Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao .
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Thua keo này ta bày keo khác.
- Thất bại là mẹ thành công.
Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Người con trải lòng cầu nguyện trời cao luôn cho cha mẹ sức khỏe để sống lâu dài với con. Câu ca dao thể hiện sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ của mình.
2.
Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
Câu ca dao thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái, cha mẹ luôn xả thân mình hình sinh để bảo vệ con cái dù con cái có ra sao đi nữa.
3.
Lễ Vu Lanbâng khuâng nhớ cha, ơn dưỡng dục
Mùa báo hiếu ngậm ngùi thương mẹ, đức cù lao.
Câu ca dao có nhắc về “lễ vu lan” tức là lễ báo hiếu cho cha mẹ vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Chữ cù lao là nói lên công ơn sinh thành của cha mẹ, mang nặng 9 tháng đẻ đau sau đó còn nuôi nấng con nên người.
4.
Dù đi khắp bốn phương trời
Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.
Câu ca dao có nghĩa là chẳng ai tốt bằng cha mẹ cả, cho dù có những lúc giận mắng la con cái nhưng vẫn luôn yêu thương bảo vệ con trong mọi hoàn cảnh.
5.
Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ Ý muốn nói cho dù sau này có trưởng thành “đủ lông đủ cánh” rồi thì vẫn là con của mẹ, muốn nhắn nhủ đừng quên công ơn sinh thành của mẹ.
6.
Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ
Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.
Hai câu ca dao thể hiện rõ sự yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái. Dù cho gian khổ đến đâu thì vẫn lo cho con nên người.
7.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
2 câu thơ trên có ngụ ý là muốn chúng ta kính trọng cha mẹ, làm tròn chữ hiếu, trọn đạo làm con. Đừng bao giờ làm cha mẹ phải buồn lòng vì mình.
8.
Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con
Mẹ làm lụng vất vả thức khuya dậy sớm để nuôi con nên người, cha luôn bảo vệ con những lúc khó khăn nhất. Do vậy 2 câu thơ muốn nhắc nhở chúng ta không bao giờ được quên công ơn sinh thành của cha mẹ.
9.
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không
Hai câu thơ cho ta thấy một thông điệp tuy nhẹ nhàng nhưng thấm thía, ai trong chúng ta khi nghe câu này đều cảm thấy thương cha mẹ vô cùng. Những ai còn mẹ, những ai còn cha, những ai còn cả cha lẫn mẹ xin hãy trân trọng những gì mình đang có, xin đừng làm đau lòng các đấng sinh thành dù chỉ là một điều gì đó rất nhỏ.
10.
Tử hiếu song thân lạc
Gia hoà vạn sự thành
2 câu thơ ý muốn nói: con cái mà hiếu thảo thì cha mẹ vui và nhà hòa thuận trên dưới làm gì cũng thành công.
11.
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.
Câu ca dao có hàm ý là cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta kiến thức. Để thành danh trên cuộc đời, chúng ta không thể nào quên đi sự dạy bảo ân cần của người thầy. Và đến khi trưởng thành thì không bao giờ được quên ơn nghĩa của cha mẹ
12.
Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay Mẹ rụng con thời mồ côi.
2 câu thơ trên ý muốn nhắn nhủ chúng ta luôn phải quan tâm chăm sóc đến mẹ của mình, để rồi đến một ngày mẹ không còn nữa thì chúng ta có ân hận cũng không còn ý nghĩa gì nữa.
13.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đây là câu ca dao rất nổi tiếng nói về tình cha mẹ. Nó thể hiện ngụ ý công ơn dưỡng dục sinh thành nuôi ta lớn khôn của cha mẹ rất đẹp đẽ và cao cả, qua đó nhắn nhủ chúng ta phải luôn hiếu thảo và biết ơn cha mẹ.
14.
Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể,
Con nuôi mẹ con kể từng ngày.
Mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ.
4 câu thơ trên muốn nhắn nhủ những người hiện tại đang nuôi dưỡng lại cha mẹ khi tuổi già lại khó khăn với cha mẹ của chính mình, quên đi công ơn nuôi dưỡng từ nhỏ của cha mẹ từ nhỏ đến khi trưởng thành.
15.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
tk mình nhé !
Bạn lên google ấn bài"hiếu"
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồng chảy ra
A) Vì sao nhiều loài chim và muông thú muốn tụ tập ở chỗ cây tụ?
Đáp án : Vì cây có bóng mát rộng ( bóng cây mát mẻ , cành lá xum xuê )
B) Vì sao cây cổ thụ muốn đi đến khắp nơi?
Đáp án : vì cây cổ thụ muốn biết nhiều nơi và nhiều chuyện thú vị
Ca dao tục ngữ hay về giao tiếp, lời nói
1.
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên
Đây là 2 câu ca dao nói về tầm quan trọng của lời nói khi giao tiếp của người con gái, đầu tiên quan trọng nhất là tóc đuôi gà và thứ hai là ăn nói.
2.
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe
Ca dao còn nhắc nhở, khuyên nhau khi nói phải lựa lời, chọn lời, cân nhắc ý tứ. Lời nói luôn có sẵn, đối với từng trường hợp cụ thể mà chúng ta dành những “lời hay ý đẹp” cho nhau. Có niềm vui nào hơn khi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được nghe những lời nói đẹp, những lời nói hay, sâu sắc, để cho con người sống thương nhau hơn, gần gũi nhau hơn
3.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Câu ca dao nói về thái độ, lời nói của mỗi chúng ta khi giao tiếp: cần phải nhẹ nhàng, nói những lời lẽ đúng mức, lịch sự, để không gây khó chịu cho đối phương.
