Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cô ...... là giáo viên Văn của trường ........... Nhiều năm nay, cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Lớp 5C chúng em vinh dự được cô làm chủ nhiệm.
Cô ...............khoảng ba mươi tuổi. Dáng người thon thả trông rất ưa nhìn. Mái tóc đen óng ả buông ngang lưng rất hợp với gương mặt thanh tú và đôi mắt lúc nào cũng ánh lên nét vui tươi.
Đúng như cái tên, cô giản dị và rất dễ gần. Học sinh chúng em quý mến cô, coi cô như người bạn lớn, như người mẹ hiền. Có băn khoăn thắc mắc gì, cứ hỏi cô là sẽ được giải đáp đến nơi đến chốn.
Em không thể nào quên giờ Văn cuối buổi học thứ sáu tuần qua, bởi truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên qua lời giảng của cô Hiền đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.
Trước khi giảng, cô hỏi chúng em nghĩa của hai tiếng đồng bào là gì? Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau. Hai tiếng này em thường nghe thấy trên đài, trên tivi, nhất là trong chương trình kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào xóa đói, giảm nghèo hay cứu trợ cho nhân dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt hằng năm nhưng em chưa hiểu tường tận về ý nghĩa của nó.
Đợi cho tiếng xôn xao lắng xuống, cô Hiền từ tốn nói:
– Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em thiên truyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên nói về nguồn gốc của dân tộc Việt. Cô hy vọng rằng sau giờ học này, các em sẽ hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng đồng bào.
Cô đọc mẫu một lần, cả lớp im lặng lắng nghe. Giọng cô trong và ấm lắm! Chúng em như lạc vào một thế giới huyền ảo đầy hoa thơm cỏ lạ và ríu rít tiếng chim. Nơi ấy Lạc Long Quân đã gặp gỡ với Âu Cơ. Một người là con của Thần Long Nữ dưới biển Đông, một người là Tiên ở non cao, dòng dõi Thần Nông. Trai tài gái sắc kết duyên vợ chồng. Kết quả cuộc hôn nhân kì lạ của hai người là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra thành trăm người con trai khôi ngô tuấn tú; chẳng cần bú mớm vẫn lớn nhanh như thổi. Sau đó, đàn con được chia hai. Năm mươi người theo cha xuống biển sinh sống, năm mươi người theo mẹ lên rừng lập nghiệp. Họ chia nhau cai quản các phương. Con trưởng được lập làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Đất Lạc Việt với kinh đô ở Phong Châu khẳng định chủ quyền độc lập của người Việt và dân tộc Việt tự hào là dòng giống Rồng Tiên.
Rồi cô giải thích: đồng là cùng, bào là bọc; đồng bào là cùng chung một bọc sinh ra. Tên gọi này bắt nguồn từ Sự tích trăm trứng hay còn gọi là Con Rồng cháu Tiên hoặc Truyền thuyết Âu Cơ, Lạc Long Quân.
Chưa bao giờ em thấy cô giảng hay đến thế và cũng chưa bao giờ em thấy mình nghe chăm chú, say mê đến thế. Tiếng trống tùng tùng báo giờ học đã hết mà cả lớp vẫn chìm trong không khí mơ mơ thực thực của câu chuyện cổ.
Giờ Văn của cô ........... có sức hấp dẫn lạ lùng. Cô đã tạo nhiều cơ hội cho học sinh tự khám phá và tìm hiểu bài học. Điều ấy làm cho chúng em thích thú. Cô là người dẫn dắt chúng em trên con đường tìm đến với thế giới muôn màu muôn vẻ của văn chương. Chính vì vậy mà cứ đến giờ Văn là chúng em lại háo hức đón chờ cô.
