Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nổi bậc nhất trong phong cách hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa lối sống giản dị và khí tiết thanh cao. Đây không phải lối sống kham khổ của những người tự tìm vui trong cảnh nghèo, giản dị mà không sơ sài, đạm bạc không gợi cảm giác cơ cực. Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung. Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn nhà thơ lớn. Vẻ đẹp tâm hồn Người có sự hòa quyện rất mạnh giữa lãng mạn với hiện thực. Bởi thế, tuổi trẻ ngày nay học tập từ phong cách Hồ Chí Minh là cần xây dựng một lối sống giản dị, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Giản dị từ cách sống, cách làm việc, lời nói và trong ứng xử với người khác. Biết tiết kiềm sức lao động, tiết bạc, không xa hoa, lãng phí, không đua đòi, đố kị lẫn nhau. Xây dựng lối sống giản dị là để sống hòa hợp với thế giới xung quanh, chuyển biến của thời đại và gìn giữ phẩn cách chứ không phải làm cho có, để khoe mẽ hay chạy theo xu thế. Ngoài ra, cũng cần tích cực, chủ động trong việc tiếp thu tri thức và văn hóa nhân loại, đặc biệt là qua việc trau dồi vốn ngoại ngữ… Tiếp thu cái mới, cái hiện đại nhưng phải giữ được những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Sống giản dị là lối sống thanh cao, thể hiện bản lĩnh sống mạnh mẽ, tích cực và phù hợp với thời đại ngày nay. Khi thiên nhiên suy kiệt và các giá trị truyền thống đang bị tàn phá nghiêm trọng, đạo đức suy thoái khó cứu vãn, sống giản dị là một trong những cách sống đáng lựa chọn nhất đối với tuổi trẻ ngày nay.
tk
(Cj tự viết mở bài nha , e ko bt diễn đạt).Trc hết ,em hc đc từ Bác tình yêu Nc , yêu nhân dân ,yêu thiên nhiên ,yêu cs . Em cx hc đc từ Bác tinh thần ham hc hỏi , hăng say lao động , tinh thần lạc quan . Chúng em cũng em học được từ bác lối sống giản dị khiêm tốn không cầu kỳ xa hoa lãng phí. Để làm được điều đó em phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất luôn có Ý thức học hỏi hoàn thiện bản thân sống chân thành cởi mở với tất cả mọi người không bi quan chán nản khi gặp những khó khăn thử thách có như vậy ,em mới trở thành một người tốt góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu đẹp
Tham khảo nha !
Trong văn học Việt Nam, cho đến Nguyễn Đình Chiểu, chưa có một hình tượng nhân dân nào chân thực và cảm động hơn người nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông. Nói đúng ra, trước Nguyễn Đình Chiểu, con người bình thường cũng xuất hiện trong văn chương Việt Nam. Tuy nhiên, đó hoặc là những ngư phủ, tiều phu hình bóng thấp thoáng, khi xa khi gần trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, hoặc là đám đông lố nhố, hằng ngày là cục đất củ khoai, khi cỏ dịp trở nên những “kiêu binh” lỗ mãng trong Hoàng Lê nhất thống chí.
Người nông dân xuất hiện trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn khác hẳn. Họ thật sự là những người bình thường, là dân ấp, dân lân, ngoài cật có một manh áo vải. Bản tính lại hiền lành, chất phác, quanh năm suốt tháng côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Bên trong lũy tre làng, họ chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ, thành thục với nghề nông trang: Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm. Nói như nhà thơ Thanh Thảo sau này, “họ lấm láp sình lầy ấy đã bước vào thơ Đồ Chiểu. Đành rằng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã có tấm lòng sáng để phát hiện ra họ, nhưng trước hết bởi dù không áo mão cân đai phẩm hàm văn võ, họ vẫn để lại những vệt bùn làm vinh dự cho thơ”. Đó chính là tấm lòng yêu nước, trọng nghĩa của người nông dân.
Khi nghe tin quân giặc đến, dù là dân thường nhưng những người nông dân vẫn lòng đầy sốt ruột. Trong xã hội xưa, những chuyện quốc gia đại sự trước hết là việc của quan. Dân nghe theo quan mà làm dân. Dân nhìn thấy quan mà theo. Vì thế, họ trông chờ tin quan như trời hạn trông mưa. Mắt còn trông đợi nhưng lòng thì đã rõ:
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Lòng yêu nước không độc quyền của ai. Huống chi, với những người nông dân chân chất, khi mùi tinh khiết vấy vá đã ba năm thì họ ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Vì thế, dù là dân ấp, dân lân, trong tay chỉ còn một tầm vông, họ đã sẵn sàng xả thân vì nghĩa cả:
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ni hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.
