Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Tôi là nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. Tôi sẽ nói cho các bạn nghe về câu chuyện gia đình tôi bị dồn ép và tôi đã có một cuộc chiến với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
Gia đình tôi nghèo khó và tôi đã phải bán chó, bán con sao cho đủ tiền nộp sưu cho chồng mà mãi vẫn không đủ. Chồng tôi đã bị đem đi đánh đập và giờ mãi mới được trở về nhà trong tình trạng khốn cùng. Thật may khi mà bà lão hàng xóm tốt bụng đã cho gia đình tôi ít gạo nấu cháo cho chồng. Tôi thương chồng vô cùng mà không làm gì được cả.
Vậy mà tên cai lệ và người nhà lí trưởng lại ập đến trong vô vàn sự tàn nhẫn. Chúng dở giọng dọa nạt và bắt ép gia đình tôi nộp sưu, tôi đành van nài, cầu xin chúng cho khất. Nhưng những kẻ tàn nhẫn này đã không chấp thuận. Ban đầu tôi đã xưng hô van nài hết sức, tôi thậm chí xưng con, xưng ông cháu vậy mà chúng vẫn bỏ quên lời van nài từ tôi.
Tôi bị dồn ép vô cùng. Mọi nỗi đau tôi có thể chịu đựng nhưng tôi không thể chấp nhận sự chà đạp chúng làm với chồng tôi. Và khi đó, tôi đã không thể nhẫn nhục. Hành động của tôi bộc phát và diễn ra như một cơn bão lũ đến sau vô vàn đau đớn. Tôi túm lấy cổ tên cai lệ và ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng hắn để bõ tức. Ngay khi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau với những chiến đấu đến cùng cực. Sức lẻo khoẻo của tên nghiện ngập ấy không bằng sức chiến đấu cùng cực của tôi được. Trong lòng tôi lúc này tràn ngập căm phẫn và nó là động lực để tôi đánh trả lại tên độc ác kia. Cứ nghĩ đến cảnh chồng sắp bị hành hạ là tôi không thể chịu đựng thêm nên tôi đã bất chấp hậu quả. Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được thêm một phút giây nào nữa…Tôi vẫn đánh chúng như cách xả đi nỗi căm tức trong lòng. Chồng tôi đau ốm thấy tôi làm thế thì sợ hãi và nói tôi trong sự mệt mỏi:
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
cj Tham khảo ạ:
Tuổi thơ của tôi là cả một bầu trời đầy nắng gió với những cánh diều bay khắp triền đê triền. Nơi ấy, tôi đã có thời thơ ấu thật đẹp bên tiếng sáo diều, nó như chắp cánh cho tâm hồn tôi.
Ở quê tôi, để có được một cánh diều ưng ý, người ta phải mất rất nhiều công sức lựa chọn tre làm khung diều rồi rất kì công ghọt đẽo được một cặp sáo sao cho có âm thanh hay nhất. Nhưng đó là công việc của người thợ làm diều chuyên nghiệp. Còn với lũ trẻ con chúng tôi, mùa hè sẽ là thời điểm thích hợp làm diều và thả diều. Công việc này rất đơn giản. Tre thì đã có sẵn, chỉ việc lựa cành dẻo, để khi uốn thành khung, sao cho tre không bị gãy. Sau khi uốn khung xong, chúng tôi sẽ dán giấy và gắn đuôi cho diều. Giấy dán cũng không phải mua vì chúng tôi tận dụng những quyển vở không còn xài. Đuôi diều thì chỉ việc cắt dài giấy ra rồi dùng keo kết lại với nhau. Tuỳ theo kích cỡ của diều, ta có thể nối đuôi dài hay ngắn. Và cuối cùng cũng là công việc khó nhất tìm dây thả diều. Sự lựa chọn đơn giản nhất với tôi là vào trong giỏ kim chỉ của mẹ tôi, lấy trộm một cuộn chỉ để làm dây diều. Và thường sau mỗi lẫn hả hê với lũ bạn cùng cánh diều no gió của mình, tôi sẽ bị một trận đòn từ mẹ, nhưng điều ấy với một thằng con trai như tôi dường như chẳng vấn đề gì, vì lúc đó tôi vẫn còn ham chơi lắm.
