Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Những cảnh vật xuất hiện trong bài thơ là:
- Sắc hoa
- Cánh cò
- Lũy tre
- Cây đa
- Trái mơ( trái cây )
- Quả bòng ( trái cây)
- Hạt mưa
- Gợn nc Tây Hồ
Mình đang liệt kê theo thứ tự đó
b) Bài thơ ca ngợi bàn tay lao động tài hoa của các nghệ nhân Bát Tràng trong việc làm ra các sản phẩm gốm có hoa văn hài hòa, đẹp đẽ. Ca ngợi vẻ đẹp của lao động đối với cuộc sống.
Mình ko chắc lắm đâu. Có gì sai bỏ qua nha😆😆😆😆😆
Những cảnh vật được tả trong bài: tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học, cây gạo, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.
Điền thêm từ ngữ thích hợp vào ô trống để tạo thành hình ảnh so sánh.
a) Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo thổi.
b) Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.
Bài tham khảo số 1:
Em thích nhất là hình ảnh thơ "Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa". Đất không thể tự mình nở ra sắc hoa (tức là những cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò lá trúc, trái mơ, quả bòng, hạt mưa,...) mà là người nghệ nhân đã vẽ lên đất cao lanh. Dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, những cảnh đẹp bình dị của quê hương hiện lên như muôn ngàn sắc hoa của trời đất. Câu thơ vừa ca ngợi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân, vừa ca ngợi cảnh đẹp thân thuộc của làng quê Việt Nam.
(Theo Phạm Thị Ánh Nguyệt)
Bài tham khảo số 2
Bút nghiêng lất phất hạt mưa. Bút chao, gợn nước Tây Hổ lăn tăn" là hình ảnh thơ mà em thích nhất. Hai câu thơ cho ta thấy người nghệ nhân Bát Tràng rất mực tài hoa. Với cây bút giản dị, bàn tay khéo léo ấy chỉ khẽ nghiêng thôi là trên nền đất cao lanh hiện ngay ra những hạt mưa lất phất, bay nhẹ nhàng nghiêng theo chiều gió. Bàn tay khéo léo ấy chỉ khẽ chao bút là hàng ngàn gợn sóng lăn tăn của Tây Hồ hiện ra thật êm dịu, nên thơ. Những cái "nghiêng", cái "chao" ấy là cả một nghệ thuật mà những người bình thường không thể làm được.