Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Nhà em ở Hòn Gai, trông ra biển Đông suốt ngày đêm ì ầm sóng vỗ. Những con tàu cập bến ăn than; những chiếc thuyền đánh cá đậu đầy mặt nước tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, sầm uất của vùng biển quê hương. Sáng sáng, em có thói quen cùng với bố chạy bộ trên bãi cát để chờ đón mặt trời lên.Tang tảng sáng, mọi vật còn loà nhoà trong màn sương mỏng. Rừng phi lao rì rào trong làn gió mang hương vị mặn mòi của biển. Phía Đông, bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng đục sang màu hồng phớt. Những tia sáng hình rẻ quạt xuyên qua lớp mây báo hiệu mặt trời sắp mọc. Mặt trời từ trong lòng biển dần dần nhô lên như một quả bóng khổng lồ màu lòng đỏ trứng gà.
Lúc mặt trời đã nhô lên. hết, cả mặt biển bỗng sáng bừng lên, lấp lánh ánh vàng. Bầu trời trong xanh, gió lồng lộng thổi. Đàn hải âu thức giấc tự bao giờ đang chao nghiêng đôi cánh bay là là sát mặt nước, cất lên những tiếng kêu quen thuộc. Ngoài xa, từng đợt, từng đợt sóng rì rào nối tiếp nhau ùa vào bờ cát.
Trên bãi biển, ngư dân đang hối hả chuẩn bị cho đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Tiếng cười, tiếng nói rộn rã. Có chiếc tàu nào đấy kéo còi. Tiếng còi trầm ấm lan xa trên mặt biển lúc bình minh. Một ngày mới bắt đầu.
Cảnh mặt trời mọc trên biển Đông đẹp như một bức tranh sơn mài lộng lẫy. Sáng nào em cũng được chứng kiến cảnh tượng huy hoàng ấy nhưng vẫn có cảm giác say mê, thích thú như buổi ban đầu
Tham khảo nha em, hơi dài chút xíu:
Bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân là một tác phẩm đặc sắc mà ở đó đoạn tả mặt trời mọc trên biển đã gây cho em sự thích thú, ham mê và trí tưởng tượng sâu sắc nhất.
Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.
Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi- Cảnh rất thực mà đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khiết. Nguyễn Tuân đã khéo léo, tinh tế tạo ra cái “phông”, cái nền cho vầng dương hiện trên mặt biển: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng ở đây thật là đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. “Thực” là vì qua làn hơi nước của mặt biển, mắt thường có thể nhìn rõ hình dáng “tròn trĩnh” của vầng thái dương. Mặt trời lúc ấy dịu êm, chưa chói loá, chưa làm nhức mắt, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng mặt trời hiền hoà phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Không dừng ở đó, óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của Nguyễn Tuân đã biện những lời văn miêu tả của ông thành một bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực. Người đọc chưa hết sững sờ trước hình ảnh so sánh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, thì lại sững sờ trước một vẻ đẹp kì ảo khác: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bâng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Ba tính từ đặt liên tiếp cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng tả màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho nó nổi bật lên trên cái mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Màu hồng và màu ánh bạc là hai màu sắc có sức gợi cảm của tranh sơn mài, cũng là hai màu sắc chủ đạo của bức tranh này.
Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả là tặng vật vô giá của thiên nhiên ban cho người lao động suốt đời gắn bó với biển cả. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Câu văn đẹp, một vẻ đẹp cổ điển, mẫu mực. Hình ảnh so sánh vầng mặt trời và bầu trời trên biển Cô Tô như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh... là một hình ảnh hết sức trang trọng, uy nghi, lộng lẫy và giàu chất nhân bản vì nó hướng tới “Con người”, vì “Con người”, kính trọng người lao động. Ta như có cảm giác thiên nhiên vĩ đại đang tự đẹp lên vì “Con người”, đang cung kính dâng lễ phẩm trong buổi lễ mừng thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Và cùng lúc, chúng ta đón nhận mâm lễ phẩm của Nguyễn Tuân, một mâm lễ phẩm sang trọng, ông dâng cho muôn thuở văn chương: những trang viết tài hoa, huy hoàng của ông! Đến đây, người đọc cảm phục Nguyễn Tuân vì tài văn chương mà cũng vô cùng kính trọng cái “tâm” rất đẹp của ông. Cái “Tâm” rất đẹp của Nguyễn Tuân luôn hướng về người dân lao động của đất nước mình.