Cuộc đối đầu một mất một còn giữa những người nông dân yêu nước với kẻ thù là cuộc đối đầu không cân sức. Họ thất thế ngay từ ban đầu khi tự giác đứng lên, không có ai tổ chức (ai đòi, ai bắt), chẳng có binh thư, binh pháp. Còn quân giặc thì chuẩn bị bài bản, có quy mô, quy củ. Họ thất thế khi xung trận mà ngoài cật có một manh áo vải, trong tay cầm ngọn tầm vông, còn kẻ thù lại có tàu sắt, tàu đồng, đạn nhỏ, đạn to. Song chí căm thù, lòng yêu nước đã khiến những người nông dân trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ, liều mình như chẳng có ai. Ai cũng biết cái giá cuối cùng của hành động ấy. Nhưng nghĩa sĩ nông dân càng biết rõ điều đó:
Một giấc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm trao mộ.
Những nghĩa sĩ nông dân trở thành “những anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang’’ (Phạm Văn Đồng). Hình tượng người nghĩa sĩ chân đất lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam đã mang hình dáng đầy bi tráng. Nó như một tượng đài sừng sững tạc vào không gian lẫn với thời gian để nói với muôn đời rằng: Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.
Sự gắn bó, lòng yêu thương và cảm phục đã khiến Nguyễn Đình Chiếu ghi tạc vào thơ văn mình hình tượng người nghĩa sĩ cần Giuộc thật bi tráng. Hình tượng ấy mang sức nặng của một thời đại “nước mắt anh hùng lau chẳng ráo” và tấm lòng yêu thương bi thiết của nhà thơ mù đất Đồng Nai - Gia Định. Những người anh hùng “sống đánh giặc - thác cũng đánh giặc”. Còn nhà thơ của họ đã dựng lại tượng đài ấy “nghìn năm” trong kí ức tâm hồn của người đời bằng văn chương.
Nhân vật Huấn Cao:
- Hình tượng nhân vật Huấn Cao có tính cuốn hút về nhân cách, tài năng, khí phách anh hùng ngang tàng, một con người mang nét đẹp của khí chất ngang tàng
- Con người sống hiên ngang, đầy tự trọng
+ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ
+ Những người chọc trời quấy nước chỉ đếm trên đầu ngón tay
- Chí lớn không thành, coi thường cái chết, cường quyền
+ Chống lại triều đình, bị bắt giam nhưng không hề sợ cái chết
+ Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng
- Khinh bỉ kẻ đại diện cho cường quyền
+ Khí phách hiên ngang giữa ngục tù
+ Khinh bỉ những kẻ cầm quyền thị oai, tàn nhẫn
- Là người yêu cái đẹp, tạo ra cái đẹp
+ Tài hoa khi viết thư pháp
+ Dành sự tài hoa cho người tri kỉ
- Hình ảnh cao đẹp, uy nghi của Huấn Cao khi cho chữ quản ngục
+ Viết chữ vốn thanh cao
+ Hình ảnh kì vĩ của người tù đeo gông, chân vướng xiềng xích tô đậm nét chữ >< hình ảnh co ro của thầy thơ lại, run run bưng chậu mực khúm núm, tay vái tạ
⇒ Hình tượng Huấn Cao phản ánh tư tưởng nghệ thuật của tác giả về cái đẹp: thiên lương cao cả tỏa sáng chính nơi bóng tối và cái ác ngự trị.
cảm súc là gì ???
cảm xúc của súc vật ???
" Tri kỉ... Để ta đặt hết niềm tin không hoài nghi..."
Mỗi khi câu hát ấy vang lên, lòng tôi lại xốn xang nghĩ đến Linh - người bạn thân duy nhất của tôi. Linh đã sát cánh cùng tôi dẫu lúc vui, buồn hay vào những lúc khó khăn nhất. Đối với tôi, Linh là một người bạn không thể nào quên.
Tôi và Linh học cùng với nhau ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường. Chúng tôi chơi với nhau cũng từ những ngày đó, nhưng để trở thành bạn thân thì tôi cũng không nhớ rõ từ khi nào nữa. Tôi chỉ biết rằng hàng ngày chúng tôi luôn cùng nhau đạp xe đi trên con đường làng thân thuộc. Mỗi khi có tâm sự hay buồn phiền trong lòng thì người đầu tiên tôi tìm đến là Linh. Trong mắt tôi, Linh là một cô bạn rất dễ thương và đáng mến. Bạn có đôi mắt to, khuôn mặt thanh tú với điểm nhấn là cái mũi dọc dừa xinh xinh.