Bài làm
Ngồi nghiêm túc trên ghế tựa, trước mặt là một xấp bài kiểm tra Toán, cô Ngọc đang mở từng bài ra chấm. Tay phải cô cầm bút đỏ, tay trái cô lật từng bài kiểm tra. Cô đọc chăm chú từng dòng chữ nắn nót bằng mực tím. Khuôn mặt cô thay đổi theo từng nội dung bài. Đọc bài viết sạch, chữ nắn nót khuôn mặt cô rạng rở, đặt bút viết những số 9, số 10 cẩn thận. Nhưng khi gặp bài viết cẩu thả, sai nhiều, trông cô buồn hẳn, cô không nỡ nào viết số 4 hoặc 5 vào những bài đó. Cô chấm bài thật cẩn thận và tỉ mỉ. Khuya rồi ánh đèn phòng cô vẫn le lói khắp phòng.
Hôm nay cũng như bao hôm khác, sau bữa cơm chiều là em đi học bài ngay. Em say sưa làm hết môn này đến môn khác. Tưởng chừng bài vở của em đã xong xuôi, chuẩn bị lên dường đi ngủ bỗng em sực nhớ ra bài văn tả cô giáo đang chấm bài mai phải nộp cho cô. Em lấy ra và loay hoay mãi mà không sao làm được. Em quyết định tới tìm cô. Trên đường đi em chỉ sợ cô đã đi ngủ nhưng thật may vửa bước vào em đã thấy cô vẫn ngồi miệt mài bên ánh đèn gần cửa sổ.
Cô có cái tên "Lan" thật trìu mến. Năm nay cô vừa tròn 40 tuổi. Cô là giáo viên chủ nhiệm của lớp em. Cả lớp luôn coi cô là người mẹ thứ hai và yêu thương hết mực. Ngày nào em cũng đc gặp cô xong đêm nay được ngắm cô đang chấm bài bên ánh đèn em thấy cô đẹp hơn rất nhiều. Cô không chỉ đẹp về vẻ bên ngoài mà cô có một vẻ đẹp tâm hồn - một tâm hồn cao quý, hết lòng vì học sinh thân yêu.
Chao ôi, nhìn cô chấm bài mới say sưa và nghiêm túc làm sao! Cô ngồi trên chiếc ghế tựa. Trước mặt cô là môt xấp bài kiểm tra. Đầu cô hơi cúi về phía trước. Mái tóc dài óng ả buộc gọn sau lưng rất hợp với khuân mặt trái xoan càng làm cho cô toát lên vẻ đẹp hiền hậu mà ít ai có được. Cô đang giở từng bài ra chấm. Tay phải cầm chiếc bút bi đỏ, tay trái lật từng trang giấy vô li. Đôi mắt cô sáng long lanh, đen lay láy luôn dỏi theo nội dung của từng bài. Khi chấm bài, bài nào chữ sạch, viết đẹp, làm đúng cô gật đầu, tay đưa bút nhanh, dứt khoát nét mặt tươi rạng rỡ. Hồ hởi cô đặt bút viết lên những con số chín mười tròn trịa lên trang giấy thơm. Nhưng khi gặp bài nào viết cảu thả, sai nhiều trông cô buồn hẳn, mặt cau lại, thở dài, tay đưa bút chậm chạp, băn khoăn, trăn trở. Cô không nỡ đặt bút viết những sô bốn năm "xấu xí". Lúc đó em biết rằng cô rất lo lắng cho học sinh của mình làm sao để cho các em tiến bộ, em nào cũng được điểm tốt. Cô chấm bài rất cẩn thận, tỉ mỉ. Cô đọc cặn kẽ từng ý một, cô xem đi xem lại từng trang rồi mới đặt bút chấm điểm.
Nhìn cách chấm bài của cô em thấy cô là một giáo viên tận tụy với nghề. Cô quả là tấm gương sáng để chúng tôi học tập và noi theo.
Thật tự hào và vinh dự cho tôi khi được học cô. Mỗi lần giở những trang vở thấy những điểm chín mười cô cho tôi như thấy được công lao trời biển của cô. Để đền đáp công lao đó tôi hữa sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng mong mỏi ở nơi cô.
Em đã được học rất nhiều các thầy,cô giáo nhưng người để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là cô Hồng. Cô là giáo viên chủ nhiệm lớp em năm nay.
