Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.
Đáp án cần chọn là: D
Tham khảo:
Các ý cần trình bày là:
- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Tự tình (bài II) được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hoà trong:
+ Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.
+ Sử dụng nhiều từ ngữ thuần Việt.
+ Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao,...
- Cảm nghĩ: Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh thi sĩ là Bà Chúa thơ Nôm.
1. Mở bài
- Giới thiệu về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương: “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
2. Thân bài
– Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ
+ Hoàn cảnh:
Thời gian nghệ thuật: đêm khuya.
Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian.
+ Tâm trạng buồn tủi của nữ sĩ:
Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận.
“Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn.
– Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất
+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá hiên ngang tồn tại đầy mạnh mẽ: “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”.
+ Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu:
Làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây.
Ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả.
– Bài thơ kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi.
+ “Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm.
+ Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân.
+ Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại.
3. Kết bài
Khái quát giá trị của bài thơ: Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữa vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.
1. Phân tích đề
- Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương
- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận
- Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ.
- Thao tác nghị luận là phân tích, cảm nghĩ, khái quát.
2. Lập dàn ý
a, Mở bài: Giới thiệu bài thơ “Tự tình” hoặc “Bánh trôi nước” cùng tài năng của Hồ Xuân Hương
b, Thân bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua
- Sử dụng thơ Nôm một cách nhuần nhuyễn
- Sử dụng các từ ngữ thuần Việt:
+ Bánh trôi nước: Trầu hôi, quệt, vôi, xanh, lá, vôi, của, ...
+ Tự tình II: Trống canh, dồn, trơ, xế, xiên, đâm toạc, hòn...
- Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu: “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám – Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
- Sử dụng câu so sánh: Xanh như lá, bạc như vôi”
c, Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ đó
- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.
- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.
- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.
Tham khảo:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương (đặc điểm sáng tác, những sáng tác chủ yếu,...)
- Giới thiệu về bài thơ Tự tình (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ,....)
- Nêu vấn đề nghị luận: tâm sự của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình.
2. Thân bài
a. Hai câu đề: Nỗi cô đơn, trống vắng
- "Đêm khuya": Thời gian thực nhưng đồng thời cũng là thời gian nghệ thuật, nhấn mạnh sự cô đơn của nhân vật trữ tình.
- "Văng vẳng": m thanh của tiếng trống canh dồn từ xa vọng lại như làm cho thời gian, tuổi xuân của người phụ nữ trôi đi nhanh hơn.
- Đảo ngữ "trơ cái hồng nhan" càng tô đậm nỗi bẽ bàng, tủi hổ của người phụ nữ.
b. Hai câu thực: Nỗi buồn tủi, bẽ bàng, xót xa trước hoàn cảnh của bản thân
- Sử dụng rất tài tình cụm từ "say lại tỉnh", "khuyết chưa tròn" đã tô đậm bi kịch về thân phận của người phụ nữ với tình duyên lỡ dở.
- Cách nói ẩn dụ "vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" đã thể hiện một cách sâu sắc rằng tuổi xuân, thời son trẻ của người phụ nữ đã qua đi nhưng tình yêu, hạnh phúc vẫn chưa vẹn tròn, viên mãn
c. Hai câu luận: Thái độ phẫn uất, phản kháng trước "bi kịch duyên phận" và số phận hẩm hiu
- Nghệ thuật đảo ngữ cùng việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh "xiên ngang", "đâm toạc" đã làm nổi bật cái dữ dội, quyết liệt của sự phản kháng.
- Hai câu thơ như vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên tiềm tàng sức sống dù bị nén xuống nhưng vẫn đang cố gắng vùng vẫy, cựa quậy vươn lên thật mạnh mẽ chứ nhất quyết không chịu đầu hàng số phận.
- Sự phản kháng, phẫn uất ấy của thiên nhiên hay phải chăng đó chính là sự phẫn uất, phản kháng của người phụ nữ trước số phận của mình.
- Hai câu thơ ấy đã thể hiện bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương
d. Hai câu kết: Sự ngán ngẩm, buông xuôi và bất lực
- Xuân đi xuân lại lại" chính là bước chuyển của thời gian, mùa xuân này đi mùa xuân khác sẽ lại tới song " là lúc tuổi xuân của người phụ nữ đã mãi mãi mất đi.
- Một chữ "ngán" thôi đã diễn tả nỗi đau, sự ngán ngẩm, chán chường của người phụ nữ chán thì quá lứa, lỡ dở tình yêu và hạnh phúc.
- Tình yêu đã bị vỡ tan thành nhiều "mảnh" thế mà còn chua chát hơn khi lại "san sẻ tí con con" nên người phụ nữ đành nín lặng và chấp nhận.
3. Kết bài
Khái quát về cái tôi trữ tình trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương và nêu cảm nghĩ của bản thân.