4.
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng
Câu tục ngữ có mối tương quan giữa đất trồng cây và cây trồng trong việc trồng trọt là đất tốt,cây sẽ tốt, đất rắn cây khẳng khiu. Từ thực tế đó, câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng trong sinh hoạt xã hội lời ăn tiếng nói là sự thể hiện phong cách sống của mỗi người.
5.
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu
Câu ca dao trên người xưa muốn nhắn nhủ với người đời về hình thức và nội dung của một con người hoàn hảo, đó là: người càng đẹp, càng lịch sự, càng tế nhị thì phải biết mềm dẽo, lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, làm ngược lại thì dẫu đẹp đến dâu cũng dễ thất bại trong giao tiếp và quan hệ xã hội.
6.
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng,là chân thật ,là có đạo lý,là đảm bảo có văn hóa.Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình.
7.
Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê
Ý nghĩa của câu nói trên là: Nói ít, hứa hẹn ít mà chăm chỉ làm sẽ được mọi người yêu quý; còn nói nhiều, hứa hẹn nhiều mà lại làm ít thì chỉ là kẻ ba hoa, lười biếng, luôn bị dư luận cười chê.
8.
Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo
Người khôn theo nghĩa lớn là để giúp đời, theo nghĩa nhỏ thì chí ít phải có ý tưởng minh bạch về bất kể việc gì đó. Nhưng cách khôn của người Việt không vậy! Mục đích của cái khôn không phải thể trình ra quan niệm hay trí tuệ, mà là: để sống ưu thế hơn.
9.
Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm
Câu này chuẩn nghĩa là rươu nhạt uống lắm cũng vẫn say. Người du có khôn nói lắm thì vẫn mắc lỗi như thường, chớ có nói lắm..năng nói là năng lỗi
10.
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
Đúng vậy, nói nhau làm chi nặng lời bởi trong tình huống nào cũng rất cần chữ“nhẫn”
11.
Ăn có nhai, nói có nghĩ.
Phê phán điều đầu tiên phải xuất phát từ cái tâm, nhưng chỉ cái tâm thì không đủ, cần phải có kiến thức về loại hình mà mình muốn phê phán, còn cái kiểu phê phán nói lấy được, hoặc nói cho sướng miệng, thì quả thật... không còn gì để nói.
12.
Một câu nhịn bằng chín câu lành
Trong mọi sự mâu thuẫn, xích mích với người khác, biết nhịn nhục là điều tốt nhất, vì nó sẽ mang đến mọi sự an ổn thay vì là hiềm khích, tranh chấp.
13.
Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều,
Người khôn, nói một vài điều cũng khôn.
Người xưa quan niệm, nói nhiều chưa chắc là người có hiểu biết mà đôi khi làdo “thùng rỗng kêu to”
14.
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người qua câu ca dao trên.
15.
Sảy chân, gượng lại còn vừa,
Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.
Câu ca dao muốn nói chúng ta nên cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, một khi vạ miệng thì rút lại không được nữa
16.
Chim ngu ăn mận ăn me
Người ngu ăn nói chua lè mắm tôm
Câu thơ ý muốn châm biếm những người ăn nói không lịch sự, tế nhị
17.
Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề
Hai câu ca dao với ý nghĩa là hoa thơm thì được nhiều người yêu thích, giống với hình ảnh con người nói năng dịu dàng, lịch sự sẽ được nhìu người yêu mến.
18.
Lời nói, gói vàng
19.
Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.
20.
Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
Câu này khuyên răn chúng ta không nên nói dối, vì khi bị lộ sẽ hối hận.! tk mk nha
5 câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc , đi đứng , nói năng.
- Ăn chậm, nhai kỹ, no lâu
Ăn nhanh, chóng đói, lại đau dạ dày - Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên - Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Muốn cho ngũ tạng được yên
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau - Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng, khóc ngồi bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
Bạn ơi trang Online math là để học Toán chứ không phải để học Tiếng Việt nhé ......
ăn mặc : Ăn lấy chắc , mặc lấy bền
đi đứng : Đi đâu mà vội mà vàng , mà vấp phải đá ,mà quàng phải dây
nói năng : Lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .( học tốt )
kiểu vậy à bạn
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Ăn cây nào rào cây nấy.
Ăn cháo đá bát.
Ăn chắc mặc bền.
Ăn cho sạch bạch cho nông.
- Có chí thì nên
- Hữu chí cánh thành.( nghĩa như câu trên )
- Có chí làm quan, có có gan làm giàu.
- Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
- Mưu cao chẳng bằng chí dày.
- Thua keo này bày keo khác.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
- Ai đội đá mà sống ở đời.
- Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước.
- Có cứng mới đứng được đầu gió.
- Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.
- Mảng lo khó, bó không chặt.
- Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch.
- Kiến tha lâu đầy tổ.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
CA DAO:
- Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
- Dẫu rằng chí thiễn tài hèn
Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
- Hãy cho bền chí câu cua,
Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.
- Người đời ai khỏi gian nan
Gian nan có thuở thanh nhàn có khi.
- Có bột mới gột nên hồ
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai.
- Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
- Non cao cũng có đường trèo
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.
- Non cao cũng có đường trèo
Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên.
- Có chí thì nên
- Hữu chí cánh thành.( nghĩa như câu trên )
- Có chí làm quan, có có gan làm giàu.
- Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
- Mưu cao chẳng bằng chí dày.
- Thua keo này bày keo khác.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
- Ai đội đá mà sống ở đời.
- Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước.
- Có cứng mới đứng được đầu gió.
- Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.
- Mảng lo khó, bó không chặt.
- Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch.
- Kiến tha lâu đầy tổ.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.