K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2016

Trời đã tối, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Giây phút đón giao thừa sắp đến. Vậy mà chúng tôi vẫn cùng cô bé tội nghiệp rong ruổi qua từng con phố. Chúng tôi tự nhủ hãy nằm yên, nằm yên và cầu nguyện để tất cả chúng mình sẽ đi về nhà ai đấy. Chỉ có vậy và chỉ có vậy thôi, cô chủ mới được về nhà để đón Tết trong ấm cúng.

Thế nhưng thật oái oăm thay. Đêm ba mươi, ai còn đi mua diêm làm chi nữa. Giờ này họ đã yên ổn cả rồi. Họ đang ngồi bên lò sưởi và chờ đến giờ phá cỗ. Chúng tôi biết vậy và cả cô chủ nhỏ tội nghiệp của chúng tôi cũng thế. Nhưng cô vẫn cứ đi, lang thang trong rét mướt và hy vọng. Niềm hy vọng ấy trong cái đêm nay thật quá nhỏ nhoi. Vậy mà nó chỉ chực chờ để tan biến mất.

Trời đã về khuya. Và chúng tôi cảm thấy đôi bàn tay của cô chủ đang cứng lại. Cô dừng lại và ngẫm nghĩ về một điều gì đó. Bỗng đột nhiên, cô rút một trong số chúng tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của chúng tôi bén lửa rất nhanh loáng qua rồi biến đi trên nền than hồng rực. Chúng tôi không biết cô bé nghĩ gì nhưng ánh mắt cô bé rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải.

Cô bé duỗi chân ra nhưng đờ đẫn nhìn que diêm vụt tắt. Cô lại bần thần và suy nghĩ hồi lâu. Chắc cô bé đang lo không bán được diêm, về nhà sẽ bị cha chửi mắng.

Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai. Lửa lại cháy và sáng rực. ánh mắt cô bé lại vui lên. Khuôn mặt đỏ hồng rạng rỡ. Nhưng không đầy một phút sau, anh bạn tôi vụt tắt. Trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường lạnh lẽo, dày đặc, tối tăm. Phố xá vẫn vắng teo và lạnh buốt. Tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi hò hẹn.

Cô chủ không còn nghĩ về cha. Cô không còn sợ. Cô quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này cảm giác như anh bạn của chúng tôi bốc cháy lâu hơn. Niềm vui cũng dừng lại trên khuôn mặt của cô chủ tôi lâu hơn đôi chút. Không biết lúc này cô bé đang nghĩ đến cái gì, đến cây thông Nô-en hay đến người bà yêu quý.

Cô bé lại quẹt thêm một que diêm nữa. Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Cô bé cười và reo lên hạnh phúc:

- Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy. Nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây. Trước khi bà về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết nhường nào. Dạo ấy bà từng chủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.

Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Thế là cái ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Và chúng tôi nhận ra trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá và cầu mong sao cho đêm giao thừa qua thật là nhanh.

Sáng ngày mùng một, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng và chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Chúng tôi - những que diêm còn sót lại trong túi của cô chủ đêm qua bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người phụ nữ:

- Cháu bé ơi! Cháu bé ơi! Cháu là con cái nhà ai mà ra nông nỗi thế này.

Người đi đường cũng bắt đầu xúm lại. Họ tò mò đoán và ngắm nghía cô gái có đôi má hồng và đôi môi đang cười mỉm nằm giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết hẳn. Người đàn bà khi nãy rẽ đám đông ra để chen vào. Tay bà mang theo một cốc sữa đang còn nóng và một chiếc áo lông cừu đang còn mới. Uống một cách khó khăn vài ngụm sữa, cô chủ đã mơ màng tỉnh lại. Mấy người đàn ông giúp người phụ nữ đưa cô chủ về một ngôi nhà nhỏ rồi họ tản mác đi chơi. Bây giờ cô chủ đã tỉnh hẳn và đang ngồi bên lò sưởi.

Cả 2 bài đều đúng với yêu cầu đề cho bạn nha!

17 tháng 10 2016

Đêm giao thừa, mọi người sum họp dưới mái ấm gia đình để cùng nhau tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới trong không khí thiêng liêng, ngập tràn hạnh phúc. Riêng cô bé mổ côi mẹ, đầu trẩn, chân đất, váy áo phong phanh, bụng đói meo đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt ngày hòm nay, cô bé chẳng bán được bao diêm nào cả. Cô sợ về nhà, người cha tàn nhẫn sẽ đánh đòn.
 
 Lúc này, quang cảnh xung quanh đẹp đẽ, ấm áp lạ thưởng. Cửa sổ mọi nhà đểu sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Những hình ảnh ấy gợi cho cô bé nhớ lại năm xưa được đón giao thừa cùng bà nội trong căn nhà xinh xắn có đầy dây thường xuân bao quanh. Nhưng rổi những tai họa liên tiếp xảy ra khiến gia đình cô tan nát.
 
