Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi mẹ vào tuổi 70, chúng tôi khuyên mẹ nên cắt tóc cho gọn, tóc ngắn sẽ dễ tắm gội, nhìn cũng trẻ hơn. Năn nỉ nhiều năm, mẹ nhất định giữ nguyên quan điểm “tới chết cũng không cắt”. Vậy mà cũng có một ngày mẹ đồng ý cho các con muốn làm gì với tóc mẹ thì làm. Khi ấy mẹ bước vào tuổi 82, đối diện trước cơn đau thập tử nhất sinh, không thể tự mình tắm gội.
Ảnh minh họa. |
Lý do mẹ chịu cắt tóc là vì muốn con cái đỡ nhọc nhằn khi tắm gội cho mẹ. Cắt tóc là việc cực chẳng đã. Mẹ bảo, một khi mẹ đã không tự chăm sóc mái tóc cho mình, thì để dài để làm gì nữa! Mẹ nói như dỗi chính bản thân mình, như tiếc cho mái tóc đã gắn bó với mẹ gần 80 năm qua. Thời của mẹ, trẻ lên ba đã bắt đầu để tóc dài, nên cắt đi mái tóc như cắt bỏ một phần thân thể, làm sao tránh khỏi bồi hồi. Vì thế, trước khi quyết định đưa mẹ đi cắt tóc, chị em tôi vận động cả nhà phải khen động viên khi mẹ cắt tóc trở về, kẻo mẹ buồn và đỡ cảm thấy khó chịu vì thấy mình trở thành… người lạ. Nhớ cô thợ cắt tóc hỏi “bà thích cắt kiểu chi?”, mẹ tôi lắc đầu “chi cũng được”, tỏ vẻ không quan tâm tới kiểu tóc mới, nên xấu đẹp gì cũng không quan trọng. Chị em tôi chọn kiểu tóc phù hợp với gương mặt mẹ. Mẹ ngồi rất “ngoan hiền” trước gương, nhưng tôi đoán trong lòng chắc hồi hộp lắm!
Khoảng mười lăm phút là cắt xong mái tóc. Ngắm mình trong gương, mẹ bảo “cũng được”. Nhưng thú thật, trông mẹ lạ quá. Hơn 40 năm mặc định khuôn mặt mẹ với mái tóc dài, nay nhìn mái tóc ngắn gọn tưng, chị em tôi không khỏi bất ngờ, dù đó là điều biết trước. Nhìn mẹ hiện đại hơn, trẻ trung hơn, nhưng sự lạ lẫm, dù không nói ra, vẫn để lại trong tôi niềm tiếc nuối. Không phải đơn giản là tiếc mái vừa bị cắt bỏ, hay chỉ muốn nhìn mãi gương mặt mẹ với mái tóc dài trông dịu dàng, chân chất đồng quê, mà tiếc cho tuổi già của mẹ đến quá nhanh, tiếc cho sự sống của mẹ đang rút ngắn mỗi ngày.
Tôi nhớ như in ngày tôi còn nhỏ, những ngày chưa có điện, vào đêm trăng sáng, mẹ thường tranh thủ gội đầu và chải tóc trước sân. Mấy chị em tôi ngồi trên bậc thềm cạnh đó, chuyện trò đủ thứ cùng mẹ. Thường thì mẹ gội đầu vào lúc trời chập choạng tối. Là vì khi ấy mẹ đã hoàn thành công việc trong ngày. Những hôm không trăng, mẹ ngồi trong nhà, chị em tôi thay nhau dùng quạt mo quạt tóc cho mẹ. Tóc mẹ dày và dài, nếu không hong tóc trước gió, sẽ rất lâu khô. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết, thêm lá chanh lá bưởi lá sả bứt ngoài vườn nhà, vườn hàng xóm. Nồi nước gội thơm nức cả gian bếp, nơi góc giếng. Tóc mẹ khi khô xõa ra, mùi thơm vẫn còn ngan ngát, thật dễ chịu.
Mấy ngày đầu sau cắt tóc, mẹ dường như vẫn chưa quen, thỉnh thoảng đưa tay sờ lên tóc. Các cháu thấy thế liền bảo “đẹp rồi ngoại”. Mẹ cười “tổ cha bây, đẹp cái nỗi gì, chủ yếu cho mát cho tiện thôi”. Với mẹ, cái gì tiện cho con cháu là được. Mẹ không còn sức khỏe để chăm sóc một mái tóc dài, nên cắt tóc ngắn là lựa chọn duy nhất đúng. Mẹ nhận ra điều đó rõ ràng nhất, khi lần đầu tiên mẹ không tự tay tắm gội cho mình.