Năm nay cô Hồng đã ngoài 30 tuổi , cái tuổi đã bước qua thời xuân xanh nhưng cô vẫn còn trẻ lắm. Cô có dáng người dong dỏng cao, nước da trắng hồng như đánh phấn. Mái tóc dài, mượt luôn được cô buộc sau gáy. Cô có khuôn mặt trái xoan trắng hồng, đôi mắt to, đen láy như luôn cười với chúng em. Ánh mắt của cô luôn tràn đầy sự ấm áp yêu thương và sự tin cậy dành cho chúng em. Những lúc cô cười để lộ ra hàm răng trắng bóng, đều đặn cùng nụ cười hiền hậu, bao dung.Tính tình cô lúc nào cũng vui vẻ khi trò chuyện với chúng em, khi em mắc lỗi cô nghiêm khắc chỉ bảo để em sửa sai. Với em cô Hồng như một người mẹ, người cha luôn theo sát em rèn luyện em trở thành học sinh chăm ngoan, học giỏi. Giọng nói của cô rất nhẹ nhành, truyền cảm, chứa đựng sự lôi cuốn chúng em vào những bài giảng. Cô đưa chúng em biết đi đến từ kiến thức xung quanh đến những kiến thức của xã hội. Từ đó, cô giống như cơn gió đưa chúng em đi đến khám phá những kiến thức mới mẻ đầy bí ẩn để chúng em cùng suy ngẫm, cô trò cùng tìm lời giải cho những bí ẩn đó.Cô Hồng sống rất giản dị, cô luôn quan tâm đến từng học sinh trong lớp. Sự quan tâm tỉ mỉ của cô đã dìu dắt chúng em trong vượt qua những khó khăn trong học tập.
Em luôn nhớ đến cô bằng tình cảm yêu quý, kính phục. Em tự hứa với bản thân lúc nào cũng cố gắng ngoan ngoãn, học giỏi để xứng đáng là học sinh của cô.
Hồi học lớp một và lớp hai, em đều học cô Lệ. Cô còn trẻ và rất xinh đẹp. Tốt nghiệp trường Trung học Sư phạm là cô về dạy ở trường em. Năm nay, cô mới 26 tuổi. Cô đen giòn, mang vẻ đẹp của cô gái miền duyên hải, cô dạy giỏi: chữ viết rất đẹp, giọng ấm áp, đọc bài, giảng bài như rót vào tai chúng em. Cô dạy Toán, dạy Tiếng Việt rất dễ hiểu. Cô kể chuyện theo tranh rất hấp dẫn, bạn nhỏ nào cũng thích nghe.
Cô ăn mặc giản dị: quần âu màu xanh, màu cỏ úa, áo sơ mi trắng. Về mùa đông, cô mặc áo len, đi xăng-đan hoặc đi giày vải. Mặt cô trái xoan, tóc đen, dài thướt tha. Cô mang vẻ đẹp bình dị, đáng yêu.
Cô cho biết năm học tới, cô quay lại dạy lớp một. Cô rất thương chúng em. Cô thường khuyên chúng em phải chăm ngoan, học giỏi. Em rất yêu cô Lệ.
Bài 2
a)Tuy gia đình gặp khó khăn...nhưng Mai vẫn cố chăm chỉ học .........................................b).....Dù trời nắng rất to.......................................nhưng các cô bác vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
c)Tôi vẫn cố gắng thuyết phục mẹ.......dù mẹ đã không đồng ý ...........................................................Bài 3
a) Càng-Càng
b) Càng-Càng
a) Tuy hạn hán kéo dài nhưng rau nhà em vẫn xanh tốt.
b, Tuy trời nắng nóng nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Trong những năm tháng học trò, có lẽ, con người ta nhớ nhất chính là hình ảnh cô giáo dạy mình tập đọc, tập viết. Đó chính là những nét bút đầu tiên trong cuộc đời. Cô nhẹ nhàng uốn nắn, hướng dẫn các em viết từng chữ, từng câu. Đôi khi đáp lại đó chỉ là những nét viết nghuệch ngoạc không đầu, không cuối. Nhưng cô vẫn mỉm cười và chỉ bảo các em dần dần.
