K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BỨC THƯ GỬI TOÀN NHÂN LOẠI Xin chào,
Tôi là một người Việt Nam sau khi đọc Việt Nam 2035 tôi thấy hoàn toàn bất lực.
Nghĩ rằng mình cần phải có những giải thích và kiến nghị cụ thể nên viết bức thư này để gửi đi. Nhằm tạo dựng một thế giới, một xã hội mới tốt đẹp hơn. Văn hóa phương Đông thường hay nói
Ôn cố tri tân việc ngày nay
Cùng xem lịch sử địa cầu
Đông phương huyền bí ranh chia rõ ràng Người phương Đông nói người Tây
Là chỉ những người ngoài văn hóa (phương đông)
Con người đều giống như nhau
Tại sao Đông — Tây phân biệt? Vì do địa hình khí hậu,
Cùng với văn hóa lịch sử xưa nay.
Phương Đông lấy nền đạo đức
Gieo trồng sống với thiên nhiên Phương tây khí hậu khắc nghiệt
Phải tranh đấu với tự nhiên
Trung Quốc cũng vị trí tương đồng
Nhưng vì thống nhất chung văn hiến dài Phương Tây độc lập chia cắt
Nên mỗi đất nước tự cường riêng ra
Văn hóa phân biệt rõ ràng
Bởi vì chia cắt khắc nghiệt tự nhiên Đông phương văn hiến đẹp xinh
Dân chúng nơi nơi thái bình vui vẻ
Nền văn hiến, quốc gia tàn lụi
Là vì giặc giã xâm lăng nước nhà Giờ đây thế giới định hình
Người ta lại tìm đến sự đoàn kết
Hãy lấy nền văn hóa làm đầu
Như Đông phương cũ đẹp xinh tình người Không sợ giặc giã lấn xâm
Cái nền văn hiến thăng hoa tinh thần
Lấy lời cổ nhân khuyến giáo
Giải phóng tinh thần tư tưởng chúng nhân. Đoàn kết là cái gốc tương sinh
Giúp nhau chống chịu những lần khó khăn
Giúp nhau bảo vệ thái bình
Giúp nhau sống kiếp thăng hoa trong đời. Phục hồi Nho giáo, đạo giáo
Luyện tập đạo đức, thăng hoa giải phóng tâm trí
Sống hòa hợp với tự nhiên, an vui trong cuộc đời
18 tháng 9 2021

Tác giả kêu gọi nhân loại chống lại vũ trang bằng cách: hãy "tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng".

Tham khảo:

Đó là lời kêu gọi của ông chống lại chiến tranh hạt nhân chống lại cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Kêu gọi mọi người: “Hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình công bằng”. Ông đã có một đề nghị táo bạo đó là “mở ra một nhà băng lưu chị nhớ có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân” để nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại và biết đến thủ phạm đã gây ra sự lo sợ đau khổ cho con người, biết những tên mắt điếc tai ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình kêu gọi để được sống hạnh phúc.

16 tháng 7 2017

mình nghĩ là như vậy còn nếu sai mong bạn thông cảm nha !

Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.

Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.


17 tháng 7 2017

nhưg cái này có lquan j đến câu hỏi cuả mk đôu

Câu 1. Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, tác giả đã kêu gọi: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng …”.a.     “Việc đó” mà tác giả nhắc tới ở câu văn trên là gì?b.    Em hãy cho biết, ngày 27 - 28 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội diễn ra sự...
Đọc tiếp

Câu 1. Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, tác giả đã kêu gọi: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng …”.

a.     “Việc đó” mà tác giả nhắc tới ở câu văn trên là gì?

b.    Em hãy cho biết, ngày 27 - 28 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội diễn ra sự kiện gì có vai trò rất quan trọng đến “việc đó” mà nhà văn vừa đề cập ở trên?

c.      Em hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong việc bảo vệ, phát triển đất nước ở thời bình để có thể “tham gia vào bản đồng ca” mà tác giả đề cập tới. (Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu để trình bày ý kiến của mình).

