Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cậu tham khảo:
Theo em , lối học " đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi " là ko phù hợp trong xã hội đg phát triển như nước ta . Bởi vì , đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển kinh tế và cần rất nhiều những danh tài . Và những danh tài này phải thật sự thông minh và có trí thức chứ ko phải kiểu học xuông và học theo trào lưu. Khi học theo hình thức " hòng cầu danh lợi " sẽ có rất nhiều tác hại cho bạn thân . Ví dụ như lối học này sẽ khiến chúng ta nảy sinh ra các cảm xúc tiêu cực như ghen ghét, đố kị làm cho xã hội kém văn minh . Vì vậy , khi học ta phải biết cách học đúng đắn và tránh trường hợp học theo kiểu " hòng cầu danh lợi "
Tham khảo:
Lối học hình thức hòng cầu danh lợi không phù trong xh phát triển hiện nay vì
- Lối học hình thức không thể giúp con người phát triển toàn diện
- xh đang sống , nên khoa học , công nghệ đang phát triển mạnh mẽ > Con người càng phải học tập chân chính đẻ thích nghi với các đk đó
Lối học hình thức hòng cầu danh lợi không phù trong xh phát triển hiện nay vì
- Lối học hình thức không thể giúp con người phát triển toàn diện
- xh đang sống , nên khoa học , công nghệ đang phát triển mạnh mẽ > Con người càng phải học tập chân chính đẻ thích nghi với các đk đó
Lối học theo hình thức hòng cầu danh lợi hoàn toàn không phù hợp với xã hội đpt hiện nay vì:
- Lối học đó hoàn toàn không giúp con người phát triển toàn diện về mặt tri thức lẫn nhân cách.
- Lối học đó là lối học tủ, học vẹt, học cho có, cho được danh tiếng, lợi lộc mà không hiểu được sâu xa kiến thức cũng không áp dụng được vào thực tiễn.
- Xã hội vẫn đang sống, phát triển mạnh mẽ về khoa học, công nghệ, kĩ thuật, đời sống.
=> Tất cả điều đó thôi thúc con người cần có cố gắng học tập, rèn luyện tư duy, tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn để có bản lĩnh học tập, chia sẻ, hòa nhập, thích nghi với xã hội.
Hiện nay việc 1 số người "đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi". Vậy, theo em lối học đó có phù hợp cho xã hội đang phát triển như nước ta hay không? (7-10 câu)
Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) tên chữ là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, được người đương thời gọi một cách kính trọng là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, ông là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt và ra làm quan dưới triều Lê, nhưng sau đó vì bất bình nên cáo quan về nhà dạy học.
Sau khi lên ngôi vua, Nguyễn Huệ mấy lần viết thư, tha thiết mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác với triều Tây Sơn nhưng vì nhiều lí do, ông chưa nhận lời. Ngày 10 tháng 7 niên hiệu Quang Trung năm thứ tư (1791), nhà vua lại viết chiếu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân hội kiến vì quốc sự có nhiều điều cần bàn nghị. Lần này, La Sơn Phu Tử bằng lòng, ông làm bài tấu nêu ý kiến của mình về ba việc lớn mà bậc quân vương nên làm. Một là bàn về Quân đức (đạo đức của vua): Mong bậc đế vương một lòng tu đức lấy sự học vấn mà tăng thêm tài, bởi sự học mà có đức. Hai là bàn về Dân tâm (lòng dân) : Dân là gốc, gốc vững, nước mới yên. Ba là bàn về Học pháp (phép học). Đoạn trích này là phần thứ ba của bài tấu, nội dung bàn luận về phương pháp học tập. Qua bài tấu dâng lên vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp bày tỏ sự quan tâm và chủ kiến của mình về việc chấn chỉnh sự nghiệp giáo dục của quốc gia.
Trước hết, chúng ta nên hiểu sơ qua về thể loại tấu. Tấu là một loại văn bản của quan lại hoặc của thần dân trình lên vua chúa để trình bày một ý kiến, đề nghị nào đó có liên quan đến chính sách cai trị hoặc các vấn đề quan trọng của triều đình, quốc gia. Cùng dạng với loại văn bản này còn có nghị, biểu, khải, sớ… Tấu có thể được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, theo hình thức văn xuôi hay văn biền ngẫu.
Ở bài tấu này, Nguyễn Thiếp trình bày quan điểm về phép học qua hai luận cứ: Bàn về mục đích của việc học và tác dụng của phép học.
Trong phần mở đầu, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nêu mục đích quan trọng của việc học bằng cách so sánh việc dạy người cũng giống như việc mài đá thành ngọc: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Ông khẳng định chỉ có học tập thì con người mới trở nên hoàn thiện, tốt đẹp. Học tập là một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Kẻ đi học là học luân thường đạo lí để làm người. Vậy đạo là gì? Tác giả giải thích: Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Đạo học ngày trước lấy mục đích rèn luyện đạo đức nhân cách là chính. Đó là đạo tam cương (tức là học để hiểu và giữ đúng quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng); đạo ngũ thường (tức là học để hiểu và để sống theo năm đức tính của con người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Nói cụ thể ra thì lẽ đối xử chính là mối quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng.