Bức tranh bình minh trên biển Cô Tô sẽ giảm đi rất nhiều vẻ đẹp nếu như nhà văn không điểm vào đó mấy cánh chim không khi nào thiếu vắng trên biển. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Đôi nét chấm phá cuối cùng đã hoàn tất bức tranh, làm cho bức tranh sống động, đầy chất thơ. Đây là những cánh chim xưa thường chấp chới, sáng lên trong những áng thơ cổ điển. Trong đoạn văn này, những cánh chim biển nhỏ nhoi có tác dụng rất lớn: nó thổi hồn thơ vào văn xuôi. Phải chăng đó là nét tài hoa của ngòi bút văn chương Nguyễn Tuân.
Em chưa một lần được ngắm cảnh bình minh ở biển. Nhờ đoạn kí của Nguyễn Tuân đã giúp em chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và kì diệu của mặt trời mọc trên biển Cô Tô. Cảm ơn nhà văn với trí sáng tạo đã khám phá, đã “vẽ” lên trong văn chương vẻ đẹp của Cô Tô, giúp ta thêm yêu vùng đảo xa xôi này. Cảm ơn Nguyễn Tuân đã dạy ta cả cách đến với “Cái đẹp”.
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Chúc bạn học tốt!
1. Một bức tranh về không khí yên ả thanh bình của làng quê người Việt Làng quê người Việt vốn có một không khí yên ả thanh bình cố hữu sau luỹ tre xanh. Ở đó tồn tại một nền văn minh nông nghiệp ngàn đời. Rất ít biên động, rất ít đổi thay đến mức người ta tưởng như sinh ra đất trời vốn thế. Trình độ sản xuất đã không cao, quan hệ giữa con người với nhau lại là quan hệ truyền thống (trong họ, ngoài làng). Đời sống vật chất và tinh thần ấy đã tạo nên một không khí làng quê thuần khiết. Không khí ấy đã biến đổi dần đi trong quá trình đô thị hoá. Và chính từ quá trình ấy, những gì một đi không trở lại mới được nhớ về như một hoài niệm xa xôi. Những ngày ấy, mùa hè là ngày hội của hoa thơm, bướm lượn. Hoa thì đủ các loài : hoa lan, hoa móng rồng, hoa dẻ. Mỗi thứ hoa mỗi sắc, mỗi hương : hoa lan nở trắng, hoa dẻ từng chùm, còn hoa móng rồng thì bụ bẫm và thơm mùi mít chín. Những loài hoa hào phóng ấy đem đến cho quê làng một không gian đặc quánh mùi thơm. Nó có sức hấp dẫn với cả muôn loài, nhưng trước hết là với ong, với bướm. Cuộc giành giật để phân chia lãnh địa giữa chúng hết sức tự nhiên và chiến thắng bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh. Tính cách giống loài của chúng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ : ong vàng, ong vò vẽ, ong mật, chẳng cần biết phải trái ra sao, tất cả đều xông vào đấu lực, còn các cô bướm hiền lành thấm nhuần phương châm xử thế "tránh voi chẳng xấu mặt nào" lặng lẽ bay đi. Nhưng, dù sao đó chỉ là một khúc dạo đầu. Thế giới của loài chim xuất hiện trên bầu trời bằng tiếng kêu dõng dạc của con bồ các. Mỗi loài có một tập tính riêng, cả chim hiền và chim ác. Chim hiền thì thân thiết với nhà nông, gần gũi với con người : sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu, riêng con sáo đen nhà bác Vui tọ toẹ học tiếng nói con người, biết tự bay đi kiếm ăn nhưng chiều chiều lại trở về với chủ. Con tu hú là bạn của mùa vải như vị thiên sứ báo tin vui, nó đến và đi bất chợt. Còn chim ác như những nhân vật phản diện trong truyện cổ tích. Chúng không những có hình dáng khó coi mà còn vô cùng hiểm độc. Như con diều mũi khoằm giả vờ bay liệng trên cao như một kẻ vô tâm nhưng khi đánh hơi được con mồi, nó lao như mũi tên xuống đất. Không cao đạo kiểu cách như diều hâu, quạ, dù là quạ đen hay quạ khoang đều là những kẻ phàm ăn, tục uống. Không bắt được gà con,, không ăn trộm được trứng, chẳng một chút nề hà, nó sà ngay vào chuồng lợn, không cần kén cá chọn canh. Nhưng quạ, diều hâu không đáng sợ bằng chim cắt. Thân nhỏ nhưng bay nhanh, trở thành một thứ hung thần, một loại quỷ đen khủng khiếp, cắt là một nỗi kinh hoàng với một thứ vũ khí lợi hại vô song: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Ám ảnh đối với trẻ thơ đã đành (bao nhiêu con bồ câu của nhà chú Chàng đã bị chim cắt xỉa chết), mà tất cả loài chim đều chưa ai địch nổi. Như thế là xã hội loài chim dưới con mắt tò mò, ưa khám phá, tìm tòi luôn có vấn đề đặt ra với nó. Phải có một Thạch Sanh, phải có một chàng hiệp sĩ. Nhưng bất ngờ thay, chàng hiệp sĩ ấy vóc dáng mới nhỏ bé làm sao, lại bị nghi oan là kẻ cắp. Tên tội đồ chịu tiếng xấu, nhưng trước bất công đã không thể làm ngơ. Chính nó đã lao vào đánh con diều hâu túi bụi. Chính nó đã tổ chức bủa vây làm cho quạ đổn không còn đường thoát phải "đến chết rũ xương". Và lần này nữa, trước loài cắt dữ gian manh, những chú chèo bẻo đã dũng cảm lao vào thử sức. Việc mạo hiểm ấy vốn đã ấp ủ từ lâu nhưng chưa có cơ hội ra tay, lần này thì cơ hội kia đã đến, hơn thế lại có sự cổ vũ nhiệt tĩnh của đám khán giả vô tư. Cắt đã bị thua, có lẽ lần đầu tiên chịu thua, như những chiếc máy bay B52 "quay tròn xuống đồng Xóc" mà không biết vì sao. Còn đối với bọn trẻ trong xóm, chiến thắng của chèo bẻo hiển hách như một kì công. Tính chất vô tư của bức tranh tả cảnh giúp ta hình dung : xã hội làng quê người Việt là một xã hội bằng phẳng, yên ả, thanh bình, cố hữu. Đã bao nhiêu đời như thế, tưởng không thể đổi thay. Không gian mà con người ưu ái dành cho các loài hoa bướm, loài chim là sự tĩnh mịch, êm dềm. Đó là nnững cảnh tượng quen thuộc đến mức cứ tưởng nhắm mắt lại là nó lập tức hiện ra: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không... (Tô Hữu — Khi con tu hú) 2. Những quan điểm thẩm mĩ dân gian và triết lí dân gian Quan điểm thẩm mĩ dân gian trước hết là cái nhìn xã hội loài vật như xã hội loài người, con vật như con người. Khác với loại truyện ngụ ngôn, các con vật ở đây hiện ra như những nhân vật cụ thể và sinh động hết sức khách quan, chứ không để minh hoạ cho một bài học luân lí hay triết lí. Mỗi loài vật có một tính cách riêng. Vì vậy, có những con vật đáng ghét, con vật đáng thương. Nhưng sự đáng ghét hay đáng thương cũng ở nhiều cấp độ. Như ở loài chim ác, loài quạ đen, quạ khoang chẳng hạn : bắt gà con, trộm trứng gà là việc bất lương, nhưng không săn bắt được lại rơi vào thế đường cùng thì cũng có một cái gì thật tội. Còn những con chim hiền lành, nhất là dũng cảm như chèo bẻo mà mang tiếng xấu suốt đời thì ai là kẻ minh oan ? Riêng cuộc kịch chiến của gà mẹ với diều hâu, người đọc không khỏi nghĩ đến một tình cảm sâu nặng của con người : tình mẫu tử. Còn triết lí dân gian : đó là bài học về sức mạnh của sự đoàn kết: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Một con chèo bẻo đơn phương độc mã làm sao trị nổi diều