Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lặng Lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long là một cây bút truyện ngắn nhưng vẻ đẹp nghệ thuật không nằm ở những phát hiện sắc sảo – táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách dó của Nguyễn Thành Long. Truyện ra đời sau một chuyến đi thực tế kiểm nghiệm. Nguyễn Thành Long đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.
“Lặng lẽ Sa Pa” khi mới đọc cái tên ta có cảm giác Nguyễn Thành Long đang viết về một nơi yên ắng, lạnh giá, hiu hắt hoặc nghĩ về một vùng đất nghỉ ngơi tham quan du lịch Sapa nhiều hơn. Nhưng điều kì diệu và bất ngờ là trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang lên những nhịp sống sôi động trong sáng, tuổi trẻ, vẫn lung linh những sắc màu và lan tỏa ấm áp lòng người. Nơi ấy đang bừng dậy sức sống của những con người, những tấm lòng đang sống, cống hiến làm việc âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước. Đó là những con người sống đẹp, có ích cho đời, có lý tưởng ước mơ, niềm tin yêu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trình độ, khoa học mà nhân vật anh thanh niên là hiện thân vẻ đẹp đó.
Nhân vật anh thanh niên, ở tuổi đời hai mươi bảy vừa rời phồn hoa, đô thị đông đúc, anh lên công tác ở đỉnh núi Yên Sơn (Sapa) ở độ cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm mây mù tuyết phủ, suốt ngày làm bạn với núi đá rừng cây. Cái yên ắng, yên lặng tĩnh mịch đến ghê sợ để khiến cho người ta thoái thác nhiệm vụ rời bỏ vị trí nhưng theo tiếng gọi nghề nghiệp và tình yêu cuộc sống, công việc, anh đã tự nguyện gắn bó mình với nghề nghiệp khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc là như vậy nhưng điều kiện làm việc là ngoài trời, kỹ thuật máy móc lại thiếu thốn đơn giản, thô sơ. Cả ngày nắng cũng như ngày mưa hay lúc giá rét lạnh buốt xương, anh vẫn phải lên “ốp” đúng giờ, ghi chép đầy đủ chính xác để bảo vệ cơ quan cấp bộ.
Thế nhưng tất cả những sự vất vả, khó nhọc, thiếu thốn với anh nào có kể gì, thấm tháp gì đâu so với sự lạnh lẽo buồn cô đơn đến “thèm người”. Ở chốn rừng sâu hoang vu vắng lặng, anh chỉ biết làm bạn với chim kêu vượn hót. Xuất phát từ lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm tự giác, ý thức được nhiệm vụ của tuổi trẻ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ở anh còn có một tấm lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, nghiên cứu, sáng tạo và luôn tìm thấy niềm vui từ công việc. Anh từng tâm sự: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.
Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên lại còn có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu nơi mình gắn bó, làm việc bằng cách tự tạo ra niềm vui từ công việc hiện thực – đẩy lùi buồn tẻ cô đơn như đọc sáng – nghiên cứu – trồng rau – trồng hoa, nuôi gà, cải thiện cuộc sống. “Thèm người” anh thanh niên tìm cách gặp người, gặp bạn để trao đổi, trò chuyện thân mật và cởi mở, luôn quan tâm chu đáo đến người khác. Anh tự tạo ra một cuộc sống ngăn nắp, khoa học, một thói quen chủ động trong mọi tình huống và công việc. Trong giao tiếp ở anh thanh niên toát lên một phong cách, một vẻ đẹp trong phong cách lời ăn tiếng nói khiêm tốn, vui vẻ, chân tình, lịch sự luôn biết sống vì mọi người.
Có thể nói ở anh thanh niên mang một vẻ đẹp trong sáng của người thanh niên thời đại mang trong mình những hiểu biết về tri thức, sống tận tụy, yêu nghề, yêu đời, hiểu được việc làm và chỗ đứng của mình từ đó mà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở anh còn toả sáng và sưởi ấm cho bao tâm hồn khác dẫu chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi cho những người đến Sa Pa.
Qua lời kể của anh thanh niên, ông kỹ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào và ông kĩ sư nghiên cứu bản đồ chống sét đều là những người sống lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa mà lao động cần mẫn, say mê, quên mình vì mục đích chung của mọi người. Họ đang làm nên cái “lặng lẽ” mà ngân vang sôi động ở Sa Pa.
Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ, tình cảm nảy sinh tốt đẹp trong cuộc gặp gỡ đặc biệt là trong 30 phút ngắn ngủi giữa ông họa sĩ và cô kỹ sư đã để lại trong tình cảm những con người đối với Sa Pa là một kỉ niệm tốt đẹp. Bác là người am hiểu anh thanh niên hơn ai về cuộc sống, sinh hoạt của anh và chính bác đã tạo ra cho anh thanh niên những niềm vui về tinh thần, đẩy lùi sự cô đơn, buồn vắng. Ông họa sĩ là nhân vật hóa thân của nhà văn, người xem đây là một chuyến đi may mắn trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Còn đối với cô kĩ sư trẻ, cô đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong chuyến đi đầu đời giúp cô nhận thức về tình yêu nghề nghiệp cuộc sống vững tin hơn trong sự lựa chọn của mình. Người ta gọi đây là những tâm hồn đồng điệu đến với Sa Pa.