Mẹ bệnh, các cụ hàng xóm hay qua thăm, trò chuyện cho mẹ vui. Mấy đầu tóc ngắn quây quần, bạc trắng, khiến tôi dấy lên niềm thương cảm. Thế hệ mẹ tôi, ai cũng để tóc dài, để cho tới khi không còn sức chăm sóc tóc mới thôi. Từ ngày mẹ tôi bệnh, không di chuyển đôi chân được nữa, các cụ thường sang nhà tôi, cùng với mẹ tôi kể chuyện xửa chuyện xưa, từ thời các cụ chân ướt chân ráo về làm dâu xóm này, thời nhà ông Hà có mấy cây bưởi cao lớn mà ít chịu ra trái. Nhưng ông không chặt đi, mà để dành cho đàn bà con gái tóc dài, ai thích hương bưởi thì hái lá về gội đầu. Hay vườn sả nhà ông Sử, ông sẵn lòng cho “đội quân tóc dài” nhổ sả về dưỡng tóc, tạo mùi thơm cho tóc.
Các cháu nhỏ của mẹ tôi hay gọi bà là “bà tiên”, vì tóc mẹ giờ đã bạc trắng. Đôi bàn tay mẹ chẳng còn linh hoạt để đưa lên vuốt tóc. Thời điểm này, nếu tóc dài, mẹ cũng chẳng thể tự tay búi tóc, vấn tóc theo ý mình. Tiếc là, khi mái tóc mẹ bắt đầu trở nên quen thuộc trong lòng con cháu, là lúc bệnh mẹ tôi trở nặng. Tôi biết, bệnh tật đã khiến mẹ chẳng còn thiết tha đến tóc tai, lụa là. Tôi tin, nếu là bệnh nhẹ, khi khỏe lại, chắc chắn mẹ sẽ nuôi cho tóc dài ra…
Chúc bạn học tốt !
Năm nay mẹ 45 tuổi, nhưng so với độ tuổi đó em thấy mẹ còn rất trẻ. mẹ có dáng người cân đối mái tóc của mẹ dài thướt tha, đôi mắt đen tròn như mắt bồ câu, miệng đỏ hồng lúc nào cũng cười thật tươi, mũi cao sọc dừa thanh tú, mẹ lúc nào cũng khoác trên mình một chiếc áo lịch sự và hợp với độ tuổi của mẹ.
k nha bài này mình tự suy nghĩ đó nếu bạn nghi mình thì cứ kiểm tra trên mạng rồi biết, mình ko có chép mạng đâu
Trong gia đình em, mẹ là người mà em yêu quý nhất. Năm nay mẹ đã ngoài ba mươi tuổi rồi nhưng mẹ còn trẻ lắm. Dáng người nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan, rạng rỡ. Mái tóc đen mượt lúc nào cũng được chải gọn gàng. Đôi mắt đen nhánh nhìn em thật hiền từ và đấy trìu mến.Thường ngày mẹ dậy thật sớm để dọn dẹpvà chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon, em thích nhất món canh bí tôm của mẹ nấu. Tối đến, mẹ thường dạy em học bài, bài nào em chưa hiểu,mẹ giảng cho em ngay. Rồi mẹ đưa em vào giấc ngủ với những câu chuyện thần tiên mà mẹ kể, chắp cánh những ước mơ cho em. Em rất yêu mẹ và cố gắng hái được nhiều bông hoa điểm mười để tặng mẹ.
1.Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng vẫn còn rất trẻ mặc dù hàng ngày mẹ rất vất vả lo toan cho gia đình.Hàng ngày trước khi đi làm, mẹ dậy từ rất sớm để lo bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon nên cả nhà ai cũng thích. Sau khi lo cho cả nhà ăn sáng, mẹ còn phải nấu một số món cho cả nhà ăn trưa vì mẹ đi làm xa trưa không về nhà được. Buổi chiều khoảng sáu giờ mẹ mới về đến nhà. Vừa bước chân vào nhà mẹ đã phải tất bật với biết bao nhiêu là công việc. Nào là nấu ăn, nào là giặt đồ, nào là dọn dẹp nhà cửa. Nhìn dáng mẹ những lúc như thế em thấy thương mẹ vô cùng. Em cũng giúp mẹ làm những việc nhẹ nhàng nhưng mẹ không cho. Mẹ bảo em cứ lo học cho giỏi là mẹ vui rồi. Sau khi cả nhà ăn tối, vừa dọn dẹp xongthif mẹ lại hướng dẫn em học. Khi mọi công việc xong xuôi, mẹ mới bắt đầu làm những công việc ở cơ quan còn dỡ dang. Em thầm nghĩ, một ngày có lẽ mẹ làm việc hơn hai phần ba thời gian. Em mong sao mình chóng lớn để giúp mẹ một số công việc cho mẹ đỡ vất vả hơn.
