Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta
- Chính trị:
+Đầu thế kỉ IV, Sanđra Gúp-ta I lên ngôi và thống nhất đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta.
+Lãnh thổ Ấn Độ mở rộng khắp lưu vực sông Hằng.
+Đầu thế kỉ V, phần lớn bán đảo Ấn Độ đã được thống nhất.
- Kinh tế:
+ Có những tiến bộ vượt bậc.
+ Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.
+ Thương nghiệp: Việc buôn bán được đẩy mạnh, Ấn Độ đã có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.
+ Đời sống nhân dân được ổn định và sung túc hơn tất cả các thời kỳ trước đó.
=> Thời kì này được gọi là thời kì hoàng kim của lịch sử Ấn Độ.
Trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Mô-gôn.
- Sự ra đời:
+ Đầu thế kỉ XVI, người Hồi giáo lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn.
+ Ấn Độ đạt thịnh trị dưới thời trị vì của vua A-cơ-ba.
- Chính trị:
+ Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh.
+ Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp.
+ Tiến hành sửa đổi luật pháp.
- Kinh tế:
+ Nhà nước tiến hành: đo lại ruộng đất, đặt mức thuế hợp lý, thống nhất chế độ đo lường,…
+ Nông nghiệp nhiều loài cây lương thực và các loại mới được đưa vào trồng trọt.
+ Thủ công nghiệp truyền thống và các ngành nghệ khác tương đối phát triển.
+ Các thành phố và hải cảng thì hoạt động thương mại là hoạt động kinh tế chính.
- Xã hội:
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo
+ Hạn chế sự bóc lột của quý tộc với người dân.
+ Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
Vương triều hồi giáo Đê-li được thành lập sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ
- Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ. Lập nên vương triều Hồi giáo Đê -li.
Đến đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng.
Chính trị | Kinh tế | Xã hội |
Năm 1206, vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ ra đời. | Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng | Tầng lớp Bà-la-môn được xem là đẳng cấp cao nhất. |
Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất vá phát triển. | Thủ công nghiệp truyền thống phát triển. | Thực quyền trong xã hội thuộc về người Hồi giáo. |
Thế kỉ XVI, vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ. | Giao thương phát triển. Thương nhân Ấn độ bán vải vóc, đồ trang sức và gia vị đổi lấy hàng hóa, ngựa chiến từ Trung Á, Tây Á. | Người dân không theo Hồi giáo bị phân biệt biệt đối xử |
Nhiều cuộc đấu tranh lớn làm suy yếu vương triều Đê-li. |
Nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời kì Gúp-ta:
Chính trị | Kinh tế | Xã hội |
- Năm 320, Ấn Độ thống nhất, vương triều Gúp-ta thành lập. - Đầu thế kỉ VI, người Hung Nô tràn vào xâm lược Bắc Ấn. - Năm 535: Vương triều Gúp-ta kết thúc. | - Phần lớn người dân sống ở nông thôn và làm nghề nông. - Thương mại phát triển ở thành thị, các đồng tiền vàng, bạc được lưu hành rộng rãi. - Nghề luyện kim, luyện sắt, làm trang sức đạt đến đỉnh cao. | Chế độ đẳng cấp: thể hiện rõ vị trí xã hội và nghề nghiệp mỗi người. |
- Qua sự miêu tả của nhà sư Pháp Hiến trong tư liệu 8.5 ta có thể thấy xã hội Ấn Độ:
+ Người dân sống hạnh phúc
+ Ai canh tác trên đất của hoàng gia mới phải trả một khoản thuế.
+ Đất nước bình yên, không có “chặt đầu hoặc trừng phạt thể xác”.
+ Các quân lính và nhà hầu của nhà vua đều được trả công.
+ Người dân không giết sinh vật sống, không uống rượu say.
Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có những biểu hiện dưới đây:
- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).
- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.
a/ Tình hình kinh tế thời Lý
- Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu.
- Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.
- Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển.
b/ Tình hình xã hội
- Xã hội gồm 2 bộ phận:
+ Bộ phận thống trị gồm: quý tộc (vua, quan), địa chủ… có nhiều đặc quyền.
+ Bộ phận bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất, nô tì có địa vị thấp kém nhất.
- Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê.
a/ So sánh
Lĩnh vực | Nội dung |
Chính trị | - Tổ chức chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương: + Ở trung ương: vua đứng đầu đất nước, dưới vua có quan đại thần giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. + Ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ,phủ, châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã. - Nhà nước ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042). - Quân đội: + Chia thành 2 bộ phận là: cấm quân và quân địa phương. + Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”. - Về đối nội: củng cố khối đoàn kết dân tộc nhưng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt. - Về đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa. |
Kinh tế | - Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu. - Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân. - Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển. |
Xã hội | - Xã hội gồm 2 bộ phận: + Bộ phận thống trị gồm: quý tộc (vua, quan), địa chủ… + Bộ phận bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì. - Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê. |
Văn hóa | - Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo được mở rộng, Phật giáo phát triển. - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. - Nghệ thuật: + Các loại hình nghệ thuật dân gian rất phát triển. + Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, điêu khắc đạt đến độ tinh tế, điêu luyện… |
Giáo dục | - Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long. - Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại. - Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. |
b/ Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý có sự kế thừa từ bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê nhưng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.
- Sự ra đời: Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).
- Chính trị:
+ Nhà vua có quyền lực cao nhất.
+ Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính đứng đầu bởi các tướng lĩnh Hồi giáo. Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.
+ Nhà vua Hồi giáo còn tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.
- Xã hội:
+ Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã làm bùng nổ những bất bình trong nhân dân.
+ Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.