hâu, quạ, cắt ? Ba lần lập cồng là ba lần chứng thực sức mạnh của bầy đàn (mà con người gọi là đoàn kết). Đối lập với sự đoàn kết là cái cô độc của sự lẻ loi : Nghèo ăn bắp, họp đông vui Còn hơn giàu có mồ côi một mình (Tục ngữ) Con bìm bịp là tượng trưng cho sự cô đơn, sự lảng tránh xã hội. Suốt ngày, suốt đêm phải chui rúc trong bụi cây, có lẽ đó là sự trừng phạt tinh thần thích đáng nhất, dành cho nó và đối với nó cũng là sự ân hận, giày vò nhất của lương tâm. Bài học "ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo" cũng thể hiện sinh động ở đây. Người "ở hiền" là đám gà con, chú bồ câu và cả chim chèo bẻo nữa. Còn cái ác, chính nó lại tự đào hố chôn mình, kẻ "gieo gió phải gặt bão". Ngoài quan điểm thẩm mĩ dân gian, triết lí dân gian, còn có các yếu tố của nén văn hoá dân gian. Đó là những bài hát đồng dao (Bồ các là bác chim ri,...), các thành ngữ được sử dụng đúng lúc, đúng nơi (Dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già,...), các câu chuyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo,...), v.v. Những yếu tố văn hoá dân gian này làm cho bài văn có một không khí nửa hư nửa thực, vừa mới vừa cũ rất hay và đáng được nhớ, được sẻ chia, được đồng tình và trân trọng.
Nguon : http://hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-tac-pham-lao-xao-cua-duy-khan-22-1748.html
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Chúc bạn học tốt!
Em chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em.
Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.
Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.
Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.
Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.
Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.
Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.
Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.
Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.
Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”.
Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…
Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.
Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.
Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình. Em chỉ muốn nói như nhà thơ nào đó đã nói, đại khái là:
“Một góc trời nào, Tổ quốc cũng là tranh”.
BÀI THAM KHẢO 2
Vẻ đẹp của thiên nhiên và hình ảnh con người lao động ở đảo Cô Tô được nhà văn Nguyễn Tuân cảm nhận vả nêu lên những suy nghĩ rất phong phú và đa dạng. Phong cảnh và con người dưới ngòi bút nghệ thụật sắc sảo, già dặn của tác giả làm cho đảo Cô Tô đã đẹp càng gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.
Từ vị trí đứng trên cao, toàn cảnh Cô Tô được hiện ra qua cảm nhận của nhà văn, gây nên những hứng thú về cái đẹp lộng lẫy của đảo trong buổi sáng đẹp trời, sau cơn bão.
Nhà văn quan sát và cảm nhận bằng nhiều giác quan nêu màu sắc của nắng, gió và nước biển ơ đây thật sinh động.
Ông đã hòa hợp sự miêu tả với cảm nhận, suy tưởng, nên phát hiện thấy “ánh sáng” là “ảnh trắng'“ và vận động: “nắng rung mạnh, nắng nổi gân trên bầy nạp buồn” Nắng còn được nhà văn diễn tả có hình khối: “nắng phồng lên từ phía này sang phía kia”.
