, lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ; tăng tệ nạn mại dâm, hiếp dâm phụ nữ… tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh xã hội, gây bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội.

1 tháng 11 2021

*Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:

- Bố cho 1 NST X, mẹ cho 1 NST X → con trai

- Bố cho 1 NST Y, mẹ cho 1 NST X → con gái

- Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai vì người mẹ có cặp nhiễm sắc thể XX chỉ có thể cho ra giao tử X.

- Nam giới đến tuổi kết hôn nhưng không lấy được vợ vì thiếu phụ nữ, dễ dẫn đến gia tăng tội phạm về tình dục, lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ; tăng tệ nạn mại dâm, hiếp dâm phụ nữ… tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh xã hội, gây bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội. (Câu này có tham khảo)

14 tháng 12 2021

tk:

Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồngngười ta có thể gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng mất đoạn nhỏ.

14 tháng 12 2021

 23 . Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng, người ta có thể gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng mất đoạn nhỏ NST.

Ở một loài thực vật gen A quy định định Thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B  quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả màu vàng. 2 cặp gen nằm  trên hai nhiễm sắc thể khác nhau. quá trình giảm phân diễn ra bình thường không có xảy ra đột biến.a, cho các cây thân cao quả màu đỏ mang hai cặp gen dị hợp lai với bốn cây giả sử thu được kết...
Đọc tiếp

Ở một loài thực vật gen A quy định định Thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B  quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả màu vàng. 2 cặp gen nằm  trên hai nhiễm sắc thể khác nhau. quá trình giảm phân diễn ra bình thường không có xảy ra đột biến.
a, cho các cây thân cao quả màu đỏ mang hai cặp gen dị hợp lai với bốn cây giả sử thu được kết quả như sau 
khi lai với cây 1 ở thế hệ con lai F1 có 1501 Thân cao, quả màu đỏ ;1499 Thân cao, quả màu vàng 
khi lai với cây 2 ở thế hệ con lai F1 có 4 kiểu hình với tỉ lệ: 3 Thân cao, quả đỏ 1 Thân cao, quả màu vàng; 3 thân thấp, quả màu đỏ 1 thân thấp, quả màu vàng 
khi lai với cây thứ Ba ở thế hệ con lai F1 có 100% kiểu hình Thân cao quả, màu đỏ 
khi lai với cây 4 ở thế hệ con lai có con lai F1 có 6,25% kiểu hình thân thấp, quả màu vàng
 biện luận và xác định kiểu gen của cây một, cây hai, cây ba, cây 4 khi mang cây hai ở phép lai trên lai với cây có kiểu hình Thân cao, quả đỏ chưa biết kiểu gen tỉ lệ kiểu hình ở đời con có thể như thế nào Giải thích

0
7 tháng 9 2016

Kí hiệu AA: quả tròn; Aa: quả dẹt; aa: quả dài

B-: quả ngọt; bb quả chua

a) 2 cây thuần chủng mang các cặp gen tương phản lai với nhau:
P: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB thì F1 đều được AaBb (quả dẹt, ngọt).

F1 lai phân tích: AaBb x aabb →Fa: (Aa:aa)(Bb:bb) = AaBb:Aabb:aaBb:aabb

Kiểu hình: 1 dẹt ngọt:1 dẹt chua: 1 dài ngọt: 1 dài chua

b) P: ♂ dài,chua (aabb) x ♀ chưa biết kiểu gen → F1: dẹt, ngọt (AaBb)

→ cây ♀ AABB

Sơ đồ lai:

P: ♂ dài,chua (aabb) x ♀ dẹt ngọt (AABB) → F1: dẹt, ngọt (AaBb)

12 tháng 9 2021

chỉ tham khảo thôi, đây chỉ là cách làm tương tự

P khác nhau -> F1 100% to, ngọt -> to, ngọt trội hoàn toàn so với nhỏ, chua

Quy ước:

A quả to

a quả nhỏ

B vị ngọt

b vị chua

F1 đồng tính => P thuần chủng => F1 dị hợp AaBb

F2 kiểu hình xấp xỉ 3 to ngọt: 3 to chua: 1 nhỏ ngọt: 1 nhỏ chua = (3 to: 1 nhỏ)(1 chua: 1 ngọt)= (3A-:1aa)(1B-:1bb)

=> 2 cặp gen quy định kích thước và mùi vị quả nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau (bị chi phối bởi quy luật phân li độc lập)

F1 Aa x ? -> 3A-:1aa => F1 Aa x Aa (1)

F1 Bb x ? -> 1B-:1bb => F1 Bb x bb (2)

Từ (1)(2) suy ra

F1 AaBb x Aabb

Vậy KG cây I là Aabb (KG cây F1 là AaBb)

12 tháng 9 2021

1 cặp tính trạng mà