Chính vì thế, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh rằng tất cả những điều cần thiết trong cuộc sống đều phải học. Con người không được giáo dục cũng giống như ngọc không mài không sáng: Ngọc bất trắc, bất thành khí.
Tác giả đã dùng câu châm ngôn dễ hiểu để tăng thêm sức mạnh thuyết phục của lí lẽ. Khái niệm đạo vốn trừu tượng, khó hiểu được tác gỉả giải thích thật ngắn gọn, rõ ràng. Như vậy, mục đích tối thượng của việc học là để làm người.
Quan điểm ấy đề cao mục đích giáo dục đạo đức của việc học. Khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn trong nhà trường hôm nay cũng là sự tiếp nối và phát huy mục đích ấy. Điểm cần bổ sung thêm là việc học không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn rèn luyện năng lực trí tuệ để con người có sức mạnh xây dựng, cải tạo xã hội trên mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật…
Tác giả lấy mục đích cao cả của việc học để soi chiếu vào thực tế; từ đó phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong đường lối giáo dục đương thời đã gây ra những tác hại to lớn cho quốc gia, dân tộc:
Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Vậy thế nào là lối học hình thức hòng cầu danh lợi ? Đó là lối học theo kiểu tầm chương trích cú, thuộc lòng từng câu từng chữ mà không hiểu kĩ về nội dung, học theo kiểu hữu danh vô thực. Học chỉ để đi thi, để ra làm quan, được trọng vọng, nhàn nhã và thu nhiều bổng lộc…
Những kẻ học hành như vậy, nếu có ra làm quan thì cũng chĩ là những viên quan dốt nát, hỏi làm sao có thể lo đời giúp nước? Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài vì những kẻ bất tài thường hay xu nịnh, luồn lọt để được thăng quan tiến chức, dần dần trở thành lũ sâu mọt, chỉ biết vinh thân phì gia mà quên đi lợi ích chung của đất nước, dân tộc.
Ngày nay, chúng ta gọi lối học đó là học vẹt, học để đối phó, thực chất chẳng tiếp thu được bao nhiêu Kiến thức. Thuộc bài là yếu tố rất cần trong học tập nhưng điều cốt yếu là phải hiểu nội dung, bản chất của vấn đề, từ đó có cách suy nghĩ, cách cảm nhận, sáng tạo riêng.
Chúc bạn học tốt
Một thực trạng đáng buồn đã xảy ra trước đây là lối học hình thức. Đó là lối học thuộc lòng từng câu từng chữ mà không hiểu kĩ về nội dung, thực chất không tiếp thu được bao nhiêu kiến thức. Nó cũng có những điểm tương tự như lối học vẹt. Điều này dẫn đến rất nhiều các tác hại cho người học. Họ sẽ tốn thời gian vào việc phải ghi nhớ từng câu từng chữ của bài mà không hiểu rõ rằng: thực chất mình đnag học nội dung gì, học để làm gì? Hơn thế, khi con người quên đi 1 phần trong chuỗi ghi nhớ ấy, sẽ rất khó để có thể nhớ tiếp được những gì đằng sau đó. Có thể nói, " đua nhau học hình thức hòng cầu danh lợi" hiện nay vẫn còn tồn tại nhưng cũng được giảm bớt đi rất nhiều so với trước đây. Bằng chứng cho việc tồn tại này đó là rất nhiều những học sinh hiện nay chỉ chăm chú vào việc học thuộc từng câu từng chữ trong cuốn vở ghi chép của mình. Mục đích là để có thể đạt điểm cao trong những bài kiểm tra. Sở dĩ xuất hiện lối học này là do học sinh không có kế hoạch ôn tập kiến thức, bài vở 1 cách cụ thể. Học sinh vẫn còn để đến sát ngày thi mới ôn bài dẫn đến khối lượng kiến thức ôn tập quá nhiều, không thể hiểu sâu, hiểu cặn kẽ từng bài mà chỉ đnahf lướt qua mặt chữ mặt "hình thức" mà thôi. Một phần cũng do các đề thi mới chỉ chú trọng vào mặt lí thuyết mà chưa có thê phần vận dụng trong đời sống thực tế, khiên các kiến thức học được mới chỉ dừng lại ở mức "hình thức". Tuy nhiên , nhận thức được hiện trạng này, lối học hình thức ngỳ càng bị phê phán. Con người hiện nay được đánh giá khôg hcỉ dụa trên bằng cấp mà còn cả 1 quá trình, kĩ năng và những kinh nghiệm. Vậy nên lối học hình thức nhằm cầu danh lợi cần phải bị xóa bỏ để đem đến 1 môi trường họctập lành mạnh hơn.
Em tham khảo bài ở đây:
Em hiểu như thế nào là " học hình thức " ? Ngày nay người ta còn " đua nhau học hình thức hòng cầu danh lợi" nữa không? Em hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đo
bạn có thể tham khảo tại đây link : https://hoc24.vn/cau-hoi/hien-nay-viec-1-so-nguoi-dua-nhau-loi-hoc-hinh-thuc-hong-cau-danh-loi-vay-theo-em-loi-hoc-do-co-phu-hop-cho-xa-hoi-dang-phat-trien-nhu-nuoc-ta-hay.219077935372
Tham khảo nha em:
Bài văn:
Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?
Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.
Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.
Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.
Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phố toàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?
Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Tham khảo:
Cuộc sống con người không thể thiếu những mối quan hệ, những tiếp xúc cá nhân với cá nhân thường ngày. Xã hội càng phát triển mọi thứ yêu cầu ngày càng cao, cả về những điều đời thường nhiều khi vì cuồng quay cuộc sống ta vô tình bỏ qua, trong đó vấn đề quan trọng về trang phục văn hóa không thể không nói tới.
Để đánh giá một quốc gia có lịch sự, văn minh hay không, trước tiên người ta sẽ tìm hiểu về những công dân sinh sống và làm việc trong đất nước ấy như thế nào. Việc đầu tiên không thể không nhắc tới về trang phục, không phải ngẫu nhiên mà các nước trên thế giới đều có những quốc phục riêng, những trang phục đó không những đẹp, tinh tế, mà còn mang nhiều ý nghĩa, thông điệp. Vì sao từ ngàn đời nay, đất nước ta không ngừng phát triển, trang phục cũng phải thay đổi cho phù hợp với thời thế? Vì sao tà áo dài được xem là một trong những trang phục đẹp nhất? Phù hợp hơn cả với người con gái Việt Nam?
Tất cả những điều đó đều thể hiện tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt không thể chủ quan của yếu tố trang phục và văn hóa. Chúng ta có thể hiểu, trang phục là những thứ chúng ta mang bên mình hằng ngày, như quần áo, vật dụng trang sức, thể hiện vẻ bề ngoài của mình, những thứ đó tuy với người mặc chỉ là vật bề ngoài, nhưng với người khác lại là thứ trực tiếp, tiếp xúc và gợi lên những suy nghĩ, đánh giá từ phía họ. Trang phục thể hiện văn hóa của chủ nhân, văn hóa thể hiện nhiều khía cạnh có cả những hành vi cử chỉ, có thái độ đúng mực, có quy tắc, có lịch sự, biết cư xử, đối nhân xử thế phải phép. Có văn hóa cũng chính là có sự lịch sự, tôn trọng người khác. Vì thế, khi tiếp xúc với một người, những trang phục ta khoác lên mình không những tố cáo những phẩm chất của chủ nhân, mà còn khiến đối phương có cảm tình với ta hay không? Và xét một cách rộng ra, nó còn có thể liên quan tới những thành công, hay thất bại của chúng ta nữa.
Vì thế, trang phục thực sự quan trọng, trang phục văn hóa phải hợp thời, hợp hoàn cảnh, hợp đối tượng. Người luôn biết cách ăn mặc hợp lý chính là người thể hiện văn hóa trong việc lựa chọn trang phục. Như khi đi lễ chùa, ta không được ăn mặc hở hang, đi học không được tùy tiện mặc váy ngắn nếu không hợp với đồng phục của trường, mỗi đất nước đều có những trang phục ngày lễ riêng, nước chúng ta có 54 dân tộc, nhưng mỗi dân tộc đều có những trang phục riêng, và mỗi dân tộc đều tôn trọng và ngưỡng mộ những trang phục ấy, đó cũng chính là một sự văn hóa. Hay như mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có cho mình những trang phục hợp với từng độ tuổi khác nhau, ăn mặc phù hợp sẽ thể hiện con người mình có văn hóa, thể hiện thái độ tôn trọng, nhận được thiện cảm yêu mến của mọi người. Ở đất nước ta có tà áo dài, tuy được cách tân nhiều qua thời gian, nhưng đều thể hiện một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nói lên cả một nhân cách, phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ. Đoan trang hiền thục, kín đáo mà tinh tế biết chừng nào, thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của trang phục ta càng phải học cho mình sự lựa chọn và phối hợp trang phục một cách cẩn thận phù hợp, tránh không hợp đối tượng, sai hoàn cảnh…
Chúng ta nhận thấy rằng, cuộc sống càng phát triển, đòi hỏi con người ngày càng phải giỏi giang, có năng lực nhiều hơn nữa để thành công, cạnh tranh thì việc chú trọng quan tâm đến trang phục ngày càng trở nên hữu ích và cần thiết đến nhường nào, văn hóa và trang phục luôn đi liền với nhau, vì thế hãy học cách rèn luyện cả hai để bản thân mình hoàn thiện và tốt nhất. Từ đó giúp chúng ta thành công hơn trong cuộc sống. Cũng qua đó phê phán những ai lạc hậu, coi thường trang phục – văn hóa, hay chưa có hiểu biết ăn mặc lố lăng, không hợp độ tuổi, không hợp hoàn cảnh…
Tóm lại, để rèn luyện việc mặc trang phục để hợp với văn hóa không phải điều quá khó khăn, nhưng lại là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Hãy luôn chú ý tới trang phục của mình hoàn thiện nhất để bản thân luôn nhận được những điều tốt đẹp, và thành công hơn trong cuộc sống của mình.