K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2017

- Em không đồng tình với cách sống này.

- Vì sống với nhau như vợ chồng nhưng không kết hôn theo luật định thì không được coi là vợ chồng. Trong trường hợp này họ không được pháp luật bảo vệ với tư cách là gia đình, vợ, chồng. Lối sống này phản ánh sự thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội và dễ gây ra những hậu quả xấu.

1 tháng 4 2017

- Em không đồng tình với cách sống này.

- Vì sống với nhau như vợ chồng nhưng không kết hôn theo luật định thì không được coi là vợ chồng. Trong trường hợp này họ không được pháp luật bảo vệ với tư cách là gia đình, vợ, chồng. Lối sống này phản ánh sự thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội và dễ gây ra những hậu quả xấu.

5 tháng 12 2019

Em không đồng ý với quan điểm sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí hết hôn. Bởi đây là hiện tượng đang được xã hội lên án gay gắt đối với giới trẻ về hiện tượng sống thử. Đây là lối sống thiếu tinh thần, thiếu trách nhiệm với xã hội và gây ra nhiều hậu quả xấu. Vì vậy, cần có thái đố thẳng thắn trước hành động này, nếu đã tự nguyện yêu và đến với nhau thì nên đăng kí kết hôn để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong xã hội.

2 tháng 3 2022

D

2 tháng 3 2022

Không cần đăng kí kết hôn.

2 tháng 3 2018

Đáp án: A

25 tháng 4 2019

Đáp án : 

Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Đáp án cần chọn là: D

29 tháng 5 2019

- Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.

* Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay:

+ Hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng.

+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ dựa trên tình yêu chân chính: Tự nguyện: Cá nhân tự do kết hôn theo luật định; tiến bộ: bảo đảm về mặt pháp lí (có đăng kí kết hôn). Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm nguyên tắc tự do li hôn.

* Chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước kia:

+ Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng.

+ Hôn nhân cho cha mẹ sắp đặt, tiêu chuẩn là sự môn đăng hộ đối.

+ Trong nhà "chồng chúa vợ tôi" .

+ Nữ thập tam, nam thập lục (tảo hôn).

- Điểm khác biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

1 tháng 4 2017

- Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.

* Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay:
+ Hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ dựa trên tình yêu chân chính: Tự nguyện: Cá nhân tự do kết hôn theo luật định; tiến bộ: bảo đảm về mặt pháp lí (có đăng kí kết hôn). Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm nguyên tắc tự do li hôn.

* Chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước kia:
+ Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng.
+ Hôn nhân cho cha mẹ sắp đặt, tiêu chuẩn là sự môn đăng hộ đối.
+ Trong nhà "chồng chúa vợ tôi" .

+ Nữ thập tam, nam thập lục (tảo hôn).

- Điểm khác biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

1 tháng 4 2017

- Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.

* Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay:
+ Hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ dựa trên tình yêu chân chính: Tự nguyện: Cá nhân tự do kết hôn theo luật định; tiến bộ: bảo đảm về mặt pháp lí (có đăng kí kết hôn). Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm nguyên tắc tự do li hôn.

* Chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước kia:
+ Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng.
+ Hôn nhân cho cha mẹ sắp đặt, tiêu chuẩn là sự môn đăng hộ đối.
+ Trong nhà "chồng chúa vợ tôi" .

+ Nữ thập tam, nam thập lục (tảo hôn).

- Điểm khác biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

5 tháng 5 2021

Gia đình ở nước ta được gầy dựng trên cơ sở các quan điểm của người Việt về hôn nhân và hạnh phúc, chẳng hạn các quan điểm sau hôn nhân như “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, “Của chồng công vợ”, hay các quan điểm trước hôn nhân như “Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”, “Môn đang hộ đối”... Nhân đây xin nói thêm rằng nhiều người thường nhầm “Môn đang hộ đối” thành “Môn đăng hộ đối”. Đang 當 chữ Hán còn có âm là Đương nghĩa là ngang nhau/bằng nhau, như tương đương… và chỉ có Môn Đang 門 當 - chứ không phải Môn Đăng - mới đi đôi với Hộ Đối 戶對, bởi trong Hán tự, chữ môn 門 được ghép từ hai chữ hộ 戶 đối nhau, và môn/ cái khung cửa có đang/ cân phân thì hai hộ/ cánh cửa mới có thể đối/ khép chặt được.