Nhưng có lẽ trong muôn vàn thứ đáng chú ý ấy thì gây ấn tượng với tôi hơn cả là vầng trán cao, rộng biểu lộ sự thông minh, hoạt bát của bạn. Linh học rất giỏi. Năm nào đi thi bạn cũng đứng nhất, nhì của huyện, tỉnh. Những điểm 9, điểm 10 của bạn làm cho cả lớp phải nể phục. Linh hát cũng rất hay. Tôi và các bạn trong lớp đều rất thích nghe Linh hát. Mỗi khi tới lượt bạn biểu diễn thì trong lớp dường như không có lấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng hát như chim sơn ca của bạn. Tiếng hát ấy như xua hết mọi mệt nhọc sau mỗi giờ Văm, giờ Toán căng thẳng. Không những học giỏi, hát hay mà bạn còn là cây văn nghệ của lớp, của trường. Có lần bạn tham gia cuộc thi " Giai điệu tuổi hồng" đã giành được giải quán quân khiến cho mọi người phải trầm trồ, phục bạn. Tôi quý Linh lắm, may mắn nhất trong cuộc đời của tôi có lẽ là được làm bạn thân của bạn. Tôi còn tự hào vì có một người bạn thân luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác. Trong lớp, dù chỉ chơi thân với tôi nhưng không có nghĩa là Linh không hòa đồng với mọi người. Nhắc đến Linh, không ai có thể quên được cái hình ảnh cô lớp phó học tập gương mẫu. Nhìn khuôn mặt bạn lấm tấm mồ hôi mà vẫn say sưa giảng bài cho các bạn học kém, tôi càng thêm khâm phục và yêu quý bạn hơn. Nhiều lúc chúng tôi cứ ngỡ Linh chính là cô giáo nhỏ của mình.
Dáng người nhanh nhẹn với nụ cười luôn thường trực trên môi cũng không che lấp được hoàn cảnh khó khăn của bạn. Nhà Linh không khá giả lắm, lại là chị lớn trong gia đình nên hàng ngày bạn phải giúp bố mẹ trông nom quán ăn nhỏ. thời gian dành cho việc học dường như không có mà bạn vẫn học rất giỏi. Việc đó khiến tôi hiểu được bạn đã khéo léo biết bao trong việc sắp xếp một thời gian biểu phù hợp. Thương biết bao nhiêu cái dáng hình nhỏ bé mà vẫn nhanh nhẹn bưng đồ ăn cho khách của bạn. Những lúc chúng tôi tới quán, dù mệt nhọc, Linh vẫn rất hồ hởi. Khi đó tôi cảm thấy xót xa biết bao cô bạn thuở nhỏ của tôi. Tôi nhớ có lần, hôm đó trời mưa rất to. Những ngả đường vào khu nhà tôi đều bị ngập hết nên tôi không thể đến lớp. Tôi cứ đi đi lại lại, trong lòng bồn chồn không yên. Khi mẹ con tôi chuẩn bị ăn cơm tối thì Linh xuất hiện, quần xắn cao quá gối, đầu tóc ướt rượi, tay cầm một bọc ni-lông. Mẹ tôi đưa cho Linh cái khăn. Bạn vừa lau mặt vừa nói với tôi :
- Nước ngập cao ghê! Biết bạn sốt ruột nên nước vừa rút là mình sang ngay, đem theo cả vở nữa đây. Bạn chép bài đi, chỗ nào không hiểu mình giải thích cho!
Tôi xúc động vô cùng. Linh tận tình và quan tâm tôi quá! Sau sự việc đó, tôi càng thấm thía hơn câu nói:
" Bạn thì có rất nhiều, nhưng bạn thân thì chỉ có một ".
Người bạn thân của tôi là như thế đấy. Đã là bạn suốt đời là bạn, phải sống trước như sau, không quan tâm giàu hay nghèo và vẫn bền lâu tình bạn. Dù sau này có phải xa nhau, tôi vẫn hi vọng rằng chúng tôi sẽ là bạn thân mãi mãi và lại có thể chia ngọt sẻ bùi cùng nhau:
" Bạn là đại dương còn tôi là sóng biển
Đại dương buồn sóng biển cũng mênh mông."