Cô bé đói và rét lắm! Giờ đây, cô ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà để tránh những cơn gió rét như roi quất vào da thịt. Cô không muốn về nhà, vì ở nhà thì cũng vẫn đói rét như ở ngoài đường. Hai cha con cô bé sống trên căn gác sát mái và mặc dầu đã nhét gỉẻ rách vào các khe hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà.
 
 Giữa đêm cuối năm buốt giá, cô bé lủi thủi một mình với chiếc giỏ đựng diêm vẫn còn nguyên. Đôi bàn tay nhỏ xíu cứng đờ vì lạnh. Cô ao ước được sưởi ấm, dù một chút thôi, bằng những que diêm. Cô rút một que diêm, tôi rơi ra theo, nằm ngay trên mặt giỏ. Cô bé quẹt que diêm vào tường, que diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.

 Ngọn lửa soi tỏ niềm vui sáng ngời trong đôi mắt xanh tuyệt đẹp của cô bé tội nghiệp. Hơ bàn tay trên que diêm cháy sáng rực như than hồng, cô bé tưởng như đang được ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đổng bóng nhoáng, Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Cô bé nghĩ: “Chà! Khỉ tuyết rơi phủ kín mặt đất, gió bấc thổi hun hút, trong đêm đông rét buốt mà được ngồi hàng giờ như thế trước một lò sưởi thì khoái biết bao!”.  Nhưng cô bé vừa duỗi chân ra thì ngọn lửa vụt tắt. Que diêm đã tàn hẳn. Hình ảnh lò sưởi cũng biến mất. Cô bé bần thần nhớ ra rằng cha bắt mình đi bán diêm. Vậy mà! Một thoáng sợ hãi vụt qua trong óc cô bé.  Những hình ảnh đẹp đẽ do cô tưởng tượng ra khi ngắm nhìn ngọn lửa ở đầu que diêm thứ nhất cháy sáng rực đã lôi cuốn, thúc giục cô bé đốt que diêm thứ hai. Cô muốn được tiếp tục sống trong thế giới kì diệu ấy. Trước ánh lửa bập bùng, bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Cô bé nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, Khăn trải bàn trắng tỉnh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điểu kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, nĩa cắm trên lưng, tiến về phía cô.  Một ngọn gió ào qua, que diêm phụt tắt. Trước mặt cô bé vẫn là bức tường xám xịt và lạnh lẽo. Những ảo ảnh tươi đẹp chỉ  hiện ra trong giây lát, còn cái đói, cái rét và bóng tối vẫn vây bủa, hành hạ cô bé đáng thương.  Tuy vậy, cô bé vẫn không ngừng ao ước. Cô muốn đêm Giáng Sinh mình cũng có một cây thông Nô-en thật lớn, trang trí lộng lẫy. Cô quạt que diêm thứ ba. Bỗng nhiên, một cây thông giống y như thế hiện ra trước mắt cô. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi. Rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức tranh bày trong các tủ kính cũng hiện ra, đẹp tuyệt vời! Que diêm vụt tắt. Xung quanh cô bé vẫn là những bức tường lạnh lẽo và đêm tối. Cô chợt nghĩ đến người bà hiền hậu rất yêu thương cô. Nhưng ? bà dã mất rồi! Cô muốn được gặp bà biết bao! 

 Cô bé tiếp tục bật que diêm thứ tư. Người bà kính yêu hiện ra trong ánh lửa lung linh với nụ cười hiền hậu. Cô bé tha thiết năn nỉ: “Bà ơi! Bà cho cháu đỉ theo với! Cháu biết que diêm này mà tắt thì bà cũng sẽ biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cầy thông Nô-en lúc nãy; nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này! Trước đây, lúc bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy, bà đã từng nhủ cháu rằng nếu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu được về với bà. Chắc Người không từ chối đâu!”.
 Que diêm cháy đến tận đầu ngón tay cô bé, nóng bỏng. Ngọn lửa đã tắt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cò bé cũng biến mất.

Lần thứ năm, cô bé quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Cô muốn níu kéo bà để được bà cho.đi theo đến một thế giới không còn đói rét và đau khổ. Các que diêm nối nhau cháy sáng như ban ngày. Chưa bao giờ cô bé lại thấy bà mình to lớn và đẹp lão như lúc này. Bà nhẹ nhàng cầm lấy tay cô bé rồi hai bà cháu cùng bay vút lên cao, cao mãi. Chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.