 
Quan điểm “môn đang hộ đối” đang có xu hướng thay đổi từ nhãn quan của hôn nhân sắp đặt đến nhãn quan hôn nhân tự chọn. 

Hôn nhân là đại sự của đời người nên phải cân nhắc lựa chọn thật kỹ là lẽ đương nhiên và quan điểm “môn đang hộ đối” trong hôn nhân của người Việt - sản phẩm của quá trình tiếp biến văn hóa Trung Hoa - là một cách lựa chọn phổ biến. Nói chung có hai kiểu hôn nhân: hôn nhân sắp đặt - “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và hôn nhân tự chọn của bản thân người trong cuộc. Thời xưa hôn nhân sắp đặt là chính, thời nay chủ yếu là hôn nhân tự chọn. Quan điểm “môn đang hộ đối” thường phù hợp với kiểu hôn nhân sắp đặt, bởi gia thế - bao gồm địa vị xã hội và điều kiện kinh tế - đang đối/ ngang nhau/ bằng nhau được xem là tiêu chí lựa chọn tối ưu và duy nhất của hai gia đình trước khi quyết định làm thông gia.

Thực ra lựa chọn để tiến đến hôn nhân theo quan điểm “môn đang hộ đối” cũng là nhằm thể hiện quan điểm “lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”. Và đây cũng là tiền đề để nhiều gia đình người Việt có thể tạo nên bình đẳng trong cuộc sống vợ chồng theo quan điểm “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn” hoặc “của chồng công vợ”. Chỗ bất cập của quan điểm “môn đang hộ đối” nói riêng và của kiểu hôn nhân sắp đặt nói chung là đã xem gia thế đang đối/ ngang nhau/ bằng nhau là tiêu chí lựa chọn tối ưu và duy nhất, bất kể hai người trong cuộc có yêu nhau hay không và quan trọng hơn là có sẵn lòng về chung một nhà hay không.

Ngay cả thời kỳ mà hôn nhân sắp đặt còn ngự trị thì không phải lúc nào quan điểm “môn đang hộ đối” cũng được người Việt đồng tình tuân thủ. Đọc truyện cổ dân gian chúng ta vẫn thấy có những cuộc hôn nhân hoàn toàn không “môn đang hộ đối”, chẳng hạn như cuộc hôn nhân giữa công chúa Tiên Dung cành vàng lá ngọc với anh dân chài Chử Đồng Tử khố rách áo ôm - đương nhiên do hôn nhân sắp đặt còn ngự trị nên cái giá mà Tiên Dung phải trả cho sự lựa chọn của mình rất lớn: không được vua cha chấp nhận, phải từ bỏ chốn cung đình và trở thành một… thường dân, thậm chí không thể tồn tại dài lâu trong cõi nhân gian bởi sau một đêm mọi thứ liên quan đến vợ chồng Tiên Dung chỉ còn lại cái đầm lớn trên mặt đất gọi là đầm Nhất Dạ.