Trên trời là nắng, dưới biển là nước, con thuyền ơ giữa trời và nước, lướt sóng đưa người đi thăm đảo Cô Tô. Màu nước biển đẹp quá khiến nhà văn xúc động, khơi nguồn liên tưởng phong phú và sử dụng vốn từ giàu có để vừa miêu tả và cảm nhận ở các mức độ của màu xanh nước biển. Những cái màu xanh phong phú, kỳ diệu đến nỗi dù từ ngữ tung hoành đến mấy cũng phải bất lực, khiến nhà văn phải thốt lên: “Chữ không tài nào tuôn ra kịp được với nhịp sóng”. Thật vậy! Khi miêu tả cái màu xanh ấy, có màu xanh rất thật, rất cụ thể như: “lá chuối non, lá chuối già, màu cốm làng Vòng mùa thu, màu ngọc bích…” và có những màu xanh trừu tượng chỉ có ghi ở trong sách vở, trong kí ức và suy tưởng, nhưng rất gợi cảm như “màu áo Kim Trọng” rút ra từ câu Kiều:
Tuyết in sắc ngựa câu dòn
Có pha màu áo nhuộm non da trời,
Và màu áo quan Tư Mã Giang Châu, rút ra từ bài thơ Tỳ Bà hành của Bạch Cư Dị:
Lệ ai chan chứa hơn người
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh
Một cách tả cảnh đầy ấn tượng và độc đáo khi nhà văn tả mặt trời. Ta thấy tác giả như một họa sĩ khéo tay pha màu để phác họa hình ảnh và miêu tả, cảm nhận cho hết cái đẹp kì vĩ của mặt trời. Bởi vậy màu sắc rự rỡ đầy ấn tượng được bộc lộ như “đỏ, hồng bạc, ngọc trai”… Và hình ảnh cụ thể là một mặt trời “tròn trĩnh”. ’Những phần diễn tả bằng cảm nhận, liên tưởng, suy nghĩ, ví von, so sánh mới làm ta thích thú. Mặt trời như: “Lòng đỏ một qủa trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm; và dường bệ đặt
lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”
Tiếp đến là một cảm nghĩ vừa chân thành vừa trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Bởi vì hòa vào trong cái đẹp lộng lẫy, đầy sức sống ấy, nổi bật lên là hình ảnh con người. Cái đẹp của biến cả, trời cao, nắng gió… sẽ chìm khuất đi nếu không có con người. Khám phá và tạo ra ở đây là người anh hùng Châu Hòa Mãn trẻ trung, tráng kiện: “ánh nắng chiếu trên hàm răng đều đặn hồng”, “càng trẻ thêm” Đó là người điều khiển con thuyền lướt êm trên mặt: sóng của Đại Môn. Cùng với những con người ở Hợp tác xã Bắc Loan Đầu trẻ trung, là những chủ nhân đích thực, những con người chinh phục biển cả bằng sức mạnh và tài năng của mình.
Tóm lại, với vốn từ ngữ giàu có được sử dụng tốt nhất trong việc cảm nhận, cảm nghĩ bằng tiếp xúc trực tiếp và bằng liên tưởng bất ngờ, bài Cô Tô làm người đọc rạo rực, say mê và có những cảm nghĩ rất sâu sắc theo nhịp trào dâng cảm xúc của nhà văn trước vẻ đẹp của đảo Cô Tô, làm cho người đọc thêm yêu mến đất nước.
Trong xã hội có rất nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Đặc biệt có hai nghề bắt buộc phải đặt đạo đức lên hàng đầu là dạy học và làm thuốc. Truyện Thầy thuốc giỏi cổi nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trưng (con trai trưởng của vua Hồ Quý Ly), viết vào khoảng nửa dẩu thế ki XV trên dất Trung Quốc kể về một bậc lương y tinh thông nghề nghiệp và giàu lòng nhân đạo. Truyện ca ngợi phẩm chất, cao quý của Thái y lệnh Phạm Bân: hết lòng vì dân nghèo, quên mình để cứu người, bất chấp quyền uy vua chúa cũng như sự nguy hiểm đến tính mạng bản thân. Truyện gồm ba đoạn có liên quan chặt chẽ với nhau trong việc bộc lộ chủ đề của truyện. Đoạn đầu giới thiệu tên tuổi, chức vị, công đức của Phạm Bân. Đoạn giữa kể về một tình huống gay cấn có tính chất thử thách, qua đó y đức của ông được bộc lộ rõ nhất. Đoạn cuối nhấn mạnh y đức sáng ngời của bậc lương y đã truyền cho con cháu, giúp con cháu giữ vững nghiệp nhà, tiếp tục cứu đời. Công đức của lương y Phạm Bân rất lớn, không phải thầy thuốc nào cũng làm được như ông. Ông đã dốc toàn tâm, toàn ý, toàn lực để cứu người mà không nề hà, không tính toán thiệt hơn. Phạm Bân đã đem hết tiền của trong nhà ra mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ. Dẫu bệnh nặng đến đâu chăng nữa ống cũng không né tránh. Lương y làm nhà cho họ ở, chu cấp cơm cháo đầy đủ và chữa bệnh không lấy tiền, ông đã cứu sống hơn ngàn người trong những năm đói kém, dịch bệnh. Nhưng điều làm ta cảm phục nhất là việc ông đã quyết tâm cứu sống người đàn bà nghèo trước rồi sau đó mới chữa bệnh cho quý nhân trong cung vua, dù đã có lệnh của vua. Thái độ tức giận cùng với lời nói có ý đe dọa của quan Trung sứ: – Phận làm tôi, sao được như vậy ? