Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.
Giai cấp thống trị là : Vua , quan lại , địa chủ .
Giai cấp bị tri là : Nông nô , nô tì
a! mình bt
giai cấp thống trị là; vua , quan địa chủ.
giai cấp bị trị là;nông dân và nô tì.
* Sự hình thành của thành thị:( Nguyên nhân)
- Do sản xuất phát triển, Tây Âu xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa. Giờ đây, sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.
- Trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ.
⟹ Để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán. Các thành thị ra đời. Có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.
* Trong thành thị:(Tổ chức)
- Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
- Họ lập ra phường hội, thương hội nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi và đấu tranh chống sự áp bức và sách nhiễu của lãnh chúa địa phương.
bài 1:
Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến cuối thế kỉ V thì bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống tiêu diệt. Khi vào lãnh thổ người Rô-ma, người Giéc-man đã lập nên nhiều vương quốc mới của họ
Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời cũng được phong các tước vị cao
Những người có ruộng đất, có tước vị là lãnh chúa, còn nô lệ và nông dân thì biến thành nông nô. Xã hội phong kiến ở Châu Âu được hình thành
Bài 2
a)Từ cuối thế kỉ XI, do hàng thủ công sản xuất ra chợ ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất.Từ đó xuất hiện các thành thị trung đại
b)Trong thành thị cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buon bán sản phẩm
Các quốc gia cổ đại tại Châu Âu , đặc biệt là đế quốc Rô-ma dần suy yếu từ thế kỉ V . Tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm , bắt đầu từ Rô-ma . Họ lập ra các vương quốc mới , chia ruộng đất mà đã chiếm được và phong tước cho một số người thân cận , họ du nhập Ki-tô giáo vào Châu Âu . Xã hội theo đó cũng thay đổi . Xã hội phân hoá thành hai giai cấp chính là : Lãnh chúa và nông dân . Từ đó xã hội phong kiến tại Châu Âu hình thành .
- Nhân cơ hội đế quốc Rô-ma suy yếu, người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm Rô-ma.
- Người Giéc-man đã:
+ Thành lập nên nhiều vương quốc mới.
+ Chia ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ cho nhau.
+ Phong tước cho những tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
+ Du nhập Ki-tô Giáo vào Châu Âu.
- Xã hội phân hóa:
+ Những người vừa có ruộng đất, tước vị -> Trở nên quyền thế, giàu có.
---> Lãnh chúa phong kiến.
+ Nô lệ và nông dân của Rô-ma cũ.
---> Nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa.
=> Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành.
~~~ Chúc bạn học giỏi nhé! ^.^ ~~~
Khoảng cuối thế kỉ IX các bộ tộc người giéc-man từ phương bắc xuống chiếm lãnh thổ của người rô-ma
\(+\) họ lập ra nhìu vương quốc mới
\(+\)đồng thời họ chia ruộng đất và phong tước cho nhau ai cướp lấy được nhìu thì được phong chức lớn ai k cướp được thì bị bắt lm nô lệ
\(+\)Sau đó họ đã tiếp thu một đạo giáo mới đó là ki-tô-giáo
\(+\)Xã hội châu Âu đã biến đổi lãnh chúa và nông nô hình thành
\(+\)Kéo theo đó xã hội phong kiến châu Âu dk xác lập
Câu 6:
Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :
- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).
Chủ nghĩa tư bản bắt ngưồn từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu, từ thế kỷ XIII, tuy nhiên các mầm mống của nó đã có từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại. Sự khôi phục lại văn hóa cổ thời Phục Hưng, sự chật hẹp của nền sản xuất phong kiến không kích thích tự do làm giàu, các phát minh kỹ nghệ và phát kiến địa lý tạo đà cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Sự xuất hiện của đạo Tin Lành cởi mở và thoát ly lý thuyết khổ hạnh của Thiên chúa giáo, và sự ủng hộ của giai cấp phong kiến để họ có tiền chi trả cho các hoạt động của Nhà nước và hưởng thụ cũng thúc đẩy cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy nhiên thời gian đầu, chủ nghĩa tư bản phải dựa vào giai cấp phong kiến để tồn tại, nên chịu sự kiểm soát chặt của Nhà nước. Giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do (hay rộng hơn là chủ nghĩa tự do kinh tế) gắn với sự ra đời của các nhà nước dân chủ (hay dân chủ tư sản) và sự phát triển của chủ nghĩa tự do, bao gồm tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản thời kỳ này phát triển mạnh nhất, thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao động, đã biến nhiều quốc gia trở thành các cường quốc kinh tế, tuy nhiên gây ra sự phân hóa xã hội sâu sắc, kể cả bóc lột nhân công thường thấy. Các tư tưởng cải tạo chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa xã hội phát triển. Từ cuối thế kỷ XIX trở đi, nhà nước từ chỗ hầu như không can thiệp kinh tế, thì lại can thiệp mạnh mẽ vào cơ chế thị trường, điều chỉnh thu nhập, sau đó là một quá trình quốc hữu hóa lớn diễn ra ở một số nước. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền do sự sáp nhập các doanh nghiệp tạo nên các tập đoàn kinh tế gần như không chịu sự cạnh tranh mang tính tự nhiên cũng là một đặc điểm trong giai đoạn thứ ba này. Thời kỳ này, theo nhận định của Lenin, chủ nghĩa tư bản đã trở thànhchủ nghĩa đế quốc, đẩy một dân tộc này đánh một dân tộc khác. Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, sự can thiệp vào nhà nước vào kinh tế và quá trình quốc hữu hóa lại đẩy lên một tầm cao hơn, cho dù vẫn tồn tại kinh tế thị trường và đa thành phần kinh tế ở "các nước tư bản" phát triển. Từ thập niên 1980 lại một xu hướng khác, là quá trình tư hữu hóa và cắt giảm an sinh xã hội do sự khủng hoảng nền kinh tế. Sự hồi sinh của chủ nghĩa tư bản mở đầu bởi các nhà bảo thủ mới như Reagan ở Mỹ và Thatcher ở Anh, lan rộng ra phần lớn thế giới. Tuy nhiên có một trào lưu khác như tại Mỹ la tinh, quá trình quốc hữu hóa lại diễn ra tại một số nước. Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã ra tăng sự can thiệp của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế ở một số nước, nhưng cơ bản không có một quá trình quốc hữu hóa ồ ạt nào diễn ra.
bn vui lòng tự chọn lọc ý để tóm tắt cho gọn lại nhé . hơi dài dòng tí
chúc bn học tốt
giup minh voi mai kiem tra 1 tiet roi