Truyện có một tuyến nhân vật, không có biến cố xung đột kịch tính. Các nhân vật đều dưới những cái tên chung, có cuộc sống và công việc khác nhau khiến mọi người sa vào đó đều có bóng dáng công việc của mình. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giàu chất thơ mượt mà như ý nghĩa nhan đề của chính câu chuyện. Truyện ngắn như một bức tranh lung linh kì ảo đằm thắm, ấm áp tình người sâu lắng trong từng bức tranh thiên nhiên.
“Lặng lẽ Sa Pa” viết về con người bình thường, nhịp sống bình thường. Nhưng phía sau nhịp sống bình thường ấy là những âm vang âm sắc cuộc đời. Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói nhỏ nhẹ để ngợi ca cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ những vẻ đẹp của con người, có năng lực trình độ, nhiệt thành và hăng say cách mạng trên mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội.
tk :
học sinh cần tránh những việc làm xấu, tham gia các học động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư như:
- Trồng cây xanh làm tăng vẻ đẹp khu phố, làng, xóm
- Làm vệ sinh làng, xóm, khu phố
- Giữ gìn an ninh trật tự
- Tránh xa tệ nạn xã hội
- Đấu tranh vì những hệ tư tưỡng mê tín dị đoan
- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:
- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ
+ Rừng cọ trập trùng
- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)
+ Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.
- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ
+ Căn nhà núp dưới lá cọ
+ Trường học khuất trong rừng cọ
+ Đi trong rừng cọ
- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ
- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ
Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi
b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi
c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.
Con trâu là một con vật rất có ích, chúng là người bạn của nhà nông, là trợ thủ đắc lực cho những người nông dân. Em rất thích loài vật này và cũng rất thích nhìn ngắm những con trâu đang giúp nông dân cày cấy. Hôm nay trên đường đi học về em đã thấy bác Năm đang cày ruộng, bên cạnh là chú trâu to lớn, đen bóng. Con trâu nhà bác Năm hôm nay đã được ăn no bụng để đi cày, bụng nó căng khiến cho thân hình nó đẫy đã, chắc khỏe và bóng mẫy. Đôi chân trước và đôi chân sau to chắc khoẻ, bắp chân nổi cuồn cuộn cơ bắp, mỗi bước nó đi là đất ruộng lún sâu xuống. Đất ruộng cứng và khô như thế nhưng vẫn không gây khó khăn gì cho con trâu. Mỗi bước đi của trâu giúp lưỡi cày cắm sâu xuống đất xới tung đất lên. Nó đi rất thẳng hàng mà chẳng cần bác Năm phải đánh chỉ lối, con trâu cũng rất chăm chỉ, khi cày nó không tự ý đứng lại mà chỉ khi bác Năm dừng lại và hô tiếng “họ!” thì con trâu mới dừng lại. Cứ thế con trâu đã cày xong cả một mảnh ruộng to, xong việc lại lững thững đi về ăn cỏ. Con trâu quả thực là người bạn của nhà nông, không chỉ hiền lành chăm chỉ mà còn giúp người nông dân cày bừa, kéo hàng.
Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như hội. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy phành phạch bấm còi inh ỏi. Vài chỗ lại ùn người lại. Một chiếc xe ca đi đón khách. Người phụ nữ đứng bên cửa, đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường. Dòng người qua lại dạt về hai phía. Một thanh niên đl xe đạp. Sau xe đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “bình” một tiếng. Một cậu học sinh lách vội va phải bánh sau, cả cái xe lật nhào. “Xoảng...xoảng”. Két bia rơi xuống mặt đường. Nước bia trào ra tung toé. Mảnh trai sắc vương vãi mặt đường. Hai người va xe kéo co nhau một hồi rồi cùng nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vẫn đi, vẫn chen nhau. Chẳng ai để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm vào các mảnh vỡ. - Ôi dào, để thế mà đi được! - Một bà cụ bán nước ở vỉa hè thốt lên như vậy.Cụ đăm đắm nhìn đám mảnh trai trên lòng đường, vẻ ái ngại. Người vẫn đi xe vẫn chạy. Chỉ có điều, tới gần nơi ấy, ai cũng vội né sang bên. Nhưng chẳng thấy ai dừng lại. Rồi một lúc sau, em thấy bà cụ quay vào trong nhà. Tay cụ cầm cái chổi, tay kia cụ xách cái mủng con. Lưng cụ đã còng. Cụ lọm khọm đi xuống lòng đường và từ từ đi đến chỗ mảnh chai vương vãi ấy. Cụ ngồi xuống lấy chổi quét gom lại. Một số người đi qua nhìn dửng dưng. Bên đường kia có tiếng la: - Thằng Nhẫn đâu, ra giúp bà một tay đi con! Lỡ xe đụng vào bà. Một cậu bé ở trần, mặc quần đùi chừng mười tuổi chạy ra. Cậu ấy đỡ bà cụ đứng lên, dìu bà vào vỉa hè. Đoạn, cậu quay trở lại, bê cái thúng chạy xuống cuối phó, đổ mảnh chai vào thùng rác công cộng. Tất cả những chuyện ấy, em đứng trong thềm nhà được thấy từ đầu đến cuối. Bỗng một câu hỏi tự nhiên hiện lên trong óc em: - Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?