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng? Đã đẩy lương y Phạm Bân vào một tinh huống éo le khó xử. Đây là một thử thách gay go buộc ông phải có sự lựa chọn đúng đắn giữa việc cứu người dân thường sắp chết với việc thực hiện phận sự của một kẻ bề tôi. Thái độ dứt khoát và cương quyết của ông chứng tỏ uy quyền vua chúa không thắng nổi y đức của một bậc lương y chân chính, ông không sợ mắc tội “phạm thượng", không sợ nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ nghĩ đến trách nhiệm của người thầy thuốc, ông đã vượt qua thử thách một cách nhẹ nhàng. Phạm Bân không chỉ có trái tim nhân hậu và bản lĩnh cứng cỏi mà còn tỏ ra rất thông minh trong ứng xử. Câu nói : Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trồng vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát đã nhấn mạnh đến trách nhiệm nặng nề của người thầy thuốc, khơi dậy tình thương và lòng bao dung của nhà vua và tỏ rõ lòng thành của một bề tôi. Nếu như nhà vua là người có lương tâm, chắc chắn sẽ cảm động và không trị tội ông. Quả thật, lúc đầu nhà vua tức giận, nhưng sau khi nghe Thái y lệnh trình bày thì không những hết giận mà còn ban khen. Điều dó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua sáng suốt và nhân đức. Phạm Bân lấy tấm lòng chân thành của mình để tấu trình điều hơn lẽ thiệt, từ đó thuyết phục được nhà vua. Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh, trí tuệ và lòng nhân ái. Kết thúc truyện, tác giả kể về con cháu cửa Thái y lệnh và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông. Sự nghiệp của lương y Phạm Bân và con cháu ông đã chứng minh cho quan niệm Ở hiền gặp lành?. Tên tuổi của ông cón lưu truyền mãi trong dân gian. Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mang tính chất giáo huấn khá rõ. Cách viết gần với cách viết kí, viết sử, nghĩa là thiên về ghi chép chuyện người thật việc thật mà không cần thêm thắt. Truyện có bố cục chặt chẽ, hợp lí và cách dẫn dắt gây hứng thú cho người đọc. Tác giả đi chọn lọc và nhấn mạnh vào một tình huống gay cấn (đó là chỉ tiết có thật) để qua đó tính cách nhân vật chính được bộc lộ rõ ràng, gây ấn tượng khó quên. Trong khi thể hiện tính cách nhân vật, tác giả còn tạo ra những lời đối thoại sắc sảo, chứa dựng ý tứ sâu xa. Do đó, truyện vừa có giá trị nội dung lớn, vừa có già tri nghệ thuật cao. Theo: Thái Bảo . Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Phat bieu cam nghi ve truyen Thay thuoc gioi cot o tam long – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của. dạy học và làm thuốc. Truyện Thầy thuốc giỏi cổi nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trưng (con trai trưởng của vua Hồ Quý Ly), viết vào khoảng nửa dẩu thế ki XV trên dất Trung Quốc kể về một bậc lương. truyền mãi trong dân gian. Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mang tính chất giáo huấn khá rõ. Cách viết gần với cách viết kí, viết sử, nghĩa là thiên về ghi chép chuyện người thật.
Các cụ xưa đa từng nói “lương y như từ mẫu”, “thầy thuốc như mẹ hiền” đó là những kinh nghiệm được đúc kết từ xưa tới nay, điều đó được thể hiện rõ nét qua tác phẩm Thầy thuốc cốt nhất ở tấm lòng. Trong xã hội mỗi ngành nghề đều có những phẩm chất riêng đối với ngành Y đó là phẩm chất quý trọng mạng sống cũng như tấm lòng thương người của những vị lương y đó là cơ sở cũng như lòng thương yêu con người của những Bác sĩ chữa bệnh cứu người.