2.Sau thời gian ăn tối, mỗi người trong gia đình em đều làm việc khác nhau. Em thì đi học bài, mẹ em thì đi rửa chén, còn bố em làm việc, đọc báo. Còn em của em thì lúc nào cũng xem tivi. Nó dán cặp mắt cận của nó lên màn hình một cách chăm chú, trông vô cùng dễ thương. Em mong gia đình lúc nào cũng vui vẻ, đầm ấm thế này.
Đoạn thơ trên đã bộc lộ rất nhiều xúc cảm, tình cảm của nhà thơ Trương Nam Hương đối với người mẹ yêu dấu của mình. Trước hết, ngay từ câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa "Thời gian chạy qua tóc mẹ". Thủ pháp ấy vừa giúp hình ảnh "thời gian" trở nên có hồn, sinh động, cụ thể mang những hành động như con người đồng thời còn lột tả được những thay đổi trên mái tóc của mẹ qua năm tháng "Một màu trắng đến nôn nao". Từ mái tóc đen lay láy của người con gái nay đã biến thành màu tóc bạc trắng. Phải chăng, chính màu tóc ấy là hiện thân cho những vất vả, gian lao mà mẹ phải trải qua, mà mẹ phải quảng gánh? Hơn thế nữa, tác giả còn nhấn mạnh thời gian còn khiến lưng mẹ còng xuống. Lưng mẹ còng bởi lẽ để cho con ngày một thêm cao". Tức là mẹ đã dầm mưa dãi nắng, lao động cực nhọc không quản ngại khó khăn, vất vả để nuôi con lớn khôn trưởng thành. Thật vậy, đoạn thơ với những ngôn ngữ mộc mạc, chân thành và giản dị đã bộc lộ rõ nét tình cảm chân thành, biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ. Cũng từ đây, mỗi người con hãy chăm chỉ, siêng năng, cần cù học tập và làm việc để đền đáp công ơn trời biển ấy.
1. Em đã từng có lúc ốm, đau được mẹ dỗ dành, chăm sóc. hãy viết một đoạn văn tả mẹ em lúc đó
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, suốt đời vỗ mãi vào lòng con, dành cho con những gì đẹp đẽ, chân quý nhất từ tấm lòng. Mỗi khi ta ốm đau hay khỏe mạnh, mẹ lúc nào cũng lo lắng, quan tâm giành cho ta tất cả yêu thương từ tận đáy lòng bao la ấy. Và với em, hình ảnh mẹ khi chăm sóc em bị ốm đã để lại những dấu ấn khó phai.
Mẹ em có dáng người dong dỏng, thanh thoát. Khuôn mặt mẹ hiền từ, phúc hậu với nụ cười rạng rỡ. Nắng mưa, sóng gió cuộc đời mẹ kinh qua đã in dấu vào làn da nâu rám nắng rất chân quê, mộc mạc của người.
Có những lúc em cảm thấy mình thật ngốc vì dù mẹ có mắng mỏ hay trách móc em thì suy cho cùng cũng là để em nên người chứ đâu có phải vì ghét bỏ gì em. Có ai lại ghét bỏ đứa con mình dứt ruột chín tháng mười ngày sinh ra cơ chứ. Ấy vậy mà, thỉnh thoảng em vẫn cáu gắt, hờn dỗi và cãi lại mẹ. Rồi cho đến một ngày, khi em bị ốm nhìn thấy mẹ chăm sóc em mệt mỏi, vất vả như thế em mới càng thấm thía hơn về giá trị của tình mẫu tử.