Vấn đề cốt lõi nhất trong hôn nhân là hai người trong cuộc có yêu nhau hay không và quan trọng hơn là có sẵn lòng về chung một nhà hay không. Đương nhiên yêu cầu này không hề loại trừ kiểu hôn nhân sắp đặt và quan điểm “môn đang hộ đối”. Hạnh phúc của hai người trong cuộc - đang rất mực yêu nhau, người này thực sự cảm thấy người kia đúng là một nửa của mình và sẵn lòng về chung một nhà - sẽ tăng lên nhiều lần nếu được hai bên gia đình đồng tình sắp đặt vì cho rằng đấy là một cuộc hôn nhân “môn đang hộ đối”. Hạnh phúc của hai người trong cuộc cũng sẽ tăng lên trong trường hợp hai bên gia đình tuy không cho rằng đấy là một cuộc hôn nhân “môn đang hộ đối” nhưng vẫn đồng tình với sự lựa chọn của bản thân người trong cuộc…

Cũng có thể thấy ngày nay quan điểm “môn đang hộ đối” đang có xu hướng thay đổi từ nhãn quan của hôn nhân sắp đặt đến nhãn quan của hôn nhân tự chọn. Theo nhãn quan của hôn nhân sắp đặt, “môn đang hộ đối” không gì khác là sự tương đồng về gia thế mà chủ yếu là về địa vị xã hội và điều kiện kinh tế của hai thông gia. Còn theo nhãn quan của hôn nhân tự chọn thì “môn đang hộ đối” chủ yếu là hai người trong cuộc cùng nhau nhìn về một hướng, là sự tương đồng của chính hai người trong cuộc về nhân sinh quan, về nhận thức đối với tình yêu/ hạnh phúc/ hôn nhân/ gia đình và quan trọng hơn là về bình đẳng giới trên cơ sở thấu hiểu và tôn trọng nhau - khó có thể “thuận vợ thuận chồng” nếu hai người trong cuộc không thấu hiểu và thiếu tôn trọng nhau!    

Việc hai người trong cuộc không thấu hiểu, thiếu tôn trọng nhau, thiếu tương đồng về nhân sinh quan, về nhận thức đối với tình yêu/ hạnh phúc/ hôn nhân/ gia đình và về bình đẳng giới không chỉ là trở lực trong việc  tạo nên sức mạnh “thuận vợ thuận chồng” mà còn trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng bùng phát “ly hôn xanh” - thuật ngữ được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong năm năm đầu chung sống, thậm chí sớm hơn. Sở dĩ phải gọi là bùng phát vì theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong vòng một thập niên tính từ đầu tháng 7 năm 2008 đến cuối tháng 7 năm 2018, tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 1.422.067 vụ án ly hôn, trong đó tỷ lệ “ly hôn xanh” ở giới trẻ là rất đáng báo động.

Cho nên nhìn “môn đang hộ đối” theo nhãn quan nào - của hôn nhân sắp đặt hay của hôn nhân tự chọn - thì yếu tố mà hai bên thông gia và hai người trong cuộc cần phải đang đối hơn cả là đẳng cấp văn hóa. Đẳng cấp văn hóa với những ứng xử phù hợp trong cuộc sống không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế giàu/ nghèo, cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào địa vị xã hội sang/ hèn. Đẳng cấp văn hóa là sản phẩm của quá trình tự giáo dục đồng thời cũng phụ thuộc vào môi trường giáo dục, chẳng hạn như môi trường giáo dục gia đình. Và môi trường giáo dục gia đình cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế giàu/ nghèo và vào địa vị xã hội sang/ hèn, bởi một thường dân nghèo khổ vẫn có thể trở thành gương sáng về đối nhân xử thế cho con mình noi theo không khác gì một quan chức sang trọng hay một thương gia giàu có...

Tóm lại quan điểm “môn đang hộ đối” trong hôn nhân vẫn có thể đồng hành với cuộc sống đương đại của người Việt, nhưng rõ ràng quan điểm này phù hợp hơn với kiểu hôn nhân tự chọn và cần được các cặp đôi đang yêu nhau và và sẵn lòng về chung một nhà cùng nỗ lực để tạo nên sự đang đối cơ bản nhất - đang đối về đẳng cấp văn hóa - khi đứng trước ngưỡng cửa của hôn nhân.