Cô giáo em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
Chính thiên nhiên cũng như đang giao hòa với những giờ giảng bài của cô. Động từ “thoảng” với nghĩa là nhẹ nhàng cũng chính là một trong những sự tinh tế của nhà thơ. Bởi cô giáo chính là một người mẹ vô cùng dịu dàng và tình cảm. Chỉ mong sao, các em cố gắng học hành để mai sau trở thành những chủ nhân tương lai của Tổ quốc, góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp.
Chúc bạn học tốt!
Cô ...... là giáo viên Văn của trường ........... Nhiều năm nay, cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Lớp 5C chúng em vinh dự được cô làm chủ nhiệm.
Cô ...............khoảng ba mươi tuổi. Dáng người thon thả trông rất ưa nhìn. Mái tóc đen óng ả buông ngang lưng rất hợp với gương mặt thanh tú và đôi mắt lúc nào cũng ánh lên nét vui tươi.
Đúng như cái tên, cô giản dị và rất dễ gần. Học sinh chúng em quý mến cô, coi cô như người bạn lớn, như người mẹ hiền. Có băn khoăn thắc mắc gì, cứ hỏi cô là sẽ được giải đáp đến nơi đến chốn.
Em không thể nào quên giờ Văn cuối buổi học thứ sáu tuần qua, bởi truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên qua lời giảng của cô Hiền đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.
Trước khi giảng, cô hỏi chúng em nghĩa của hai tiếng đồng bào là gì? Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau. Hai tiếng này em thường nghe thấy trên đài, trên tivi, nhất là trong chương trình kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào xóa đói, giảm nghèo hay cứu trợ cho nhân dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt hằng năm nhưng em chưa hiểu tường tận về ý nghĩa của nó.
Đợi cho tiếng xôn xao lắng xuống, cô Hiền từ tốn nói:
– Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em thiên truyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên nói về nguồn gốc của dân tộc Việt. Cô hy vọng rằng sau giờ học này, các em sẽ hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng đồng bào.
Cô đọc mẫu một lần, cả lớp im lặng lắng nghe. Giọng cô trong và ấm lắm! Chúng em như lạc vào một thế giới huyền ảo đầy hoa thơm cỏ lạ và ríu rít tiếng chim. Nơi ấy Lạc Long Quân đã gặp gỡ với Âu Cơ. Một người là con của Thần Long Nữ dưới biển Đông, một người là Tiên ở non cao, dòng dõi Thần Nông. Trai tài gái sắc kết duyên vợ chồng. Kết quả cuộc hôn nhân kì lạ của hai người là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra thành trăm người con trai khôi ngô tuấn tú; chẳng cần bú mớm vẫn lớn nhanh như thổi. Sau đó, đàn con được chia hai. Năm mươi người theo cha xuống biển sinh sống, năm mươi người theo mẹ lên rừng lập nghiệp. Họ chia nhau cai quản các phương. Con trưởng được lập làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Đất Lạc Việt với kinh đô ở Phong Châu khẳng định chủ quyền độc lập của người Việt và dân tộc Việt tự hào là dòng giống Rồng Tiên.
Rồi cô giải thích: đồng là cùng, bào là bọc; đồng bào là cùng chung một bọc sinh ra. Tên gọi này bắt nguồn từ Sự tích trăm trứng hay còn gọi là Con Rồng cháu Tiên hoặc Truyền thuyết Âu Cơ, Lạc Long Quân.
Chưa bao giờ em thấy cô giảng hay đến thế và cũng chưa bao giờ em thấy mình nghe chăm chú, say mê đến thế. Tiếng trống tùng tùng báo giờ học đã hết mà cả lớp vẫn chìm trong không khí mơ mơ thực thực của câu chuyện cổ.
Giờ Văn của cô ........... có sức hấp dẫn lạ lùng. Cô đã tạo nhiều cơ hội cho học sinh tự khám phá và tìm hiểu bài học. Điều ấy làm cho chúng em thích thú. Cô là người dẫn dắt chúng em trên con đường tìm đến với thế giới muôn màu muôn vẻ của văn chương. Chính vì vậy mà cứ đến giờ Văn là chúng em lại háo hức đón chờ cô.