Hôm đấy là vào buổi chiều, đã có dự báo thời tiết trời sẽ mưa to, mẹ dặn em rõ ràng là phải mang áo mưa đi cẩn thận vậy mà em mải chơi quên lời mẹ dặn. Kết quả là hôm ấy em bị dính mưa và đêm đến sốt cao. Nằm trên giường, em miên man chìm vào giấc ngủ say, đầu óc quay cuồng trống rỗng. Thỉnh thoảng em cảm nhận có bàn tay rất ấm của ai đó vuốt nhẹ mái tóc và khuôn mặt của mình. Hơi ấm ấy rất quen thuộc thân thương và chắc chắn đó chính là mẹ, cảm nhận của ta về tình mẫu tử không bao giờ là sai cả. Ánh đèn mờ mờ trong đêm, em lim dim mắt thấy thấp thoáng bóng mẹ đổ dài trên chiếc giường, thi thoảng lại sấp khăn lau trán cho em. Một hồi sau mẹ bón từng thìa cháo nhỏ cho em ăn. Ánh mắt mẹ nhuốm đầy ưu tư lo lắng. Một đêm dài, mệt mỏi và khó chịu đã qua đi, nhờ có bàn tay kì diệu và tình yêu thương của mẹ em đã đỡ sốt hơn. Sáng hôm sau tỉnh dậy, em thấy mẹ nằm gục bên cạnh giường, tay vẫn nắm lấy bàn tay non nớt của em. Đôi mắt mẹ thâm quầng, có lẽ vì do đêm qua thức khuya chăm sóc em nên không ngủ được. Mái tóc dài mượt mọi khi thay vào đó rối bời vì lăn lộn chạy qua chạy lại săn sóc cho em nên cũng chẳng có thời gian để chỉnh chu. Tự nhiên, lòng em dấy lên một cảm xúc bồi hồi khó tả, trong miên man xa xăm, vọng về trong em là những lần em nói hỗn với mẹ, những lời lẽ khó nghe mẹ nhường nhịn em, em bỗng thấy mình thật là một đứa trẻ hư. Đúng lúc ấy, mẹ tỉnh dậy, vội vàng ôm em vào lòng, hỏi han xem em đỡ chưa, ánh mắt đầy lo lắng đợi chờ. em bật khóc nức nở, ôm mẹ và ngập ngừng vài tiếng lí nhí không thành lời. Mẹ xoa đầu em mỉm cười đầy trìu mến.
Mẹ là vầng trăng, làm dịu mát tâm hồn thơ ngây trong trẻo của em, mẹ cũng là ánh mặt trời tỏa nắng tâm hồn em. Mẹ là tất cả những gì thiêng liêng, cao quý nhất. Cảm giác mỗi khi bị ốm được bàn tay mẹ chăm sóc như có liều thuốc tiên khỏi bệnh rất nhanh. Phải chăng đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử.
Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào. Mẹ tôi, 1 người phụ nữ, nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình,…”.
Tôi luôn nhớ, và không quên. Tôi dám khẳng định là như thế!
Nhưng dường như việc đi ra đời, tiếp xúc và bương chải với nó quá nhiều mà khiến tôi phần nào quên đi cái câu nhắc nhở ấy. Quên đi cái sự vất vả ấy. Và 1 đứa học sinh cấp 3 như tôi, đủ lớn, đủ suy nghĩ để có thể biết được công ơn của ba mẹ. Nhưng tôi đã quên, trong giây phút ấy.
Tôi được học thế nào là trung thực ở trường, trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phần nào tôi cũng đã hiểu được, nó được nhiều và cũng mất nhiều lắm qua những lời mà hôm đó tôi đã nói với mẹ. Mẹ là người tôi nghĩ là người phụ nữ trung hậu nhưng quá “ngang”. Tôi muốn mẹ hiểu được rằng, con cái và cha mẹ cần phải hiểu nhau, chứ không phải là mẹ nói gì, con cái nghe ấy.
Với cái suy nghĩ đó mà tôi đã ngang miệng cãi lại mẹ khi mẹ nói những điều mà tôi cho là mẹ sai hoàn toàn. Đừng vội cho là tôi sai khi cho rằng mẹ sai, trong tình huống ấy, tôi không thể nào nghĩ rằng mẹ đúng. Sai và thật sự sai!. Rồi sau cái ngày ấy, mẹ và tôi dường như cách biệt nhau 1 khoảng cách, xa vời vô cùng mặc dù đang chung 1 nhà.
Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ xin lỗi mẹ, vì mình đã sai. Có thể đó là ngang bướng, nhưng mẹ ạ, con không muốn mẹ con mình cứ mãi không hiểu nhau, nếu như không có cái ngày ấy.
Nhưng bây giờ, con muốn xin lỗi mẹ, vì … con đã ngang bưỡng cãi lại mẹ. Con xin lỗi mẹ vì mẹ là mẹ của con, con đã sai vì con cãi mẹ, nhưng mẹ ạ, con mong mẹ cũng sẽ hiểu cho con.