Thời điểm thích hợp nhất mà chúng tôi chọn để thả diều là lúc chiều muộn. Khi ấy nắng không còn gắt, và trong chúng tôi đứa nào cũng có thể chạy như bay ra khỏi nhà mà không sợ bố mẹ mắng vì cứ đày nắng suốt cả mùa hè. Triền đê là nơi tụ tập của lũ trẻ chúng tôi. Đứa lớn, đứa bé láo nháo trên tay cầm con diều to nhỏ khác nhau háo hức chuẩn bị chờ đến lượt mình được thả. Vì thả diều cần hai người, nên chúng tôi sẽ có một chiến binh sẵn sàng “chạy mồi” một quãng để cho diều lên gặp gió. Lúc này người cầm dây diều phải thật vững tay để có thể giữ chắc dây diều, và khéo léo thả thêm dây để diều bay được lên cao cho đến khi diều ở độ cao nhất định chúng tôi sẽ buộc diều lại. Sau khi cố định được dây diều, chúng tôi nằm trên triền đê, ngước mắt lên nhìn những cánh diều đang vi vu trong gió. Cái cảm giác mát mẻ, lâng lâng như muốn bay lên cùng diều. Thường chúng tôi sẽ trở về nhà sau khi trời đã tắt nắng, khi nghe tiếng mấy cô, mấy chị dưới đồng gọi, nhưng lúc ấy trong tâm trí những đứa như tôi có một phần đang bay lơ lửng cùng cánh diều. Và cũng chính cái cảm giác đó đã khiến tôi đến tận bây giờ không sao quên được mỗi khi nhìn thấy một cánh diều đang bay trong gió.
Tuổi thơ tôi là một bầu trời chiều với những cánh diều căng gió.Giữa một trời diều khiến tôi ngây ngất, tôi đã thấy tâm hồn mình được thả và bay. Bây giờ, tôi đã lớn lũ bạn tôi cũng chẳng còn í ới gọi nhau đi thả diều như ngày trước, nhưng trong tâm trí tôi những cánh diều vẫn là những kí ức đẹp, gợi nhớ đến những kỉ niệm ngọt ngào nhất của thời thơ ấu.
Tham khảo ạ
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa…”. Đó là câu hát được trích từ ca khúc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ca sĩ Lynk Lee. Đó là nỗi lòng chung của rất nhiều người trên thế giới này. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời. Và nó càng lung linh hơn khi nó đã trôi qua là không trở lại. Nó chỉ có thể trở lại trong hồi tưởng của mỗi người. Cũng như em, mỗi buổi trưa hè, lại nhớ mãi về kỉ niệm năm đó.
Còn nhớ hồi đó, em là cô bé học lớp 1 nhỏ con nhưng nghịch ngợm. Bà thường ví em là một chú khỉ đáng yêu. Thuở đó, ngủ trưa là một cực hình đối với em cũng như các bạn nhỏ khác. Cứ chờ bố mẹ ngủ say, em sẽ lẻn qua bờ rào thưa phía sau nhà, chạy ra bụi tre đầu làng, tụ tập cùng các bạn. Ngồi dưới bóng mát của cây tre, tránh đi cái nắng oi ả của mùa hè, chúng em ngồi tụm lại với nhau nói đủ thứ chuyện trên đời. Rồi bắt đầu nghĩ ra đủ trò để chơi. mà em mê nhất chính là trò bện đồng hồ từ lá tre gà. Những chiếc lá tre dài, qua bàn tay điệu nghệ của những đứa trẻ trở thành chiếc đồng hồ xinh đẹp màu xanh. Thế nhưng em lại rất vụng về, mãi chẳng làm được. Những chiếc lá cứ bị nhàu đi trong tay em mà mãi chẳng thành hình. Những đứa trẻ khác thấy vậy, lén tụ vào cười khúc khích khiến em ngượng chín cả mặt. Chỉ riêng Cúc là không như vậy. Cậu ấy vẫn kiên trì làm cô giáo nhỏ, dạy em bện đồng hồ. Suốt bao buổi trưa hè, dưới bóng mát tre ngà, hai cô trò nhỏ cần mẫn dạy nhau đan lá. Dưới sự chỉ bảo của Cúc, cuối cùng em cũng đan thành công một chiếc đồng hồ lá tre đầu tiên. Tuy nó rất xấu nhưng vẫn là thành quả tuyệt vời mà em cố gắng bao lâu. Cuối cùng, em đã đem chiếc đồng hồ đó tặng cho Cúc, còn Cúc đan một chiếc khác tặng cho em. Còn bảo là đó là cặp đồng hồ tình bạn, chỉ cần còn giữ nó thì sẽ mãi không xa nhau.
Đến bây giờ, gốc tre vẫn còn đó, chiếc đồng hồ ngày nào tuy đã héo khô, nhưng vẫn được em cất giữ cẩn thận. Nhưng còn Cúc thì đã rất lâu rồi em chẳng được gặp. Vì cuối mùa hè năm đó, Cúc theo gia đình sang Mĩ định cư. Ngày chia tay đó, nắng hạ đỏ rực như đỏ lửa, nhưng lòng em thì nguội lạnh dần. Từ đó đến nay, bao mùa hạ đã đi qua, cảnh xưa vẫn vậy, chỉ là người đã rời đi. Nhưng em vẫn tin chắc rằng, một ngày nào đó, Cúc sẽ trở về, chúng em sẽ ôm nhau thật lâu, rồi lại ngồi xuống nơi gốc tre này, đan lại từ đầu chiếc đồng hồ tình bạn.
Kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua. Em luôn nhớ về nó để hoài niệm, nhưng cũng để tiến tới tương lai phía trước. Một tương lai sáng rỡ với những đoàn tụ và hạnh phúc.
Em tham khảo nhé:
Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Tham khảo:
Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân ,vừa giàu tình yêu thương ,vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ". Đúng vậy dù là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế chị phải bán khoai, bán chó... nhưng chị vẫn sáng ngời những vẻ đẹp của người phụ nữ. Trước tiên chị là người mẹ giàu tình yêu thương. Trước tiên là tình yêu thương với người chồng. Trong cơn nguy kịch. Chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Chị dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Chị còn là người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sưu thuế chị phải bán đi đứa con mình đứt ruột đẻ ra, chị vô cùng đau lòng. Không chỉ là người phụ nữ giàu lòng yêu thương chị còn có sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại". Nhưng tức nước vỡ bờ, để bảo về chồng chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ nhún nhường chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Chị nói " Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Ẩn trong một người phụ nữ như chị Dậu là sức mạnh tiềm tàng, muốn đứng lên đấu tranh để bảo vệ công lý hành động ấy thật đáng trân trọng.
Em tham khảo:
Đoạn trích tức nước vỡ bờ là những áng văn xuôi hiện rõ nhất hiện thực của xã hội phong kiến với những đời sống của những người nông dân cực khổ. Một trong số đó là chị Dậu là người đại diện cho nhiều người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh sống trong xã hội thối nát và bất nhân đã đẩy cho người nông dân vào bước đường cùng, khiến cho họ phải liều mình chống lại để giành giật sự sống cho mình
Chị Dậu sống trong một gia đình nhất nhì trong hạng cùng đinh, dù đã bán hết những thứ có thể bán, bán từ củ khoai - đồ ăn thay cơm của gia đình, bán cả đàn chó mẹ, chó con mới đẻ, đến nỗi phải bán cả đứa con gái đầu lòng cho nhà Nghị Quế nhưng chị Dậu vẫn phải chạy vạy để lo đong đủ tiền sưu thuế cho chồng và cả người chú đã mất lâu năm, tiền sưu thuế cho người sống đã nặng rồi giờ còn gánh cho cả người chết. Trong những ngày sưu thuế không khí ở thôn quê nghèo càng trở nên ngột ngạt, hoàn cảnh của gia đình chị Dậu đã đến bước đường cùng, không thể nào xoay xở nổi, anh Dậu thì đang bị ốm cũng bị lôi ra đánh trói, còn chị Dậu chỉ biết kêu gào trong uất ức. Nhưng dù cho hoàn cảnh nào thì anh chị vẫn luôn cánh bên nhau, chị Dậu rất mực yêu thương chồng, khi anh Dậu được trả từ đình về nhìn anh mà chị xót hết ruột gan, xin ít gạo nấu cho anh rồi quạt cho cháo nguội, rồi lại giục chồng ăn. Chị Dậu chỉ lo cho chồng còn bản thân thì chẳng màng, trong hoàn cảnh ấy bản thân chị hiểu rằng mình phải thay chồng gánh vác trách nhiệm lo toan cho gia đình. Chẳng thế mà chị Dậu thay đổi tâm thế của mình khi nói chuyện với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị phải bảo vệ chồng và con chị. Khi cai lệ đến chị van xin sợ hãi chỉ sợ chúng nó đánh chồng mình rồi chị hạ giọng "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !". Khi bọn cai lệ vẫn cố đánh anh Dậu chị dùng hết sức thẳng tay xông vào túm cổ tên cai lệ, ấn dúi hắn ra cửa, sức khỏe người đàn bà lực điền đã khiến cho tên cai lệ ngã chỏng quèo, đến người nhà lí trưởng cũng không làm gì được chị. Sức mạnh của tình thương yêu đã làm trỗi dậy sức mạnh tiềm tàng trong con người chị. Sức mạnh quật cường khiến cho bọn tay sai khiếp sợ. Chị Dậu cũng xác định: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được", đúng là tức nước thì vỡ bờ, sức chịu đựng của con người có giới hạn. Từ một người hiền lành, nhẫn nhục chị trở nên ngang tàng, chí khí và sức sống mãnh mẽ. Hành động chống lại đám cường hào chỉ là hành động bế tắc, cùng quẫn của chị cũng như là đường cùng của những người nông dân sống trong xã hội bấy giờ. Chính bọn tham quan đã dồn chị đến cảnh không thể chịu đựng được mà phải vùng lên để bảo vệ bản thân và gia đình.
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" dù chỉ là một đoạn trích nhưng nó là một màn bi hài kịch với những xung đột đầy căng thẳng. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách chị Dậu là một người hiền dịu đầy tình yêu thương và biết sống khiêm nhường nhưng hoàn cảnh đã đẩy chị lên trở thành một sức mạnh phản ứng tiềm tàng.
cảm ơn chị nhiều nha :33