 

 

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

          Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điề đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó sẽ nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

                   (Trích Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác-két, Ngữ văn 9, tập I, trang 17)

a.      Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

b. Thái độ của tác giả như thế nào khi viết về vấn đề này?

c. Từ nội dung đoạn trích, trình bày suy nghĩ của em trong một đoạn văn khoảng 12 câu về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình đối với nhân loại.

d. Kết hợp nội dung văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” và hiểu biết của bản thân, em hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa tác hại của chiến tranh hạt nhân và thảm họa động đất, sóng thần. (Viết ngắn gọn khoảng 8 câu).

 

0
ĐỀ 3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.“Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc....
Đọc tiếp

ĐỀ 3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
“Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến tên thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước nhũng lời khẩn cầu hòa bình,
những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng bằng những phát minh dã man nào, nhân danh những ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này ”.
(“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – G.G. Mác- két).
Câu hỏi
a. G.G. Mác- két đã lên án điều gì trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
b. Gạch chân dưới các trạng ngữ trong đoạn văn trên.Việc tách các trạng ngữ thành câu riêng trong đoạn văn có tác dụng gì?
c. Lấy chủ đề  “Khát vọng hòa bình”, em hãy triển khai thành một đoạn văn diễn dịch dài khoảng 10  đến 12 câu.

0
2 tháng 7 2016

- Lí lẽ: “Chỉ sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.”

+ Dẫn chứng về chương trình không thực hiện được của UNICEF vì thiếu kinh phí;

+ Dẫn chứng về y tế;

+ Dẫn chứng về tiếp tế thực phẩm;

+ Dẫn chứng về giáo dục.

- Điều quan trọng là: trong mỗi dẫn chứng, tác giả đã đưa ra sự so sánh cụ thể để làm nổi bật tính phi lí của chạy đua vũ trang. Những số liệu cụ thể trong mỗi sự so sánh tự nó có sức thuyết phục mạnh mẽ.

2 tháng 7 2016

- Chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B  và gàn 7000 tên lửa vượt đại châu đủ để giải quyết các vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên thế giới

- Giá của 10 tàu sân bay Ni- mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh 14 năm, bảo vệ 1 tỷ người khỏi  bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em

- 149 tên lửa MX cung cấp đủ ca- lo cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng; 27 tên lửa MX đủ trả tiền nông cụ cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong 4 năm

- Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ tiền xoá mù chữ cho toàn thế giới  

Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là gì?A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.Câu 2: Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí...
Đọc tiếp

Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là gì?

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2: Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào?

A. Chứng minh. C. Bình luận

B. Giải thích D. Phân tích.

Câu 3: Trong bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh" tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống những ai?

A. Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới.

B. Các danh nho Việt Nam thời xưa.

C. Các danh nho Trung Quốc thời xưa.

D. Các vị lãnh tụ nhà nước ta đương thời.

Câu 4: Vì sao văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" của Mác-ket được coi là một văn bản nhật dụng?

A. Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ trăn trở về đời sống của tác giả.

B. Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.

C. Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời.

D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.

Câu 5: Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" của Mác-ket?

A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất.

B. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó.

C. Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang.

D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.

Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em"?

A. Là một văn bản biểu cảm.

B. Là một văn bản tự sự.

C. Là một văn bản thuyết minh.

D. Là một văn bản nhật dụng.

Câu 7: Những vấn đề nêu ra trong văn bản tuyên bố trực tiếp liên quan đến bối cảnh thế giới vào thời điểm nào?

A. Những năm cuối thế kỉ XIX.

B. Những năm đầu thế kỉ XX.

C. Những năm giửa thế kỉ XX.

D. Những năm cuối thế kỉ XX.

Câu 8: Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.

C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.

D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.

Câu 9: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?

A. Vũ Thị Thiết, ngườì con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

B. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật lấy lời ngon ngọt khôn khéo khuyên lơn.

C. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.

Câu 10: Từ "xanh" trong câu "sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ" dùng để chỉ cái gì?

A. Mặt đất. C. Ông trời.

B. Mặt trăng D. Thiên nhiên.

Giúp mình với ,10 câu đó mấy bạn trình bày như vậy cho mình cũng được 

1, .....

0