Bố mẹ em có hai người con: chị Thuần và em. Em tên là Hậu. Tên hai chị em đều do bà ngoại đặt cho.
Chị Thuần hơn em 9 tuổi, khi em lên học lớp 5, chị đã là sinh viên năm thứ hai Đại học Y khoa Hà Nội. Chị rất xinh đẹp, có nước ra trắng hồng như làn da mẹ. Chị để tóc dài, óng mượt, phong cách trang trọng thướt tha. Hàm răng của em không đều và trắng đẹp như hàm răng chị Thuần. Nhưng cả hai chị em đều có má lúm đồng tiền.
Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn. Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo… Bà nói: "Đang ốm mà cháu Thuần sắc thuốc cho bà, bà chỉ uống một thang là khỏi bệnh ngay…". Chị biết nấu nhiều món ăn ngon, có tài cắm hoa và thích trang trí.
Chị sống sạch sẽ và nền nếp. Em noi gương chị, cố bắt chước học theo, làm theo. Chữ chị viết rất đẹp, học giỏi các môn tự nhiên và tiếng Pháp. Chị là học sinh giỏi Trường Trung học Phổ thông Hoàng Văn Thụ, được tuyển thẳng vào Đại học. Hai năm liền, chị được học bổng toàn phần. Hè nào về nhà, chị cũng dành dụm ít tiền mua quà biếu bà, tặng bố mẹ và cho em gái. Người nào cũng vui khi nhận được quà của chị.
Mẹ không cho em nằm ngủ với bà. Mẹ bảo: "Cái Hậu đoảng lắm! Cứ vừa nằm vừa giãy thì bà ngủ làm sao được". Chị Thuần vinh dự được nằm ngủ với bà. Chị hay nấu nước lá thơm gội đầu cho bà, cho mẹ và em gái.
Chị thích mặc quần bò, vận áo màu trang nhã. Áo quần cũ nhưng trông chị mặc toát lên một vẻ đẹp bình dị, kín đáo, khiêm nhường.
Bà con, anh em nội ngoại, bạn học cũ và mới, ai cũng quý mến chị. Bà thường nhắc em: "Cháu cố lên, học giỏi như chị Thuần…". Mỗi lần được giấy khen học sinh tiên tiến đem về, bố mẹ lại cười và nói: "Con gái út ít của bố mẹ học giỏi gần bằng chị Thuần rồi đấy, cố lên con ạ!…
Chị Thuần của em giỏi lắm! Em rất yêu và tự hào về người chị gái thân thương của mình.
tui chỉ có thể cung cps như thế thôi ,xin lỗi nhé
Nguyễn Ngọc Quý, 8 tuổi là bạn thân của em cùng học chung lớp 2A. Người Quý đen, trán dô, tóc quăn, mắt to và sáng, rất nhanh nhẹn khỏe mạnh. Quý học giỏi nhưng nghịch lắm, nên các bạn tặng cho danh hiệu "Quý Đen". Quý thích đá bóng, đá cầu.
Môn Toán, Quý đứng đầu lớp. Cô giáo Trâm khen Quý thông minh, học giỏi và khiêm tốn.
Quê hương! ôi tiếng gọi nghe sao mà tha thiết, quê hương ! nơi chôn nhau căt rốn của ta. Quê hương ! nỗi niềm day dứt nhớ thương của anh lính ra trận, quê hương ! tiếng gọi thôi thúc của những người con xa sứ lâu ngày. Quê hương ! nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ. Dòng sông, bến nước, con đò giường như đã gắn liền với nhịp thở sáng tác của những nhà thơ. Trong bài thơ "Nhớ con sông quê hương " của nhà thơ Tế Hanh ta bắt gặp hình ảnh ;
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là buổi trưa hè
Tỏa bóng mát xuống dòng sông xanh thẳm.
Với cái nhìn tinh tế, với tấm lòng yêu quê đến tha thiết và băng hình ảnh nhân hóa liên tưởng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh con sông quê thật thơ mộng găn bó gần gũi với bao lớp người đã được sinh ra và lớn lên dưới lũy tre xanh, với cây đa, bến nươc, sân đình.