Ông là một vị lương y có tấm lòng nhân hậu, giàu đức hy sinh ông sẵn sang hy sinh tính mạng của mình để cứu chữa cho những người dân nghèo. Ông quả thật là một vị lương ý tốt và là người đã cứu sống hang nghìn người dân nghèo đang trong tình trạng đói khổ.
Ông không chỉ có trái tim nhân hậu mà ông còn là người có bản lĩnh cứng cõi, rất thông minh trong những khuôn phép ứng xử, ông đã làm cho vua, khơi dậy lòng bao dung và tình thương của vua đối với dân chúng nghèo đói. Nếu như nhà vua có lương tâm thì chắc chắn sẽ cảm động trước những lời nói của ông. Lúc đầu nhà vua có tức giận nhưng sau khi nghe lương y trình bày nhà vua không những không tức giận mà còn ban khen cho ông, lương Y là người có công thức tỉnh trong con người nhà vua những phẩm chất thương dân cứu nước, vị vua Trần Anh Quang là 1 vị vua sáng suốt và có tấm lòng yêu nước thương dân. Phạm Bân là một lương y có tài đức vẹn toàn, ông có công rất lớn đối với người dân cũng như có công rất lớn đối với việc thức tỉnh cái tâm trong lòng vua Trần Anh Quang. Sự ngợi khen của người dân đối với gia đình ông, sự nghiệp của ông và những lời khen ngợi của người đời được đúc kết qua câu nói ở hiền gặp lành.
Nếu ai đã một lần đọc văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân, chắc hẳn không thể quên được hình ảnh mặt trời mọc trên đảo. Cảnh bình minh ở nơi đây thật khác so với cảnh bình minh ở nơi khác. Bằng biện pháp so sánh vô cùng đặc sắc, thú vị, tác giả đã tạo nên một cảnh bình minh thật huyền ảo, đẹp đến mê hồn. " Sau trận bão... hết mây, hết bụi" một bầu trời thật quang đãng, sáng sủa khi mặt trời lên, bầu trời đó sạch như một tấm kính, có thể nhìn thấy thông suốt, nhìn xuyên qua cả bầu trời. " Mặt trời nhú dần lên... quả trứng thiên nhiên đầy đặn" ông mặt trời từ từ nhô lên cao, tròn trĩnh, đỏ tươi giống như lòng đỏ trứng, điểm thêm vẻ đẹp phúc hậu, rộng lượng, đầy sức sống cho mặt trời qua việc sử dụng biện pháp nhân hóa. Tác giả cũng thật khéo léo khi kết hợp cả biện pháp ẩn dụ, lấy hình ảnh quả trứng để nói đến mặt trời, lấy chiếc mâm bạc để diễn tả mặt biển. Hai thứ này giống như một mâm lễ phẩm dâng tặng những chài lưới trên biển, mong cho họ mãi bền chặt, giữ vững tinh thần lao động không ngừng nghỉ vốn có. " Vài chiếc nhạn mùa thu... là là nhịp cánh..." hình ảnh đó mới thật bình yên làm sao, thật ung dung, thư thái, khiến cho ai một lần đến nơi này cũng không thể nào quên cái vị ngọt ngào, đằm thắm của đảo Cô Tô. Thật lộng lẫy, huy hoàng, thơ mộng biết bao!
Sau khi đọc bài văn, Cô Tô hiện lên với một vẻ đẹp say đắm lòng người. Vẻ đẹp của Cô Tô là một hòn ngọc quý. Cuộc sống lao động của người dân nơi đây cũng đang yêu, đáng mến. Họ chăm chỉ, thân thiện, khỏe khoắn. Cách sử dụng từ ngữ mới mẻ, độc đáo, gợi cảm của tác giả để lại trong người đọc nhiều cảm xúc lạ lẫm, nhiều ấn tượng thú vị. Thông qua bài văn, ta thấy được tình cảm yêu mến của tác giả đối với Cô Tô, ta cũng thấy yêu mến hòn đảo này hơn.