 Sáng hôm sau, mọi người vui vẻ  kéo nhau ra đường đón mừng năm mới. Rổi vài người phát hiện ra một cô bé có đôi má hồng hào và đôi môi đang mỉm cười. Cô bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Họ bảo nhau: “Con bé đã đốt hết một bao diêm. Chắc nó muốn sưởi cho ấm". Một òng khách nhặt que diêm còn sót lại rơi trên nắp giỏ, nói lớn: “Ô! Nó bỏ sót một que đây này !”. Vâng ! Que diêm đó chính là tôi. Vì thế mà tôi đã chứng kiến đầu đuôi câu chuyện về cô bé bán diêm vô cùng đáng thương ấy.Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!
18 tháng 10 2016

Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.

Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: “Chào bác”. Tôi đáp lại:
- Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!
- Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới:
Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng con chó lắm kia mà; Một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho con chó của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
- Thế nó cho bắt à?
- Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.
- Khốn nạn! nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn con chó rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mườn tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược con chó lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
- Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.
- Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi con chó để bầu bạn hằng đêm. Có con chó đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:
- Không có kiếp gì là sướng cả!Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!
- Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
- Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
- Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Vậy là lão Hạc lại lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.

Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!

18 tháng 10 2016

à cái này mik mới thi sấng qua nè

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:          "Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.          Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

          "Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.

          Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế."

Văn bản được xác định ở câu 1 là tiếng lòng của nhà văn hướng tới những số phận đau khổ trong cuộc đời. Ai cũng cần được yêu thương, ai cũng cần được chia sẻ. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nêu một số việc mà em đã làm để chia sẻ với cộng động, với những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình.

Các bn giúp mk với. Mk đang cần gấp. Helpppppppppppppppp

0
  Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:“Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã...
Đọc tiếp

  Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
         Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy , ở một xó tường người ta thấy có một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười . Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa” .

 (“Ngữ văn 8, tập một, NXB 2010)

a. Em hãy cho biết sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách viết đó?

 b. Dựa vào văn bản “Cô bé bán diêm” của An-đéc -xen, em hãy viết một đoạn văn  theo cách lập tổng - phân - hợp, nêu cảm nhận của em về ý nghĩa hình tượng ngọn lửa diêm trong đoạn  trích, trong đó có sử dụng một tình thái từ , một câu bị động (gạch chân – chú thích).

0
Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi:Chà ! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt…(An-đéc-xen. Truyện An-đéc-xen, NXB Văn...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi:
Chà ! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt…
(An-đéc-xen. Truyện An-đéc-xen, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1963).

Câu 1: Nội dung đoạn trích nói về sự việc nào?

Câu 2: Em hãy cho biết: “ Chà!” thuộc kiểu câu nào?

Câu 3: Qua đoạn trích Cô bé bán diêm của An-đéc-xen, hãy chỉ ra rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra theo thứ tự hợp lý.

Câu 4: Viết đoạn văn nêu ý nghĩa ngọn lửa diêm trong văn bản: “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen.

0
Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.           Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.         ...
Đọc tiếp

Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.

          Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.

          Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

         Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

                                                              (Ngữ văn 8, tập Một).

Câu 1. Dựa vào đoạn văn trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp nêu cảm nhận của em về cái chết của cô bé bán diêm. Đoạn văn có sử dụng câu bị động và thán từ (gạch chân và chú thích).

Câu 2. Theo em, vì sao tác giả không đặt tên cho nhân vật của mình trong truyện?

Câu 3: Cho câu văn: “Qua những mộng tưởng đẹp lung linh trong ánh lửa diêm, ta không chỉ thấy những ước mơ, khao khát về một mái ấm hạnh phúc của tuổi thơ mà ta còn xót xa trước số phận của một em nhỏ bất hạnh”. Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu), phân tích những mộng tưởng của cô bé. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và dấu hai chấm. (Chú thích rõ câu ghép và dấu hai chấm) 

0
30 tháng 7 2021

Tham khảo

Cô bé đã trải qua 4 lần quẹt diêm với những tưởng tượng lần lượt xuất hiện

+ Lần thứ nhất, vì em đang rét nên “Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”

+ Lần thứ hai, em đang đói, nên mơ ước “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”.

+ Lần thứ ba, khi đã được ấm, no trong tưởng tượng, em ước “một cây thông Nô-en. Cây nỳa lớn và lộng lẫy… Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng”

+ Lần tiếp theo, “em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”.

+ Lần cuối cùng, vì muốn níu bà ở lại, “em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ càm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi”.

Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mộng tưởng đến với em. Lần thứ nhất, em thấy lò sưởi; lần thứ hai em thấy bàn ăn và con ngỗng quay; lần thứ ba em thấy cây thông noel hiện ra, lần thứ tư bà hiện về,vì sợ bà đi mất nên cô bé đã quẹt hết một bao diêm để níu giữ bà ở lại. Cuối cùng cô bé đã chết vì trời lạnh. Tham Khảo