Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Tham khảo nha:
Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo...Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương.Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ rất sống và giàu tính hiện thực. Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách của chị hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.Như vậy, từ hình ảnh " Cái cò lặn lội bờ sông/gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non" và hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong "Tắt đèn", ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới về cả tâm hồn lẫn chí khí.
2. Tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 8 có cùng đề tài là tác phẩm Lão Hạc
Em tham khảo nhé:
Nguồn: Hoidap247
Trong bài Lão Hạc, tình yêu thương con của lão Hạc đã được nhà văn Nam Cao phát hiện và khắc họa vô cùng thành công trong tác phẩm Lão Hạc của mình. Thứ nhất, vì quá yêu thương con nên lão luôn mang cảm giác ân hận khi không lo nổi cưới xin cho con. Vợ lão mất sớm nên lão phải gà trống nuôi con. Tuy nhiên do nhà gái thách cưới quá cao nên lão không lo nổi, người con gái bỏ con lão cưới người khác. Anh con trai vì thế mà phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão vì quá thương con nhưng cũng chẳng biết làm thế nào, dù cho biết đồn điền cao su khó khăn hiểm trở nhưng lão cũng không dám ngăn con. Thứ hai, tình yêu thương con của lão được thể hiện ở việc lão chăm sóc cậu Vàng cẩn thận chu đáo. Phải chăng cậu Vàng là kỷ vật duy nhất mà con trai lão để lại nên bao nhiên tình yêu thương lão dành hết cho nó?(Câu nghi vấn). Chao ôi, lão gọi nó là "cậu" như người với nhau, cho nó ăn trong bát, trò chuyện với nó như những người bạn, rồi tắm cho nó. Tất cả đều là vì lão yêu thương con trai lão quá nhiều. Thứ ba, vì quá yêu thương con nên lão lại lần nữa chịu đau đớn về tinh thần để bán cậu Vàng do cuộc sống quá khó khăn. Lão đau khổ tột cùng, lão cảm thấy như cậu Vàng bị mình lừa. Tất cả đều là vì lão muốn dành tiền cho con sau này trở về. Thứ tư, biểu hiện của tình yêu thương con của lão còn được thể hiện ở chỗ lão nhờ ông giáo lo toan mọi thứ còn lại còn mình thì tìm đến cái chết để bảo toàn số tiền cho con. Lão đã dành hết tình yêu thương của mình cho con.(Câu chủ động) Khi cuộc sống quá đỗi bế tắc, lão không thể làm gì khác để bảo toàn tài sản cho con ngoài việc tìm đến cái chết đau đớn. Chỉ khi lão chết rồi thì lão mới không ăn tiêu vào tiền để dành cho con. Lão chính là người cha trước khi chết đã lo chu toàn mọi thứ cho con mình, quyết giữ lòng tự trọng trọn vẹn. Tóm lại, lão Hạc là người cha yêu thương con, giàu đức hy sinh và lòng tự trọng.