Quê tôi ở nông thôn, hoàn cảnh gia đình tôi laị khó khăn nên tôi chưa được đi thăm các cảnh đẹp trong tỉnh và ở những nơi khác trên đất nước Việt Nam. Tôi mới chỉ được biết những cảnh đẹp đó qua tranh, ảnh và trên ti vi thôi. Mặc dù quê em không có những cảnh đẹp nên thơ, nổi tiếng nhưng tôi vẫn yêu tha thiết quê mình, yêu cánh đồng bát ngát lúa vàng, yêu những ngọn núi uy nghi xa thẳm, yêu những rặng cây xanh um tỏa bóng mát. Và tôi yêu, yêu lắm, yêu vô cùng dòng sông quê hương.
Con sông nhỏ chảy qua quê tôi quanh co uốn lượn. Mùa mưa, sông ngập nước, nước sông chở nặng phù sa bồi đắp cho đồng ruộng thêm màu mỡ. Mặt sông rộng gấp hai, ba lần mùa khô. Nước sông dâng lên cao ngập hết cả những rặng bạch đàn, rặng điên điển. Hai bên bờ sông vàng rực những bông điên điển, chúng cứ rung rinh, rung rinh như muôn ngàn cánh bướm nhỏ trông thật vui mắt. Tuy nước sông dâng cao nhưng dòng sông vẫn êm ả, nước không chảy xiết. Chỉ có những khi gió lớn, sóng mới vỗ vào bờ ì ùm như sóng biển. Mùa khô, nước sông xuống thấp nhưng nước vẫn lên xuống đều đặn theo thủy triều. Hai bên bờ sông xanh mướt những thảm lúa. Chiều chiều, bọn trẻ chúng tôi vẫn tụm năm, tụm ba tắm sông, bơi lội thỏa thích. Chúng tôi đập nước văng tung tóe, rồi lặn hụp đỏ cả mắt vẫn chưa chịu lên. Có khi mãi tắm, mẹ gọi không nghe, khi biết được thì đã thấy mẹ cầm roi đứng trên bờ chờ sẵn.
Con sông đã gắn bó thân thiết với người dân quê tôi. Sông cung cấp nước tưới cho đồng ruộng quê tôi xanh bát ngát, lúa trĩu bông. Dòng sông còn vỗ về, ôm ấp lũ trẻ chúng tôi lớn lên. Sáng sáng, chúng tôi chèo xuồng qua sông đi học. Mùa mưa, chúng tôi chèo xuồng đi bẻ cà na, đi hái bông điên điển về nấu canh chua. Biết bao nhiêu kỉ niệm của chúng tôi đã diễn ra trên con sông quê hương.
Chúc học tốt !!!!!!!!!!
Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm).[3] Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.
Châu Nam Cực, xét trung bình, là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và cao nhất trong tất cả các lục địa.[4] Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục.[5] Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C (−129 °F), dù vậy nhiệt độ trung bình quý III (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 đến 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.
Mặc dù những huyền thoại và suy đoán về Terra Australis ("vùng đất phía nam") đã có từ lâu, châu Nam Cực chỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1820 bởi hai nhà thám hiểm người Nga Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev trên hai con tàu Vostok và Mirny. Tuy vậy, do môi trường khắc nghiệt, thiếu nguồn tài nguyên dễ tiếp cận, và tính biệt lập, châu Nam Cực vẫn bị bỏ mặc trong phần còn lại của thế kỷ 19. Cuộc đổ bộ được xác nhận đầu tiên do một nhóm người Na Uy thực hiện vào năm 1895.
Hiệp ước Nam Cực được ký năm 1959 với sự tham gia của 12 quốc gia; cho đến nay đã có 49 quốc gia ký kết. Hiệp ước nghiêm cấm các hoạt động quân sự và khai thác khoáng sản, thử hạt nhân và thải bỏ chất thải hạt nhân; ủng hộ nghiên cứu khoa học và bảo vệ khu sinh thái của lục địa. Các thí nghiệm hiện vẫn đang được tiến hành với sự tham gia của hơn 4.000 nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia.
Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm).[3] Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực. . Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn,chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.
Gia đình con có ba thành viên: bố, mẹ, con. Trong đó người mà con yêu nhất là mẹ con. Mẹ con có mái tóc mượt mà và bóng. Khuôn mặt mẹ con rất tròn. Con nhớ, mẹ đã đưa con đi vườn Bách thú, đi chơi, mua quần áo, đi tập xe và đi xem phim. Con còn nhớ những lúc con bị ốm, mẹ luôn chăm sóc con rất dịu dàng. Mẹ còn nấu cháo cho con ăn để con mau khỏi bệnh. Con rất biết ơn những gì mẹ đã dành cho con.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học…
Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng.
Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.
Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!